phone

Liệu pháp tế bào gốc có thể chữa trầm cảm không?

Liệu pháp tế bào gốc có thể chữa trầm cảm không?

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Trầm cảm là một căn bệnh thầm lặng nhưng lại rất nguy hiểm, có thể dẫn tới hành vi tự sát. Sự ra đời của tế bào gốc đã khiến giới khoa học phải đặt ra câu hỏi liệu tế bào gốc chữa trầm cảm không? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết


1. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm

1.1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ, cảm xúc và hành xử của con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 3-5% (tức 230 – 385 triệu người) trên thế giới mắc chứng trầm cảm rõ rệt. Trong đó, có 75% người bị trầm cảm nhưng thiếu kiến thức và chưa được điều trị kịp thời. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới nhưng xu hướng tự sát ở nam giới lại cao hơn nữ giới.

tế bào gốc chữa trầm cảmTrầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến thứ 2 thế giới

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm như:

  • Tâm trạng chán nản, mệt mỏi, mất năng lượng gần như mỗi ngày.
  • Giảm sự quan tâm và niềm vui đối với tất cả hoạt động, sở thích trước đây.
  • Mất ngủ thường xuyên.
  • Dễ kích động, khó kiểm soát cảm xúc
  • Giảm khả năng tập trung, phản ứng chậm, thao tác chậm hơn bình thường.
  • Có cảm giác tội lỗi, bất lực quá mức, tự cảm thấy bản thân mình kém cỏi.
  • Có ý nghĩ về cái chết và có ý định tự tử.

1.2. Nguyên nhân gây trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm nhưng chúng ta có thể chia thành 3 loại như sau:

  • Trầm cảm nội sinh (hay trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Do di truyền, sự khác biệt về mặt sinh học, hoạt chất trong não, do miễn dịch, môi trường sống, các yếu tố văn hóa - xã hội.
  • Trầm cảm do căng thẳng: Từ các vấn đề trong cuộc sống, những sự kiện bất ngờ, chấn động, căng thẳng kéo dài hay tâm lý bi quan,...
  • Trầm cảm do các bệnh thực tổn như: các bệnh rối loạn thần kinh (tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não,... ) và các bệnh rối loạn nội tiết (chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sảy thai, thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh,.... 

1.3. Trầm cảm nguy hiểm như thế nào

Thống kê số liệu từ WHO cho thấy, năm 2020 trầm cảm là căn bệnh phổ biến thứ 2 thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh này là 2.5% dân số. Nguy hiểm hơn là 50% số người tự sát là do trầm cảm.

liệu pháp tế bào gốc trong bệnh trầm cảmTrầm cảm có thể dẫn tới hành vi tự sát

Con số này còn cao hơn đối với chứng trầm cảm sau sinh xảy ra ở những bà mẹ. Theo đó, khảo sát ở một bệnh viện tại TPHCM cho biết, tỉ lệ sản phụ có những biểu hiện mắc chứng trầm cảm sau sinh là hơn 40%. Còn ở Hoa Kỳ, nghiên cứu cho thấy cứ 7 phụ nữ thì có ít nhất 1 người bị trầm cảm trong giai đoạn trước, trong và sau khi mang bầu.

Những người mắc chứng trầm cảm thường có những cảm xúc tiêu cực, mất ngủ thường xuyên và không kiểm soát được hành vi, thái độ của mình. Đặc biệt, họ có xu hướng nghĩ về cái chết và các hành động tự sát hoặc tự làm hại bản thân.  

1.4. Các phương pháp điều trị trầm cảm

Trầm cảm hoàn toàn có thể được điều trị để cải thiện tình trạng bệnh và khỏi dứt điểm, Một số phương pháp điều trị trầm cảm được áp dụng như:

  • Điều trị tâm lý: Được thực hiện bằng cách trò chuyện với các chuyên gia tâm lý để được tâm sự, khơi thông cảm xúc, tăng khả năng ứng phó với các sự kiện bất ngờ. 
  • Dùng thuốc: Giúp giảm một số triệu chứng bệnh từ nhẹ đến nặng nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Tác động đến việc thay đổi suy nghĩ, hành động như: hiểu rõ hơn hành vi của bản thân và người khác, đối mặt với nỗi sợ thay vì trốn tránh, làm dịu thư giãn tinh thần,...
  • Y học bổ sung: Áp dụng một số phương pháp như: kích thích não bộ, xoa bóp, châm cứu, thôi miên,....

2. Liệu pháp tế bào gốc cho bệnh trầm cảm

Tiềm năng và ứng dụng của tế bào gốc là rất lớn, vậy nên các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi: tế bào gốc chữa trầm cảm không? Để trả lời câu hỏi này, họ đã tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm và tiến hành thử nghiệm lâm sàng bằng cách sử dụng tế bào gốc và thuốc tế bào gốc. 

tiềm năng điều trị tế bào gốc trong bệnh trầm cảmTế bào gốc có tầm năng điều trị bệnh trầm cảm

Kết quả cho thấy, tế bào gốc giúp giảm viêm đáng kinh ngạc và có khả năng tạo ra nhiều tế bào thần kinh hơn. Từ đó, có thể giúp cải thiện tình trạng của não và giảm các triệu chứng trầm cảm.

Họ cũng tiến hành thử nghiệm thuốc tế bào gốc trên 220 bệnh nhân trầm cảm thông qua việc sử dụng giả dược hàng ngày. Tuy nhiên. thử nghiệm cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mặt lâm sàng giữa thuốc trầm cảm và giả dược.

3. Mirai Care - Địa chỉ kết nối trị liệu tế bào gốc Nhật Bản uy tín

Ngoài bệnh trầm cảm, tế bào gốc còn có tác dụng trong việc làm đẹp da, trẻ hóa cơ thể và điều trị một số căn bệnh mãn tính như: tiểu đường, suy thận, suy gan, thoái hóa khớp, viêm khớm

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và điều trị bằng tế bào gốc có thể liên hệ ngay với Mirai Care - một địa chỉ uy tín kết nối trị liệu tế bào gốc tại Nhật Bản. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi tự tin có thể mang đến cho bạn dịch vụ và liệu trình điều trị chất lượng nhất.

Tổng kết

Tế bào gốc chữa trầm cảm vẫn là câu hỏi đang được các nhà khoa học nghiên cứu, tuy nhiên bước đầu cho thấy sự hiệu quả của phương pháp này. Đừng quên tiếp tục theo dõi Mirai Care để cập nhật những thông tin mới nhất về tế bào gốc và liệu trình điều trị nhé!