phone

Liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái: Lợi ích và ứng dụng

Table of Contents


Liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái là một trong những biện pháp tâm lý giúp cải thiện mối quan hệ của con trẻ và phụ huynh. Đây được xem là biện pháp điều trị dựa trên bằng chứng EBT (Evidence Based Treatment). Bài viết dưới đây Mirai Care sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh những thông tin về liệu pháp tâm lý trên.

1. Liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái (PCIT) là gì? 

Theo PCIT International,liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái(PCIT - Parent Child Interaction Therapy) là phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng EBT (Evidence-Based Treatment) dành cho trẻ gặp những vấn đề liên quan đến hành vi. Liệu pháp tâm lý này tập trung vào việc cải thiện chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó, PCIT còn trang bị cho cha mẹ những kỹ năng hỗ trợ trẻ quản lý hành vi hiệu quả.

PICT giúp cha mẹ có những kỹ năng nuôi dạy con cái hiệu quả

PICT giúp cha mẹ có những kỹ năng nuôi dạy con cái hiệu quả

Liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái được thiết kế cho trẻ từ 2-7 tuổi gặp những vấn đề về rối loạn hành vi và các bậc cha mẹ. Liệu pháp tâm lý này được phát hiện cách đây 40 năm và được nghiên cứu, cải tiến. Hiện nay, PCIT đã được nghiên cứu trên phạm vi quốc tế với nhiều nhóm dân số khác nhau và được đánh giá là một biện pháp can thiệp hiệu quả đối với nhiều vấn đề về hành vi và cảm xúc.

Theo CEBC, liệu pháp PICT hướng đến những mục tiêu chính như:

  • Dựa trên các chiến lược chú ý tích cực giúp xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và trẻ rối loạn hành vi.
  • Giảm thiểu các hành vi tiêu cực của trẻ thông qua việc nuôi dưỡng sự ấm áp giữa cha mẹ và con cái.
  • Hỗ trợ cha mẹ về tính kỷ luật và những kỹ thuật trong nuôi dạy trẻ rối loạn hành vi.
  • Dạy cha mẹ cách giao tiếp với trẻ nhỏ có khả năng tập trung hạn chế.

2. PCIT hoạt động như thế nào? 

Để tham gia liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái, phụ huynh cần tham gia 1-2 buổi / tuần với chuyên gia trị liệu. Chuyên gia trị liệu sẽ quan sát sự tương tác với cha mẹ và con cái bằng cách kín đáo, tiến hành tương tác với các cha mẹ thông qua tai nghe không dây. 

Cuối buổi trị liệu, các chuyên gia sẽ thảo luận trực tiếp về sự tiến bộ của trẻ và hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng những bảng tóm tắt tại nhà. Đa phần, PCIT sẽ được thực hiện qua 2 giai đoạn điều trị chính:

2.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn Tương Tác Nuôi Dưỡng

Giai đoạn đầu tiên của liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái được gọi là tương tác theo chỉ đạo của trẻ (CDI). CDI tập trung vào việc tăng cường sự ấm áp và giao tiếp tích cực thông qua việc sử dụng các kỹ năngPRIDE. Ở bước này, cha mẹ sẽ được học cách tạo ra môi trường chơi tích cực, ấm áp và khuyến khích con thông qua kỹ năng PRIDE, bao gồm:

  • P - Praise - Lời khen ngợi: Cha mẹ cần biết cách khen ngợi những hành vi tích cực của trẻ. Điều này mang đến sự trân trọng, khuyến khích bé làm những điều tốt.
  • R - Reflect - Phản ánh: Các bậc phụ huynh cần biết cách đặt câu hỏi và đưa ra những nhận xét để trẻ hiểu rõ hơn về hành vi và cảm xúc của bản thân.
  • I - Imitate - Bắt chước: Cha mẹ học cách bắt chước hành động của trẻ để thể hiện sự quan tâm và chia sẻ niềm vui với con.
  • D - Describe - Mô tả: Các bậc phụ huynh cần học cách mô tả những gì trẻ đang làm, giúp bé tăng khả năng tập trung vào hành động của bản thân.
  • E - Enthusiasm - Nhiệt tình: Cha mẹ học cách thể hiện sự nhiệt tình và hứng thú với những hoạt động của trẻ. Từ đó, tạo ra bầu không khí vui vẻ và tích cực.

Giai đoạn tương tác và nuôi dưỡng giúp trẻ tăng cường khả năng giao tiếp

Giai đoạn tương tác và nuôi dưỡng giúp trẻ tăng cường khả năng giao tiếp

2.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn Tương Tác Định Hướng Cha Mẹ 

Giai đoạn thứ hai của liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái được gọi là tương tác theo chỉ đạo của cha mẹ (PDI). Giai đoạn này tập trung vào việc giúp cha mẹ/ người giám hộ quản lý những hành vi mất kiểm soát của bé trong tâm lý bình tính và nhất quán. 

Cha mẹ học cách đưa ra mệnh lệnh hiệu quả, đặt ra hậu quả rõ ràng và hợp lý, đồng thời thiết lập kỳ vọng về hành vi ở nhà và nơi công cộng dành cho trẻ. Sau giai đoạn này, các bậc phụ huynh có thể đạt được những kết quả tiêu biểu:

  • Giảm tần suất của những cơn giận dữ của trẻ, hạn chế những hành vi quá khích như: Tự đánh bản thân, làm hư hỏng, phá hoại đồ chơi,....
  • Tăng cường khả năng tuân thủ các yêu cầu từ người lớn của trẻ.
  • Cải thiện tối thiểu hành vi mất kiểm soát nơi công cộng.
  • Gia tăng sự bình tĩnh, kỷ luật và nhất quán của phụ huynh khi giáo dục trẻ.

3. Lợi ích của liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái

Theo Tạp chí Tâm lý học lâm sàng trẻ em và thanh thiếu niên,PICT mang đến rất nhiều lợi ích cho những trẻ gặp rối loạn về cảm xúc và hành vi. Dưới đây là những lợi ích tiêu biểu của liệu pháp tâm lý trên:

3.1 Đối với trẻ

Theo nghiên cứu năm 2011 vềtrẻ em trong độ tuổi từ 2 - 10 bị khiếm khuyết ngôn ngữ, trẻ được điều trị bằng  PCIT  đã đạt được mức tăng trưởng ngôn ngữ lớn hơn so với nhóm không sử dụng liệu pháp tâm lý này. Qua đó cho thấy biện pháp tâm lý PCIT mang đến nhiều lợi ích đối với trẻ em, bao gồm:

  • Cải thiện hành vi:PCIT giúp trẻ giảm thiểu các hành vi tiêu cực như chống đối, bướng bỉnh, cáu kỉnh,... Bên cạnh đó, giúp tăng cường các hành vi tích cực như: Hợp tác, chia sẻ và thực hiện yêu cầu từ người lớn.
  • Nâng cao kỹ năng xã hội hiệu quả:Liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái giúp bé gia tăng khả năng giao tiếp, dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng.
  • Tăng cường sự tự tin:Khi nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích từ cha mẹ, trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân và khả năng của mình.
  • Cải thiện khả năng tự điều chỉnh:PCIT giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân. Qua đó, giúp giảm thiểu các xung đột và khó khăn trong cuộc sống.

PICT giúp trẻ kiểm soát hành vi cách hiệu quả

PICT giúp trẻ kiểm soát hành vi cách hiệu quả

3.2 Đối với cha mẹ

Thông qua liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái, các bậc phụ huynh sẽ học được các kỹ thuật nuôi dạy con cái trong tâm lý bình tĩnh và nhất quán, có thể tự tin hơn khi giải quyết các vấn đề về hành vi, dù là ở nơi công cộng hay ở nhà.  Ngoài ra, liệu pháp PICT còn mang đến nhiều lợi ích cho các bậc cha mẹ như: 

  • Cải thiện mối quan hệ với con:PCIT giúp cha mẹ xây dựng một mối quan hệ gần gũi, tin tưởng và ấm áp với con.
  • Giảm căng thẳng:Khi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được cải thiện, cha mẹ sẽ cảm thấy ít căng thẳng và áp lực hơn trong việc nuôi dạy con.
  • Cải thiện khả năng kiểm soát tâm lý:Đa phần, các bậc phụ huynh luôn có tâm lý nặng nề, căng thẳng khi nuôi dạy trẻ rối loạn hành vi. PICT giúp cha mẹ hiểu rõ cách kiểm soát và giữ tâm lý ổn định khi nuôi dạy trẻ.

PICT giúp cha mẹ cải thiện kỹ năng nuôi dạy con cái

PICT giúp cha mẹ cải thiện kỹ năng nuôi dạy con cái

3.3 Đối với gia đình

Liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái luôn tập trung chính vào các bậc phụ huynh và trẻ rối loạn hành vi. PICT giúp trẻ kiểm soát hành vi, biết chia sẻ, chấp nhận yêu cầu đúng đắn của người lớn. 

Bên cạnh đó, biện pháp tâm lý này còn giúp các bậc phụ huynh giữ tâm lý bình tĩnh khi giáo dục trẻ. Khi các vấn đề hành vi của trẻ được giải quyết, cuộc sống gia đình sẽ trở nên hài hòa và hạnh phúc hơn.

4. PCIT phù hợp với những đối tượng nào?

Liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái (PICT) phù hợp với những trẻ gặp những rối loạn hành vi về cảm xúc, hành động. Đặc biệt, phương pháp điều trị này thường có hiệu quả với những đối tượng như:

  • Trẻ nhỏ (thường từ 2-7 tuổi) có các vấn đề về hành vi như:

- Chống đối, không vâng lời.

- Khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt.

- Hiếu động thái quá.

- Gây hấn, đánh nhau.

- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

- Rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • Các gia đình gặp khó khăn trong việc tương tác và kết nối với con cái.
  • Các gia đình nhận con nuôi và chưa có kỹ năng nuôi dạy con.

PICT phù hợp với những trẻ rối loạn hành vi

PICT phù hợp với những trẻ rối loạn hành vi

Liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái giúp cải thiện mối quan hệ giữa người chăm sóc và trẻ đặc biệt. Phương pháp này được nghiên cứu dựa trên bằng chứng EBT (Evidence Based Treatment), giúp nhiều trẻ em đặc biệt cải thiện chất lượng cuộc sống. Hy vọng qua những thông tin được Mirai Care chia sẻ, bạn đã biết cách áp dụng PCIT đúng cách để kéo gần khoảng cách với con hơn.

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi