phone

Mất tập trung chú ý có phải tự kỷ không? Chuyên gia giải đáp

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Mất tập trung chú ý có phải tự kỷ không? Mất tập trung chú ý là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ em. Nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng đây là một trong những triệu chứng của tự kỷ. Thực tế, trẻ mất tập trung giảm chú ý không hoàn toàn bị rối loạn phổ tự kỷ. Để hiểu rõ hơn về câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Mirai Care.

Tham khảo:

Theo bác sĩ Đặng Thị Hà: BS chuyên khoa nhi, BS 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑜𝑎 𝐼 𝑃𝐻𝐶𝑁, 𝑈𝑦̉ 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝐵𝐶𝐻 𝐻𝑜̣̂𝑖 𝑃ℎ𝑢̣𝑐 𝐻𝑜̂̀𝑖 𝐶ℎ𝑢̛́𝑐 𝑁𝑎̆𝑛𝑔 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚, 𝑇ℎ𝑎̂̀𝑦 𝑇ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 𝑢̛𝑢 𝑡𝑢́ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 30 𝑛𝑎̆𝑚 đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢:

“Trong gần 40 năm công tác tôi đã điều trị và tiếp xúc hàng ngày với trẻ em tự kỷ. Tôi và đồng nghiệp luôn có những trăn trở làm thế nào để có phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em Tự Kỷ tại Việt Nam để các cháu có thể hòa nhập với cộng đồng, có thể tự lo được cho bản thân các cháu trong tương lai.”

Chúng tôi hiểu rằng hành trình điều trị Tự Kỷ cho trẻ chưa bao giờ dễ dàng và hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị tận gốc các bệnh lý này. Điều này cũng chính là nỗi trăn trở bao năm của đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tại Phòng Khám PHCN Nhật Minh. Có lẽ chính sự quan tâm đặc biệt này đã dẫn lối để Phòng Khám PHCN Nhật Minh trở thành cố vấn chuyên môn cho Công Ty Cổ Phần Mirai Care trong dự án đặc biệt vì trẻ em Tự Kỷ tại Việt Nam.

=> Phương phápđiều trị tự kỷ bằng tế bào gốc tại Miraicare có thể giúp đỡ và đến gần hơn với những gia đình có con em bị Tự Kỷ, đây sẽ là một con đường mới và ngắn hơn cho các gia đình.

1. Mất tập trung chú ý có phải tự kỷ không?

Mất tập trung chú ý là một trong những biểu hiện quen thuộc của nhiều trẻ em ngày nay. Trẻ có biểu hiện mất tập trung giảm chú ý thường có những biểu hiện như: Khó duy trì dòng suy nghĩ, nhìn chằm chằm ra bên ngoài, bị phân tâm bởi môi trường xung quanh, khó tập trung vào công việc chính,...

Vậy nếu trẻ có biểu hiện mất tập trung chú ý có phải tự kỷ không? Mặc dù  mất tập trung chú ý có nhiều triệu chứng liên quan đến hội chứng rối loạn phổ tự kỷ nhưng không thể khẳng định hoàn toàn mất tập trung giảm chú ý là bị tự kỷ.

Mất tập trung chú ý không phải là rối loạn phổ tự kỷ

Mất tập trung chú ý không phải là rối loạn phổ tự kỷ

Mất tập trung chú ý được xem là chứng rối loạn hành vi, tính cách của trẻ, đặc trưng bởi sự hiếu động, nghịch ngợm. Triệu chứng này không gây quá nhiều khó khăn cho việc giao tiếp xã hội. Đa phần, trẻ em trong độ tuổi 3-11 thường có biểu hiện mất tập trung chú ý.

Ngược lại, tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển ở trẻ, ảnh hưởng đến trí tuệ, khả năng giao tiếp xã hội, kiểm soát hành vi,... Những bé bị rối loạn phổ tự kỷ thường sợ hãi trong giao tiếp xã hội, không có khả năng tự chăm sóc.

2. Phân biệt mất tập trung chú ý với tự kỷ dựa vào dấu hiệu nào?

Bên cạnh câu hỏi mất tập trung chú ý có phải tự kỷ không, nhiều phụ huynh còn quan tâm đến cách phân biệt hai loại rối loạn này. Mất tập trung chú ý không phải là tự kỷ, bạn có thể phân biệt dựa vào các dấu hiệu sau:

Triệu chứng

ADHD 

(Rối loạn tăng động giảm chú ý)

Tự kỷ 

(Rối loạn phổ tự kỷ)

Dễ bị phân tâm

✔ 

 

Nhanh chóng chán các nhiệm vụ hoặc thường xuyên chuyển từ việc này sang việc khác

✔ 

 

Ít phản ứng với các kích thích thông thường

 

✔ 

Khó tập trung, khó duy trì sự tập trung vào một việc

✔ 

 

Tập trung quá mức vào một vật hoặc hoạt động cụ thể

 

✔ 

Nói liên tục hoặc ngắt lời

✔ 

 

Hiếu động quá mức

✔ 

 

Khó ngồi yên

✔ 

 

Ngắt lời cuộc trò chuyện hoặc hoạt động

✔ 

 

Thiếu quan tâm hoặc không thể phản ứng với cảm xúc của người khác

 

✔ 

Các hành động lặp đi lặp lại, như vặn vẹo hoặc đu đưa

 

✔ 

Tránh hoặc sợ hãi khi giao tiếp bằng mắt

 

✔ 

Có hành vi thu mình

 

✔ 

Khó khăn trong giao tiếp xã hội

 

✔ 

Trì hoãn các mốc phát triển

 

✔ 

Trẻ mắc chứng ADHD và ASD thường có những biểu hiện khác nhau

Trẻ mắc chứng ADHD và ASD thường có những biểu hiện khác nhau

3. Vì sao dễ nhầm lẫn giữa mất tập trung chú ý và tự kỷ?

Ngoài nhận định mất tập trung chú ý có phải tự kỷ không thì nguyên nhân gây nhầm lẫn giữa hai hội chứng rối loạn trên cũng được nhiều phụ huynh quan tâm. Trong một số trường hợp, rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn phổ tự kỷ có thể xảy ra cùng lúc. Đây chính là lý do gây khó khăn trong việc phân biệt ADHD và ASD.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho ra kết quả có 14% trẻ mắc ADHD cũng bị rối loạn phổ tự kỷ. Trong một nghiên cứu từ năm 2013, những trẻ em mắc cả hai rối loạn trên thường có nhiều triệu chứng suy nhược cơ thể hơn so với những bé chỉ mắc chứng ADHD. 

Đa phần, những trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn phổ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong học tập và tương tác xã hội. 

4. Mirai Care - Sứ mệnh đồng hành cùng trẻ em tự kỷ Việt Nam

Mirai Care là một trong những đơn vị tiên phong điều trị tự kỷ bằng phương pháp tế bào gốc tủy xương. Liệu pháp điều trị này sử dụng tế bào gốc có nguồn gốc tủy xương tự thân tiêm vào tĩnh mạch. 

Quá trình này có tác dụng tái tạo các cơ quan, mô, thần kinh bị tổn thương. Bên cạnh đó, phương pháp tế bào gốc tủy xương còn có tác dụng tái tạo các tế bào cơ tim, tế bào não và tế bào thần kinh bị tổn thương. 

Bên cạnh việc chỉ tập trung vào chữa trị, liệu pháp tế bào gốc tủy xương chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ tự kỷ. Nhờ đó, bé dễ dàng cải thiện khả năng tương tác xã hội, dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng.

Mirai Care - đồng hành cùng trẻ tự kỷ Việt bằng liệu pháp tế bào gốc

Mirai Care - đồng hành cùng trẻ tự kỷ Việt bằng liệu pháp tế bào gốc

Để đảm bảo hiệu quả của phương pháp điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc tủy xương, phụ huynh nên áp dụng liệu pháp điều trị này trong “thời điểm vàng”. Bác sĩ Takahiro Honda - Giám đốc của TSRI chia sẻ rằng, độ tuổi 2-3 là thời điểm thích hợp áp dụng liệu pháp tế bào gốc.

Bài viết trên Mirai Care đã chia sẻ cho bạn câu trả lời cho câu hỏi mất tập trung chú ý có phải tự kỷ không. Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý khác hoàn toàn với rối loạn phổ tự kỷ. Hy vọng qua những thông tin trên, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phân biệt hai chứng rối loạn trên.

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi