phone

Rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ: Dấu hiệu và phương pháp

Rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ: Dấu hiệu và phương pháp

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ không chỉ gây khó khăn trong giao tiếp, học tập và sinh hoạt hàng ngày, mà còn tạo ra những thách thức trong việc xây dựng mối quan hệ xung quanh trẻ. Tuy nhiên, nếu được nhận biết sớm và can thiệp kịp thời, trẻ tự kỷ có thể phát triển và hòa nhập tốt hơn. Trong bài viết này, Mirai Care sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết.

1. Nguyên nhân dẫn tới rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ

Rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, môi trường và sự phát triển não bộ. Mặc dù chưa có một nguyên nhân cụ thể nào được xác định hoàn toàn, nhưng các nghiên cứu trình bày hành vi bất thường của trẻ tự kỷ cho thấy sự kết hợp của các yếu tố sau đây có thể góp phần tạo ra rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ:

  • Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy tự kỷ có thể có tính di truyền. Trẻ em có người thân trong gia đình mắc chứng tự kỷ sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn hành vi này. Các gen liên quan đến sự phát triển của não bộ có thể ảnh hưởng đến cách thức trẻ nhận thức và tương tác với thế giới xung quanh.
  • Sự phát triển não bộ: Trong quá trình phát triển, một số bất thường trong cấu trúc và chức năng não bộ có thể dẫn đến rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin, cảm xúc cũng như khả năng tương tác xã hội của trẻ.
  • Yếu tố môi trường: Một số yếu tố môi trường trong thai kỳ và thời thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ. Các yếu tố như mẹ bị nhiễm virus trong thai kỳ, việc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai đều có thể góp phần vào sự phát triển của rối loạn hành vi này.
  • Yếu tố tâm lý và xã hội: Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng những tác động tâm lý và xã hội như sự thiếu thốn tình cảm, môi trường gia đình không ổn định có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ.

Tìm hiểu nguyên nhân là bước đầu để đồng hành cùng trẻ tự kỷ

Tìm hiểu nguyên nhân là bước đầu để đồng hành cùng trẻ tự kỷ

2. Các lĩnh vực hành vi bị ảnh hưởng ở trẻ tự kỷ 

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn ở ba lĩnh vực hành vi chính:

  • Giao tiếp và tương tác xã hội: Trẻ gặp vấn đề trong việc giao tiếp bằng lời nói và không lời, khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội. Đồng thời trẻ có thể không nhận biết được tín hiệu xã hội hoặc không biết cách tương tác phù hợp với người khác.
  • Hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại: Trẻ tự kỷ có xu hướng thực hiện các hành động, sở thích, hoạt động theo kiểu lặp đi lặp lại, hạn chế và rập khuôn. Chính vì thế đã làm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động đa dạng của trẻ.
  • Các vấn đề về giác quan:Trẻ em tự kỷ có thể quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm với các kích thích giác quan như âm thanh, ánh sáng hay cảm giác cơ thể, dẫn đến các phản ứng thái quá hoặc thiếu phản ứng với môi trường xung quanh.

Trẻ tự kỷ đối mặt với khó khăn trong giao tiếp

Trẻ tự kỷ đối mặt với khó khăn trong giao tiếp

3. Triệu chứng rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ

Việc quản lý hành vi trẻ tự kỷ đòi hỏi nhận diện rõ ràng các hành vi bất thường mà trẻ thường gặp.

3.1 Trong giao tiếp và tương tác xã hội

  • Khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói: Trẻ tự kỷ thường chậm nói, nói ngọng hoặc lặp lại lời người khác (echolalia) mà không hiểu nghĩa. Đôi khi trẻ lại gặp khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì cuộc trò chuyện.
  • Khó khăn trong giao tiếp không lời: Trẻ thường ít giao tiếp bằng mắt và khó hiểu các tín hiệu xã hội như cử chỉ, nét mặt.
  • Khó khăn trong thiết lập và duy trì quan hệ xã hội: Trẻ có sở thích chơi một mình, không hiểu các quy tắc xã hội cơ bản như thay phiên lượt chơi hay chia sẻ đồ chơi.
  • Không phản ứng khi gọi tên: Trẻ không quay lại hoặc không đáp khi được gọi tên, điều này thể hiện sự khó khăn trong việc chú ý và phản ứng xã hội.

3.2 Trong hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại

Một trong những rối loạn hành vi của trẻ tự kỷ là trẻ có xu hướng thực hiện các hành động rập khuôn như vỗ tay, xoay tròn mà không thay đổi. Chúng chỉ tập trung vào một sở thích duy nhất như xe hơi và không tham gia các hoạt động khác. Điều này gây cản trở sự linh hoạt khi thay đổi môi trường sống của trẻ.

3.3 Trong vấn đề về giác quan

  • Quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm với kích thích giác quan: Trẻ có thể phản ứng mạnh với âm thanh lớn, ánh sáng chói hoặc không nhận thức được các kích thích này.
  • Tìm kiếm kích thích giác quan: Trẻ có thể tìm kiếm sự kích thích giác quan bằng cách quay tròn hoặc nhìn vào vật sáng bóng để cảm thấy thoải mái.

Hành vi lặp lại đi lặp lại là biểu hiện đặc trưng của rối loạn phổ tự kỷ

Hành vi lặp lại đi lặp lại là biểu hiện đặc trưng của rối loạn phổ tự kỷ

4. Cải thiện rõ rệt rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ bằng tế bào gốc

Việc sử dụng tế bào gốc để điều trị rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ đã và đang là một chủ đề gây nhiều sự chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu y học. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tế bào gốc có thể mang lại những tiềm năng cải thiện đáng kể đối với hành vi của trẻ tự kỷ, đặc biệt là trong việc cải thiện giao tiếp, tương tác xã hội và giảm các hành vi lặp đi lặp lại.

Tế bào gốc có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể, giúp tái tạo và phục hồi các tế bào bị tổn thương. Đối với trẻ tự kỷ, rối loạn hành vi thường bắt nguồn từ sự bất thường trong các kết nối thần kinh và cấu trúc não bộ. Tế bào gốc có thể giúp tái tạo các tế bào thần kinh trong não, giúp cải thiện sự giao tiếp giữa các khu vực khác nhau trong não bộ. Việc này có thể dẫn đến sự cải thiện trong khả năng nhận thức, giao tiếp và hành vi của trẻ tự kỷ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ có thể gặp phải sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine. Tế bào gốc có thể giúp điều chỉnh và cân bằng các chất này, từ đó làm giảm các triệu chứng hành vi bất thường. 

Liệu pháp tế bào gốc dẫn đầu trong y học điều trị cho trẻ tự kỷ

Liệu pháp tế bào gốc dẫn đầu trong y học điều trị cho trẻ tự kỷ

Tìm hiểu về rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về những khó khăn mà trẻ gặp phải và tìm ra được những phương pháp hỗ trợ hiệu quả. Mặc dù đây là một thách thức lớn, nhưng Mirai Care tin rằng với sự can thiệp kịp thời cùng sự quan tâm từ gia đình và xã hội, trẻ tự kỷ có thể cải thiện hành vi và hòa nhập tốt hơn.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi