phone

Cách áp dụng nguyên tắc phục hồi chức năng sau đột quỵ chuẩn

Table of Contents


Phục hồi sau đột quỵ là quá trình cần sự kiên trì và phương pháp đúng. Hiểu rõ các nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế di chứng. Bài viết dưới đây của Mirai Care sẽ chỉ ra những nguyên tắc quan trọng không nên bỏ qua.

1. Vì sao phục hồi chức năng sau đột quỵ quan trọng?

Phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò rất quan trọng để người bệnh có thể phục hồi và lấy lại cuộc sống bình thường.Nếu bệnh nhân không được chăm sóc kịp thời, đúng cáchsẽ có nguy cơ phải đối diện với các di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tự kiểm soát bản thân,… 

Các di chứng bệnh lý để lại không chỉ gây ra khó khăn đối với bệnh nhân mà còn tạo áp lực cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, phục hồi chức năng được xem là yếu tố quyết định để giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc sau cơn đột quỵ.

Mục tiêu của phục hồi chức năng sau đột quỵ không chỉ là cải thiện thể chất mà còn giúp người bệnh phục hồi vận động, giao tiếp và khả năng sinh hoạt độc lập. Các bài tập chuyên biệt giúp tăng sức mạnh cơ bắp, thăng bằng và linh hoạt trong hoạt động hằng ngày.

Phục hồi sau đột quỵ giúp bệnh nhân nhanh chóng hòa nhập cuộc sống

Phục hồi sau đột quỵ giúp bệnh nhân nhanh chóng hòa nhập cuộc sống

Bên cạnh đó, trị liệu ngôn ngữ và tâm lý đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ người bệnh cải thiện khả năng nói, ghi nhớ và ổn định tinh thần. Phục hồi đúng cách giúp người bệnh tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống.

Đặc biệt, 3 - 6 tháng đầu sau đột quỵ là “thời điểm vàng” để can thiệp. Đây là giai đoạn hệ thần kinh phục hồi tốt nhất. Bỏ lỡ giai đoạn này khiến di chứng khó cải thiện và nguy cơ tái phát cao hơn. Bắt đầu phục hồi càng sớm, hiệu quả càng cao.

2. 5 nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ

Để phục hồi hiệu quả sau đột quỵ, người bệnh cần tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trị. Đây là chìa khóa giúp rút ngắn thời gian hồi phục, giảm nguy cơ di chứng và tái phát. Dưới đây là 5 nguyên tắc quan trọng cần lưu ý:

2.1 Bắt đầu sớm – Càng sớm càng tốt

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong phục hồi chức năng sau đột quỵ chính là bắt đầu càng sớm càng tốt. Thời gian là yếu tố then chốt quyết định khả năng phục hồi của người bệnh. Việc can thiệp sớm không chỉ giúp giảm thiểu di chứng mà còn tạo tiền đề cho quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Nếu trì hoãn quá trình phục hồi, người bệnh có nguy cơ gặp phải tình trạng teo cơ, cứng khớp do bất động lâu ngày. Đồng thời, não bộ dần mất đi khả năng tái lập các kỹ năng vận động và ngôn ngữ vốn có. 

Bắt đầu phục hồi sớm sẽ giúp bệnh nhân sớm trở lại với cuộc sống bình thường

Bắt đầu phục hồi sớm sẽ giúp bệnh nhân sớm trở lại với cuộc sống bình thường

Càng để lâu, việc khôi phục lại chức năng vận động, nhận thức sẽ càng khó khăn, khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái thụ động, lệ thuộc và thậm chí làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ.

Đặc biệt, giai đoạn cấp tính từ 0-3 tháng đầu sau đột quỵ được xem là “thời điểm vàng” để can thiệp phục hồi chức năng. Đây là lúc hệ thần kinh trung ương có khả năng tái tạo và thích nghi cao nhất, dễ dàng tiếp nhận các bài tập vận động, trị liệu ngôn ngữ hay phục hồi tâm lý.

2.2 Cá nhân hóa phác đồ điều trị

Nguyên tắc quan trọng thứ 2 trong điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ đó là cá nhân hóa phác đồ trị liệu. Việc phục hồi cho bệnh nhân không phải là quá trình áp dụng máy móc một phương pháp cố định mà phải xây dựng dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân. 

Mỗi bệnh nhân sau đột quỵ hay chấn thương có mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nền tảng sức khỏe khác nhau. Có người bị liệt nửa người, có người gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc trí nhớ. 

Cá nhân hóa phác đồ phục hồi theo tình trạng của bệnh nhân

Cá nhân hóa phác đồ phục hồi theo tình trạng của bệnh nhân

Chính vì vậy, không thể áp dụng một phương pháp chung cho tất cả. Việc đánh giá kỹ lưỡng thể trạng, mức độ di chứng và nhu cầu của từng bệnh nhân là bước đầu tiên để xây dựng một lộ trình điều trị phù hợp, khoa học và hiệu quả nhất.

Bên cạnh việc cá nhân hóa, quá trình phục hồi chức năng cần phải kết hợp đa phương pháp. Một phác đồ điều trị hiệu quả không chỉ tập trung vào vật lý trị liệu mà còn phải phối hợp với các liệu pháp khác như: ngôn ngữ trị liệu để hỗ trợ giao tiếp, tâm lý trị liệu để ổn định tinh thần, và dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao thể trạng. 

Sự kết hợp đồng bộ, có tính cá nhân hóa này giúp bệnh nhân phục hồi toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, sớm tái hòa nhập cuộc sống thường ngày.

2.3 Tập luyện đều đặn, đúng kỹ thuật

Khi tập luyện các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ đòi hỏi phải có sự kiên trì đều đặn và tập luyện đúng kỹ thuật. Đây chính là nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ quyết định tốc độ và chất lượng phục hồi của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân tập luyện quá ít, bỏ dở chừng có thể sẽ khiến cơ bắp không đủ kích thích để phục hồi. Các khớp dễ bị cứng lại, khó tập luyện dẫn đến việc khó lấy lại được kỹ năng vận động. Người bệnh cần duy trì thói quen tập luyện đều đặn, phù hợp, theo đúng liệu trình sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra an toàn và hiệu quả hơn. 

Việc tập luyện đều đặn là điều cần thiết trong quá trình phục hồi sau đột quỵ

Việc tập luyện đều đặn là điều cần thiết trong quá trình phục hồi sau đột quỵ

Tập luyện đúng kỹ thuật đúng cũng là yếu tố quan trọng mà bệnh nhân và gia đình cần chú ý đến. Nếu không có chuyên môn, người bệnh cần có sự hướng dẫn bài bản của chuyên gia để thực hiện động tác đúng, tránh sai tư thế, vận động không phù hợp.  

Kỹ thuật tập luyện đúng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, hạn chế rủi ro và giảm cảm giác mệt mỏi trong quá trình tập luyện. 

2.4 Kết hợp chăm sóc toàn diện: Dinh dưỡng – Tâm lý – Gia đình

Ngoài việc tập luyện, bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào não, cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện và phòng tránh biến chứng. 

Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ protein, vitamin nhóm B, omega-3, các khoáng chất như magie, kẽm,... để hỗ trợ phục hồi thần kinh và cơ bắp. Đồng thời, hạn chế thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo xấu để giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Chế độ dinh dưỡng đóng là một nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ không thể thiếu

Chế độ dinh dưỡng đóng là một nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ không thể thiếu

Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý và sự hỗ trợ từ phía gia đình cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong quá trình phục hồi của bệnh nhân. Gia đình nên ở bên cạnh, đồng hành và hỗ trợ người bệnh để động viên, khuyến khích, giúp bệnh nhân có thêm động lực kiên trì, dần lấy lại sự tự chủ để tái hòa nhập cuộc sống bình thường. 

2.5 Phòng ngừa tái phát đột quỵ

Nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ mà bạn cần chú ý đến chính là các biện pháp phòng ngừa. Trên thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân đã bị đột quỵ lần 2 do không kiểm soát được các yếu tố sau quá trình điều trị ban đầu, bệnh tái phát làm cho quá trình điều trị trước đó không còn hiệu quả. 

Chủ động phòng ngừa để tránh nguy cơ bệnh tái phát

Chủ động phòng ngừa để tránh nguy cơ bệnh tái phát

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ tái phát thường là do cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, hoặc lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, ăn uống không kiểm soát,... Bệnh nhân cần được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ bệnh lý nền song song với việc tập luyện để đảm bảo ổn định các chỉ số đường huyết, huyết áp và cholesterol.

Thay đổi thói quen sống cũng là một cách đề phòng ngừa bệnh quay trở lại. Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đột quỵ nên hạn chế chất béo xấu, giảm muối, bổ sung rau xanh, thực phẩm chứa nhiều omega 3… Kết hợp với việc bỏ thuốc, hạn chế rượu bia, tập luyện thể dục thể thao… 

3. Những sai lầm khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ 

Bên cạnh các nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ, người bệnh và gia đình cũng cần phải chú ý đến các vấn đề dưới đây để tránh làm cho tình trạng bệnh xấu đi, phục hồi lâu hơn: 

  • Chậm trễ trong việc bắt đầu phục hồi:Thời điểm vàng để phục hồi nhanh, tận dụng khả năng tái tạo hệ thần kinh chính là giai đoạn 3 tháng đầu sau đột quỵ. Người bệnh và gia đình nên tránh chờ sức khỏe ổn định rồi mới bắt đầu phục hồi cho người bệnh. 
  • Tập luyện không đều đặn, sai kỹ thuật:Tập luyện ngắt quãng, tập quá ít hoặc quá sức đều ảnh hưởng xấu đến kết quả phục hồi. Đặc biệt, tập sai kỹ thuật dễ gây chấn thương hoặc khiến các khớp bị tổn thương thêm. Người bệnh cần tuân theo lộ trình, được chuyên gia hướng dẫn kỹ lưỡng.
  • Chỉ tập trung vào vận động, bỏ qua dinh dưỡng và tâm lý:Nhiều trường hợp chỉ chú trọng tập luyện thể chất mà quên rằng dinh dưỡng đầy đủ và tâm lý tích cực mới là nền tảng cho quá trình hồi phục. Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và tinh thần chán nản sẽ làm chậm tiến trình cải thiện.
  • Phụ thuộc quá mức vào người thân:Gia đình làm thay tất cả cho người bệnh sẽ khiến họ mất đi sự tự chủ, dần có tâm lý lệ thuộc. Điều này vô tình kéo dài quá trình phục hồi, làm giảm sự tự tin và khả năng tái hòa nhập.
  • Không kiểm soát bệnh nền và yếu tố nguy cơ:Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao… nếu không được kiểm soát tốt sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ tái phát. Sai lầm này không chỉ làm chậm phục hồi mà còn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ lần hai.

Những sai lầm cần lưu ý khi điều trị bệnh đột quỵ

Những sai lầm cần lưu ý khi điều trị bệnh đột quỵ

Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc khi điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ chính là chìa khóa giúp bệnh nhân sớm hồi phục, tránh nguy cơ tái phát. Mirai Care khuyên bạn đừng quên kết hợp dinh dưỡng, tâm lý và kiểm soát bệnh nền để đạt kết quả tốt nhất. Hành trình phục hồi luôn cần sự đồng hành đúng cách từ gia đình và chuyên gia.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi