phone

Suy giảm miễn dịch là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Suy giảm miễn dịch là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Giáo sư Hiroyuki Abe Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tokyo Cancer Clinic

Suy giảm miễn dịch là tính trạng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tạo điều kiện cho sự tấn công của tác nhân bên ngoài. Khi cơ thể mắc bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sẽ rất dễ bị bệnh với mức độ nặng hơn người bình thường, thậm chí có thể tử vong. Chính vì vậy, việc hiểu suy giảm miễn dịch là gì, cách nhận biết suy giảm miễn dịch và điều trị rối loạn miễn dịch như thế nào rất quan trọng.

Nội dung bài viết


1. Suy giảm hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là hệ thống bao gồm bạch cầu, lympo, hạch, tủy xương và lá lách. Chúng giống như các “tấm khiến”, cùng chung nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Suy giảm hệ miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch bị tổn thương bởi các tác nhân như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,... giống như lớp phòng ngự bị hở, suy yếu, khiến cho cơ thể suy giảm khả năng chống chọi với bệnh tật.

Ở người trưởng thành, hệ miễn dịch hoạt động theo cơ chế “ghi nhớ”. Khi có kháng nguyên xâm nhập, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể phù hợp để tiêu diệt chúng. 

Tức là, nếu bạn đã bị mắc một căn bệnh cảm cúm, lây truyền,... nào đó và đã khỏi, cơ thể sẽ tạo ra một loại kháng thể để bảo vệ bản khỏi sự mắc bệnh lần tiếp theo. Đây được gọi là “miễn dịch chủ động”.

Đối với trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ xuất phát từ kháng thể của dòng sữa mẹ. Chính vì vậy, sau khi cai sữa, đề kháng của trẻ sẽ suy giảm rất nhanh, khiến bé dễ mắc bệnh hơn. Đây cũng là lúc để ba mẹ tăng cường kháng thể cho bé và tiêm phòng vacxin. 
Suy giảm hệ miễn dịch nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng, làm suy giảm hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

suy giảm miễn dịch là gìSuy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương

2. Các loại suy giảm hệ miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch được chia thành 5 loại đó là: 

2.1 Suy giảm miễn dịch tiên phát

Suy giảm miễn dịch tiên phát ít gặp hơn nhiều so với các loại suy giảm miễn dịch khác, do khiếm khuyết trong gen di truyền gây ra. Chính vì vậy, bạn không cần lo lắng liệu suy giảm miễn dịch tiên phát có lây truyền được không, bởi nguyên nhân gây bệnh không phải virus. 

Suy giảm miễn dịch tiên phát là tình trạng các tế bào và protein trong hệ miễn dịch hoạt động không bình thường. Bệnh thường được phát hiện ở độ tuổi ấu thơ nhưng cũng có thể được chẩn đoán khi trưởng thành.

>>> Mời bạn đọc tìm hiểu về tế bào miễn dịch và vai trò của tế bào miễn dịch

2.2 Suy giảm miễn dịch thứ phát

Suy giảm miễn dịch thứ phát được hình thành trong quá trình cơ thể lớn lên và phát triển. Nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm miễn dịch thứ phát có thể là: 

  • Bệnh mãn tính (tiểu đường, suy thận,...) khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Quá trình điều trị bệnh (xạ trị với ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,...)
  • Nhiễm HIV/ AIDS khiến tế bào kháng thể giảm dần theo thời gian, dần dần, sức khỏe người bệnh sẽ suy kiệt dẫn đến tử vong.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thường xuyên phái chịu stress, căng thẳng,... 

suy giảm miễn dịch thứ phátSuy giảm miễn dịch thứ phát bắt đầu trong quá trình cơ thể lớn lên 

2.3 Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID)

Suy giảm miễn dịch đa dạng thông thường CVID là dạng rối loạn suy giảm miễn dịch liên quan đến những khiếm khuyết trong các phân tử của hệ miễn dịch cơ thể. Bệnh thường xảy ra với những người ở độ tuổi từ 20 đến 40. Các dấu hiệu của bệnh đó là: nhiễm trùng xoang phổi dẫn đến ho, khó thở, tiết nhầy, sốt, ớn lạnh, chèn ép xoang,...

2.4 Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID)

Suy giảm miễn dịch SCID là dạng suy giảm miễn dịch tiên phát do đột biến gen như: gen lặn tự nhiễm,  receptor type, protein tyrosine phosphatase,... dẫn đến thiết hụt sự kết hợp giữa miễn dịch dịch thể và tế bào. 

Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tháng tuổi mắc SCID, bệnh nhi biểu hiện bởi hội chứng hội chứng Omenn (viêm da, tróc vảy, rụng tóc, tiêu chảy,...). Cho đến 6 tuổi, bệnh nhi có thể nhiễm virus liên tục, candida toàn thân, viêm phổi do Pneumocystis jiroveci và tiêu chảy làm chậm phát triển. 
Hầu hết bệnh nhân bị SCID sẽ tử vong từ thời thơ ấu nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

các loại suy giảm miễn dịchSuy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng dễ khiến bệnh nhân tử vong từ thời thơ ấu

2.5 Bệnh u hạt mãn tính (CGD)

Bệnh u hạt mãn tính là bệnh di truyền hiếm gặp nên rất khó dự đoán. Dấu hiệu của GCD là tái nhiễm các đợt nhiễm khuẩn và virus nặng. Bệnh nhân sẽ được điều trị với kháng sinh tĩnh mạch và dự phòng nhiễm khuẩn suốt đời.

3. Nguyên nhân hệ thống miễn dịch suy giảm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm, trong số đó có 5 nguyên nhân chính đó là:

  • Do di truyền.và rối loạn di truyền 
  • Do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học: thiết dinh dưỡng, chất xơ, hút thuốc lá nhiều, ngủ ít, thường xuyên stress,... có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. 
  • Do lây truyền HIV/ AIDS qua đường máu, tình dục.
  • Do các những bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như; tiểu đường, suy thận,...
  • Do quá trình điều trị bệnh, thường xuyên phải sử dụng thuốc làm nguy hại hệ miễn dịch: xạ trị, hóa trị, dùng corticoid,... 

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân khiến suy giảm miễn dịch

4. Dấu hiệu suy giảm miễn dịch

Cách nhận biết suy giảm miễn dịch sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, nhưng nhìn chung căn bệnh này sẽ có các triệu chứng đó là:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng trong các hoạt động hằng ngày cho dù đã ngủ đủ giờ.
  • Hay mắc căn bệnh thông thường như cảm cúm, đau đầu, đau họng,... đặc biệt, chỉ cần tiếp xúc với người bị bệnh lây truyền là dễ mắc bệnh ngay.
  • Mất nhiều thời gian để chữa lành và hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh.
  • Đau khớp: Đây là dấu hiệu của nhiều rối loạn sức khỏe khác nhau. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đến đề kháng của mình khi thấy bị đau khớp trong thời gian gần đây.
  • Dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress.
  1. Da sạm, môi khô, thần thái nhợt nhạt do hệ miễn dịch kém, khiến độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn.
  • Mắt mờ, dễ mỏi: Theo Viện Nghiên cứu Sức khỏe Anh, khi đề kháng giảm sút, mắt của bạn sẽ dễ bị nhìn mờ và mệt mỏi hơn.
  • Dễ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Đây là triệu chứng rất rõ của suy giảm hệ miễn dịch, bởi lúc khi “lớp phòng ngự” của cơ thể bị yếu đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập khiến cho bạn dễ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng. 

5. Cách điều trị suy giảm hệ miễn dịch

Vậy làm thế nào để điều trị suy giảm hệ miễn dịch? Khi phát hiện bạn có dấu hiệu suy giảm đề kháng, cần tới ngay bác sĩ để được khám xét, chẩn đoán, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất. 
Tuy theo từng loại suy giảm miễn dịch cũng như tình trạng bệnh mà sẽ có liệu pháp điều trị rối loạn miễn dịch khác nhau. Nhìn chung, những phương pháp chữa trị được sử dụng phổ biến ngay nay bao gồm: kháng sinh, kháng virus, liệu pháp immunoglobulin miễn dịch, thuốc kích thích tạo các dòng tế bào máu.

điều trị suy giảm miễn dịchSử dụng thuốc kháng sinh là một trong những cách điều trị suy giảm miễn dịch 

6. Tìm hiểu phương pháp điều trị suy giảm miễn dịch bằng tế bào gốc tại Mirai Care

Liệu pháp tế bào gốc là một phương pháp chữa trị suy giảm miễn dịch tiên tiến ngày nay. Tế bào gốc có khả năng chữa lành các mô bị tổn thương cũng như tái tạo tế bào miễn dịch mới, từ đó điều chỉnh và cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể về trạng thái bình thường. 

Với sứ mệnh giúp người Việt có cơ hội được trải nghiệm công nghệ chữa trị tế bào gốc hiện đại tại đất nước có nền y học tiên tiến như Nhật Bản, Mirai Care hiện là đơn vị kết nối bệnh nhân với hơn 300 cơ sở, phòng khám, đơn vị y tế tốt nhất tại Nhật. 

Ngày nay, không cần tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin, thủ tục, quy trình điều trị suy giảm miễn dịch bằng tế bào gốc ở Nhật, khách hàng chỉ cần liên hệ đến Mirai Care. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, bảo mật thông tin khách hàng tốt, Mirai Care sẽ giúp bạn an tâm trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật. 

Như vậy, suy giảm miễn dịch là căn bệnh khiến sức đề kháng yếu dần, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài tấn công cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng và căn bệnh khác nhau. Nếu suy giảm miễn dịch không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mất khả năng chống chọi bệnh tật mà tử vong. Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy bản thân mình đang có dấu hiệu của căn bệnh này, hãy đến ngay Mirai Care để được tư vấn và hỗ trợ nhé.