Biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ phụ huynh nên biết
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ giúp bé dễ dàng tự lập trong cuộc sống hàng ngày, điều này còn giúp giảm áp lực cho gia đình, người trực tiếp chăm sóc. Bài viết dưới đây Mirai Care sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh những biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
1. Đặc điểm của trẻ tự kỷ liên quan đến kỹ năng tự phục vụ
Theo National Library of Medicinethống kê có đến 82,9% trẻ tự kỷ không có khả năng tự chăm sóc bản thân hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đa phần, trẻ rối loạn phổ tự kỷ đều không có khả năng thực hiện các sinh hoạt cá nhân hàng ngày như những trẻ em khác, bởi vì những đặc điểm sau:
- Khả năng tập trung, hiểu trình tự các bước kém:Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung vào một nhiệm vụ và ghi nhớ các bước cần thiết để hoàn thành nó. Chẳng hạn, trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường không nhớ trình tự mặc quần áo, đánh răng, tắm rửa.
- Nhạy cảm quá mức với mùi vị, âm thanh, cảm giác:Theo mộtnghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Integrative Neuroscience, khoảng 90% trẻ tự kỷ gặp phải các vấn đề về xử lý giác quan, bao gồm cả sự nhạy cảm quá mức hoặc kém nhạy cảm với các kích thích như âm thanh, ánh sáng, mùi vị và cảm giác chạm. Chẳng hạn, cảm giác của bàn chải đánh răng có thể khiến trẻ khó chịu, dẫn đến việc từ chối đánh răng.
- Tâm lý lo sợ thay đổi hoặc sự lặp lại những thói quen không phù hợp:Trẻ tự kỷ thường có xu hướng thích sự ổn định và có thể lo sợ trước những thay đổi trong thói quen hàng ngày. Sự thay đổi nhỏ về thứ tự các bước trong một hoạt động, có thể gây ra lo lắng và khiến trẻ từ chối thực hiện.
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
2. Biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ tại gia đình
Phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ giúp bé dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống hiệu quả. Để cải thiện kỹ năng tự phục vụ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:
3. Các hoạt động tự phục vụ cụ thể phù hợp cho trẻ tự kỷ
Khác với những trẻ em bình thường, trẻ rối loạn phổ tự kỷ cần sự hướng dẫn tỉ mỉ để có thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, khi phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn bé những hoạt động dưới đây:
Các hoạt động tự phục vụ cha mẹ nên dạy trẻ tự kỷ
4. Những mẹo quan trọng để phát triển kỹ năng tự phục vụ tại gia đình
Phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ giúp bé gia tăng sự tự tin, độc lập trong cuộc sống. Điều này giúp hạn chế những khó khăn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc. Để trẻ rối loạn phổ tự kỷ có thể cải thiện khả năng tự phục vụ, cha mẹ nên áp dụng những mẹo dưới đây:
4.1. Luôn cho trẻ có cơ hội thực hiện các hoạt động của bản thân
Theo thống kê cho thấy, có đếnhơn 90% trẻ tự kỷ gặp các khiếm khuyết trong quá trình phát triển vận động và hành vi hoạt động thể chất. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức, khả năng tự phục vụ bản thân. Đa phần, trẻ rối loạn phổ tự kỷ luôn gặp khó khăn trong việc thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như: Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, thay quần áo,...
Để phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ, phụ huynh cần tạo cơ hội cho bé tự thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Việc cha mẹ tạo điều kiện cho trẻ tự thực hiện các nhiệm vụ cá nhân sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng và sự tự tin. Ví dụ, khuyến khích trẻ tự lấy dép, cất dép, bỏ quần áo bẩn vào thùng, hoặc tự lấy balo đi học. Cha mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi và hỗ trợ khi cần thiết, giúp trẻ học cách tự lập thay vì làm thay cho bé.
4.2 Chia các kỹ năng để dạy trẻ từng bước nhỏ một
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho thấy có sự chồng chéo mạnh mẽ giữa chứng tự kỷ và khuyết tật học tập, có đếnhơn 60% trẻ rối loạn phổ tự kỷ gặp chứng khuyết tật học tập.
Điều này cho thấy bé có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và thực hiện những hoạt động phức tạp. Vì vậy, cha mẹ cần chia nhỏ nhiệm vụ thành từng bước cụ thể để trẻ dễ dàng tiếp thu. Đối với việc dạy trẻ tự kỷ thay quần áo, cha mẹ nên chia nhỏ thành các bước như:
- Bước 1: Chỉ dẫn trẻ nhận biết những thời điểm nên thay quần áo.
- Bước 2: Hướng dẫn trẻ cách cởi áo, cởi quần.
- Bước 3: Chỉ dẫn trẻ tự kỷ cách đặt đồ dơ đúng cách.
- Bước 4: Hướng dẫn trẻ cách mặc quần, áo mới.
Chia các kỹ năng để dạy bé từng bước nhỏ
4.3 Giảm dần sự hỗ trợ để trẻ cố gắng hơn
Ban đầu, trẻ tự kỷ có thể cần sự hỗ trợ chặt chẽ từ cha mẹ trong việc thực hiện các hoạt động tự phục vụ. Tuy nhiên, để phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ, cha mẹ nên giảm dần mức độ hỗ trợ khi bé đã quen dần với nhiệm vụ.
Bắt đầu bằng việc làm mẫu và hỗ trợ trực tiếp, sau đó chuyển sang hướng dẫn bằng lời nói và để bé tự thực hiện. Việc này giúp trẻ tự kỷ phát triển khả năng tự lập trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Đặc biệt, trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường gặp nhiều vấn đề về ngôn ngữ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng40% trẻ tự kỷ không nói hoặc chỉ nói rất ít từ, đặc biệt trẻ còn gặp nhiều khó khăn khi hiểu lời nói từ người đối diện. Vì thế, khi chỉ dẫn bằng lời nói, cha mẹ nên hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu nhất có thể.
4.4 Luôn khuyến khích, khen ngợi, động viên trẻ khi trẻ nỗ lực thực hiện các hoạt động
Sự khích lệ và khen ngợi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng tự phục vụ. Khi trẻ nhận được lời khen ngợi cụ thể từ cha mẹ hoặc người chăm sóc, trẻ sẽ cảm nhận được hành động của bản thân có ý nghĩa. Từ đó, giúp bé tự tin hơn trong việc tự thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày.
Trên hành trình chăm sóc và tìm kiếm phương pháp điều trị có hiệu quả cho trẻ tự kỷ đầy thách thức. Với sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Mirai care là cầu nối đồng hành cùng trẻ tự kỷ tiếp cận đến phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
"Sự chậm phát triển của trẻ tự kỷ không đồng nghĩa với việc chúng không có tiềm năng phát triển"
Hãy đểMiraicaređồng hành cùng bố mẹ trên hành trình này nhé!
Quá trình phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cha mẹ và người chăm sóc. Hy vọng qua những thông tin được Mirai Care chia sẻ trên, các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ cách giúp cải thiện kỹ năng tự phục vụ ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
Bài viết phổ biến khác