phone

Những điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý

Table of Contents


Việc trang bị kiến thức về căn bệnh đột quỵ xuất huyết não sẽ giúp bạn nhận diện sớm các dấu hiệu nguy hiểm, từ đó chủ động phòng ngừa và xử trí đúng cách. Hãy cùng Mirai Care khám phá những điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não trong bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, khiến máu tràn vào mô não và gây tổn thương nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó các yếu tố dưới đây đóng vai trò quan trọng.

1.1 Huyết áp cao – Nguyên nhân hàng đầu

Huyết áp cao được coi là thủ phạm chính gây ra đột quỵ xuất huyết não. Khi huyết áp duy trì ở mức cao trong thời gian dài, thành mạch máu sẽ bị tổn thương, mất đi độ đàn hồi và trở nên giòn, dễ vỡ hơn. Khi áp lực máu đột ngột tăng cao, chẳng hạn do căng thẳng, gắng sức hoặc thay đổi thời tiết đột ngột, mạch máu yếu có thể bị vỡ, gây xuất huyết trong não.

Theo thống kê, có đến 80% các trường hợp đột quỵ xuất huyết não liên quan đến tăng huyết áp mãn tính. Vì vậy, việc kiểm soát huyết áp bằng lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ.

Huyết áp cao - Nguyên nhân hàng đầu

Huyết áp cao - Nguyên nhân hàng đầu

1.2 Dị dạng mạch máu bẩm sinh

Những điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não cũng bao gồm các yếu tố nguy cơ bẩm sinh như phình động mạch não, dị dạng động tĩnh mạch (AVM). Những bất thường này khiến thành mạch máu yếu hơn bình thường, dễ bị vỡ khi có tác động mạnh hoặc khi huyết áp tăng đột ngột.

Tình trạng này có thể diễn ra âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi mạch máu bị vỡ gây xuất huyết não. Những người có tiền sử gia đình bị dị dạng mạch máu hoặc thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ này.

1.3 Chấn thương đầu do tai nạn

Chấn thương vùng đầudo tai nạn giao thông, té ngã hoặc va đập mạnh có thể làm tổn thương mạch máu não, dẫn đến xuất huyết trong não. Tình trạng này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc xuất huyết diễn tiến chậm, gây nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.

Người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị xuất huyết não do chấn thương đầu vì thành mạch đã lão hóa, mất đi độ đàn hồi và trở nên mong manh hơn. Đặc biệt, nếu người già bị té ngã và có dấu hiệu đau đầu, lú lẫn, yếu liệt tay chân, cần đưa đến bệnh viện ngay để kiểm tra.

1.4 Sử dụng thuốc chống đông hoặc rối loạn đông máu

Các loại thuốc chống đông máu như Aspirin, Warfarin, Heparin thường được sử dụng để phòng ngừa huyết khối ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát đúng liều lượng, những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não do máu khó đông khi mạch máu bị tổn thương.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý rối loạn đông máu bẩm sinh, chẳng hạn như bệnh Hemophilia (máu khó đông), cũng có nguy cơ cao bị xuất huyết não ngay cả khi chỉ có những chấn thương nhỏ.

​​​​​​​Sử dụng thuốc chống đông hoặc rối loạn đông máu

Sử dụng thuốc chống đông hoặc rối loạn đông máu

1.5 Mảng xơ vữa động mạch bị vỡ

Một điều quan trọng trong những điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não làxơ vữa động mạch nãocó thể làm hẹp và tổn thương mạch máu. Khi một mảng xơ vữa bị vỡ, nó có thể gây tắc nghẽn động mạch hoặc làm tổn thương thành mạch, khiến mạch máu dễ vỡ và gây xuất huyết não.

Những người có mỡ máu cao, tiểu đường, huyết áp cao hoặc hút thuốc lá lâu năm có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. Để phòng tránh, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động và kiểm soát tốt các bệnh lý nền.

1.6 Nghiện rượu, thuốc lá & lối sống không lành mạnh

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và thói quen sống không lành mạnh là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.

  • Rượu bia: Uống nhiều rượu làm tăng huyết áp đột ngột, rối loạn đông máu và làm suy yếu thành mạch máu, khiến nguy cơ vỡ mạch tăng cao.
  • Thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá không chỉ làm tăng huyết áp mà còn thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, gây hẹp và tổn thương mạch máu não.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, trong khi ăn quá nhiều muối có thể khiến huyết áp tăng cao.
  • Ít vận động, căng thẳng kéo dài: Lối sống thụ động kết hợp với căng thẳng mạn tính có thể làm mất cân bằng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

2. Dấu hiệu cần biết về đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết não là tình trạng nguy hiểm, cần được nhận diện và xử lý nhanh chóng để giảm thiểu tổn thương não và nguy cơ tử vong. Dưới đây là những dấu hiệu quan trọng cần lưu ý:

Đau đầu dữ dội đột ngột 

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột, dữ dội, không giống với bất kỳ cơn đau đầu nào trước đó.
  • Thường kèm theo cảm giác choáng váng, mất thăng bằng.

Đau đầu dữ dội đột ngột

Đau đầu dữ dội đột ngột 

Mất ý thức, lú lẫn, hôn mê 

  • Người bệnh có thể trở nên lơ mơ, mất phương hướng hoặc hôn mê, bất tỉnh ngay lập tức.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng có thể xấu đi rất nhanh.

Buồn nôn, nôn mửa nhiều 

  • Buồn nôn và nôn mà không liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
  • Thường đi kèm với đau đầu dữ dội.

Tê liệt hoặc yếu nửa người 

  • Một bên cơ thể (tay, chân) đột nhiên không thể cử động hoặc yếu đi rõ rệt.
  • Dấu hiệu này có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng, tùy vào mức độ tổn thương não.

