phone

Tế bào Lympho T: Đặc điểm và những điều cần biết

Tế bào Lympho T: Đặc điểm và những điều cần biết

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Giáo sư Hiroyuki Abe Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tokyo Cancer Clinic

Cơ thể chúng ta rất diệu kỳ vì luôn có sẵn cơ chế phòng vệ mang tên hệ miễn dịch trước sự xâm hại của các tác nhân nguy hiểm. Hàng rào bảo vệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn và cả tế bào ung thư. Trong đó, tế bào lympho T mang tính đặc hiệu phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân lạ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tế bào lympho T bao gồm đặc điểm và những điều cần biết.

Nội dung bài viết


1. Tế bào Lympho T là gì?

Tế bào lympho T (tế bào T) là một loại tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng có nguồn gốc trong tế bào tạo máu của tủy xương và đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh cũng như tế bào đột biến. Quá trình biệt hoá để trưởng thành của tế bào T phụ thuộc vào tuyến ức, một cơ quan ở gần tim.

tế bào T là gìTế bào T tham gia vào quá trình cân bằng miễn dịch trong cơ thể

Tế bào lympho T không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý, mà còn tham gia vào quá trình điều chỉnh cân bằng miễn dịch, giúp ngăn chặn sự tự tấn công của hệ thống miễn dịch đối với tế bào và mô của chính cơ thể. Sự hiểu biết về tế bào lympho T ngày nay ngày càng mở rộng đã mang lại nhiều cơ hội mới để chúng ta phát triển các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lý.

2. Các loại tế bào T

Tế bào T bảo vệ bạn bằng cách tiêu diệt mầm bệnh có hại và gửi tín hiệu giúp kiểm soát phản ứng của hệ thống miễn dịch trước các mối đe dọa. Tế bào T sinh ra từ sự biệt hoá của tế bào gan hay tế bào tuỷ xương từ tuyến ức. Dựa vào chức năng, chúng được chia thành 2 nhóm chính:

  • Tế bào T gây độc tế bào (Cytotoxic T cells): Tế bào này có khả năng nhận biết và tiêu diệt các tác nhân bất thường như virus, vi khuẩn hay khối u. Đây còn có thể gọi là tế bào CD8+ vì chúng chứa thụ thể CD8 trên màng của tế bào T.
  • Tế bào T trợ giúp (Helper T cells): Tế bào này không trực tiếp tiêu diệt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích các tế bào khác của hệ thống miễn dịch như tế bào lympho B, gửi tín hiệu để các tế bào phối hợp dẫn đến sự tăng cường khả năng phản ứng miễn dịch của cơ thể. Người ta còn gọi tế bào trợ giúp là CD4+ vì cũng chứa CD4 trên màng. 

3. Chức năng của tế bào T

tế bào lympho tTế bào T có vai trò tiêu diệt tế bào bất thường trong cơ thể

Tế bào T chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống miễn dịch, chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc phát hiện và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh hoặc bất thường.

3.1. Điều hoà và kiểm soát hệ thống miễn dịch

Tế bào T tham gia vào việc duy trì cân bằng của hệ thống miễn dịch. Chúng giúp ngăn chặn sự tự tấn công của hệ thống miễn dịch đối với tế bào và mô của chính cơ thể, giữ cho quá trình miễn dịch diễn ra một cách hiệu quả và không gây tổn thương không mong muốn. Nếu cơ thể gặp phải những kháng nguyên quá mạnh, tế bào T sẽ tự kiềm hãm những tế bào đó, tránh sinh ra bệnh tự miễn.

3.2. Phát hiện và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh

Tế bào T có khả năng nhận biết và tiêu diệt tế bào nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm, và các tế bào ung thư. Chúng tấn công và giết chết các tế bào này, ngăn chặn sự lan truyền của bệnh lý trong cơ thể.

3.3. Ghi nhớ và tăng cường miễn dịch

Tế bào T lưu giữ ký ức về các mầm bệnh đã từng xâm nhập vào cơ thể. Điều này giúp hệ thống miễn dịch phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn khi mầm bệnh xuất hiện lần thứ hai, tạo ra sự miễn dịch học thuật và cải thiện khả năng phòng ngừa.

4. Tế bào T ở đâu trong cơ thể người?

tế bào lympho T tìm thấy ở tủy xươngTế bào T có thể tìm thấy nhiều trong tuỷ xương

Tế bào T tồn tại ở những vị trí khác nhau và trong từng thời điểm khác nhau của cơ thể. Theo chứng minh khoa học, tế bào T sinh ra ở tế bào tủy xương sau đó biệt hoá và trưởng thành trong tuyến ức, cuối cùng chúng di chuyển đến các mô bạch huyết hay máu. 

Tế bào tủy xương nơi sinh ra tế bào máu, trong đó có tế bào lympho T, chúng xuất phát từ các mô xốp bên trong xương. Các tế bào T di chuyển đến một cơ quan gọi là tuyến ức để trưởng thành. Ở giai đoạn này, các tế bào T chưa trưởng thành được gọi là tế bào tuyến ức. Khi vào bên trong, các tế bào T sẽ trải qua quá trình kiểm tra để đảm bảo chúng có thể liên kết chính xác và không tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể bạn. 

Chỉ những tế bào T vượt qua các kiểm tra này mới đi vào cơ thể bạn. Các tế bào T trưởng thành hoàn toàn sẽ di chuyển đến các mô và cơ quan trong hệ thống bạch huyết của bạn như lá lách, amidan và các hạch bạch huyết. Chúng cũng có thể lưu thông trong máu của bạn và chờ đợi cho đến khi có sự xâm nhập của tác nhân lạ sẽ tiến hành bảo vệ bạn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tế bào nk là gì? Chỉ số nk bình thường là bao nhiêu

5. Khi nào bạn cần xét nghiệm tế bào T?

Xét nghiệm tế bào TXét nghiệm tế bào T là thủ thuật lấy máu phân tích

Xét nghiệm tế bào T thường được thực hiện trong nhiều tình huống khác nhau để đánh giá trạng thái sức khỏe của hệ thống miễn dịch và chẩn đoán các bệnh lý cụ thể. Một số trường hợp cần xét nghiệm tế bào T:

  • Nghi ngờ bệnh lý liên quan miễn dịch: Khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch như HIV, bệnh lupus, bệnh tự miễn dịch hay bệnh lý nhiễm trùng nặng. Xét nghiệm tế bào T có thể cung cấp thông tin về khả năng của hệ thống miễn dịch để đối phó với các tác nhân bệnh lý.
  • Khi cơ thể mắc bệnh khó hồi phục, nhiễm trùng thường xuyên, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng,...
  • Theo dõi tiến triển bệnh ung thư
  • Đánh giá khả năng miễn dịch sau khi tiêm phòng

Những “chiến binh” lympho T chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm tế bào T trở nên quan trọng trong nhiều trường hợp lâm sàng, từ chẩn đoán bệnh đến theo dõi sự phản ứng của hệ thống miễn dịch trước các tác nhân gây bệnh. Các nghiên cứu và hiểu biết ngày càng sâu sắc về tế bào lympho T đã mở ra triển vọng mới trong phát triển các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lý.

Trên đây là những thông tin mà Mirai Care muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quyên theo dõi Mirai Care để cập nhật tin tức về y học tái tạo, y tế dự phòng và các chuyên mục bệnh học nhé.