Nói ngọng, méo miệng 

  • Người bệnh đột nhiên không thể nói rõ, giọng nói lắp bắp hoặc khó diễn đạt ý muốn.
  • Có thể kèm theo méo miệng, khó kiểm soát cơ mặt.

Mắt mờ, mất thị lực đột ngột

  • Một hoặc cả hai mắt có thể bị mờ, mất thị lực hoàn toàn.
  • Người bệnh có thể gặp khó khăn khi nhận diện vật thể hoặc nhìn đôi.

Ghi nhớ nguyên tắc FAST để nhận diện sớm

Những điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não bao gồm nguyên tắc FAST giúp nhận diện nhanh các dấu hiệu đột quỵ để xử lý kịp thời:

  • F (Face – Mặt): Quan sát xem một bên mặt có bị méo hay không, đặc biệt khi người bệnh cười.
  • A (Arms – Tay): Yêu cầu người bệnh giơ cả hai tay lên, nếu một tay bị rơi xuống hoặc không thể nâng lên được, đó là dấu hiệu nguy hiểm.
  • S (Speech – Nói): Kiểm tra xem người bệnh có nói rõ ràng hay không. Nếu họ nói lắp, không diễn đạt được câu hoàn chỉnh, có thể họ đang bị đột quỵ.
  • T (Time – Thời gian): Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức qua số 115 để đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

​​​​​​​Ghi nhớ nguyên tắc FAST để nhận diện sớm

Ghi nhớ nguyên tắc FAST để nhận diện sớm

3. Cách xử lý khi gặp người bị xuất huyết não 

Những điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não bao gồm nhận diện sớm, xử lý đúng cách và gọi cấp cứu ngay. Mỗi phút trôi qua là một phần não bị tổn thương. Hãy hành động nhanh để cứu sống người bệnh.

Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức

Thời gian là yếu tố quan trọng nhất trong cấp cứu đột quỵ. Càng được điều trị sớm, bệnh nhân càng có cơ hội sống sót và phục hồi tốt hơn. Khi gọi 115, cần:

  • Cung cấp địa chỉ chính xác và mô tả vị trí để xe cấp cứu đến nhanh nhất.
  • Mô tả triệu chứng của người bệnh, chẳng hạn như đau đầu dữ dội, méo miệng, liệt nửa người, mất ý thức…
  • Nếu có thể, cung cấp thêm thông tin về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân (cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch,...).

​​​​​​​Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức

Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức

Giữ người bệnh nằm yên, tránh di chuyển nhiều

  • Đặt người bệnh nằm xuống ở tư thế an toàn trên mặt phẳng, đầu hơi nâng cao khoảng 30 độ để giảm áp lực lên não.
  • Không để người bệnh tự đứng dậy hoặc đi lại, vì có thể làm tình trạng chảy máu trong não trầm trọng hơn.
  • Nếu người bệnh mất ý thức, hãy đặt họ nằm nghiêng sang một bên để tránh nguy cơ sặc khi nôn mửa.

Kiểm tra nhịp thở và ý thức của bệnh nhân

  • Quan sát xem người bệnh có còn tỉnh táo không?
  • Kiểm tra hơi thở bằng cách đặt tay trước mũi hoặc quan sát lồng ngực có di chuyển hay không.
  • Nếu người bệnh ngừng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay nếu biết cách.

Không tự ý cho uống thuốc hoặc ăn uống

  • Tuyệt đối không cho người bệnh uống thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu…) vì có thể làm xuất huyết não nghiêm trọng hơn.
  • Không cho ăn uống vì bệnh nhân có thể bị sặc hoặc khó nuốt do ảnh hưởng đến cơ miệng và họng.

Ghi nhớ các triệu chứng và thời gian khởi phát để hỗ trợ nhân viên y tế

Trong khi chờ xe cấp cứu, hãy:

  • Ghi nhớ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên (đau đầu, méo miệng, tê liệt,...).
  • Quan sát xem tình trạng có xấu đi hay không (mất ý thức, khó thở, liệt nặng hơn,...).
  • Nếu có người thân của bệnh nhân, hãy hỏi bệnh sử và các loại thuốc họ đang dùng.

Lưu ý

  • Không xoa dầu, cạo gió, bấm huyệt - Đây là quan niệm sai lầm, không có tác dụng và có thể làm mất thời gian cấp cứu quý báu.
  • Không dùng kim chích đầu ngón tay - Phương pháp dân gian này hoàn toàn không giúp làm tan cục máu đông hay cải thiện tình trạng đột quỵ.

Không dùng kim chích đầu ngón tay

Không dùng kim chích đầu ngón tay 

4. Cách phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não bằng tế bào gốc

Đột quỵ xuất huyết não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Hiện nay, các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát tổn thương sau đột quỵ. Tuy nhiên, do đặc điểm tiến triển nhanh và mức độ tổn thương nghiêm trọng, việc điều trị đột quỵ xuất huyết não vẫn gặp nhiều thách thức.

Các nghiên cứu về đột quỵ xuất huyết cũng đang được tiến hành, chủ yếu ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu được tiến hành ở Hàn Quốc. Kết quả cho thấy, đã có sự gia tăng dần dần các báo cáo về các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng liên quan đếntác dụng của tế bào gốc đối với đột quỵ xuất huyết.

Phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não bằng tế bào gốc

Phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não bằng tế bào gốc

Tóm lại, những điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não không chỉ giúp bạn nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh mà còn trang bị kiến thức quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời. Chủ động chăm sóc sức khỏe ngay từ hôm nay là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình và những người thân yêu. Đừng quên theo dõi Mirai Care mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích!

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi