Rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách can thiệp
Table of Contents
Rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ không đơn thuần chỉ nghe kém mà còn liên quan đến cách thức bộ não xử lý thông tin âm thanh. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe hiểu lời nói, phân biệt âm thanh, phát triển ngôn ngữ và hòa nhập cuộc sống của trẻ. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ chia sẻ sâu hơn về tình trạng này, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết đến các biện pháp can thiệp.
1. Rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ là gì?
Rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ là tình trạng não không thể dịch đúng ý nghĩa của âm thanh, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin âm thanh.Điều này là do tai và não của chúng không phối hợp hoàn toàn. Mặc dù trẻ có thể nghe thấy âm thanh rõ ràng nhưng não bộ của trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của những âm thanh đó.
Trẻ em mắc chứng bệnh này còn được gọi làrối loạn xử lý thính giác trung ương(CAPD), không thể hiểu những gì chúng nghe theo cùng cách mà những đứa trẻ khác hiểu.Có điều gì đó cản trở cách não nhận biết và diễn giải âm thanh, đặc biệt là lời nói.
Rối loạn thính giác ở trẻ tự kỷ được chia thành 2 loại với các dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào ngưỡng chịu đựng của trẻ:
- Rối loạn thính giác ngưỡng cao
- Rối loạn thính giác ngưỡng thấp.
Với các chiến lược đúng đắn, trẻ tự kỷ bị rối loạn thính giác vẫn có thể học tập thành công và hòa nhập cuộc sống. Nếu tình trạng này không được xác định và điều trị sớm, trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về nghe và học tập ở nhà và trường học.
Trẻ tự kỷ bị rối loạn thính giác gặp khó khăn trong vấn đề hiểu âm thanh
2. Độ nhạy âm thanh ở trẻ tự kỷ
TheoNational Library of Medicinemột nhóm gồm 199 trẻ em và thanh thiếu niên (153 bé trai, 46 bé gái) mắc chứng rối loạn tự kỷ đã được đánh giá về mặt thính học. Mất thính lực từ nhẹ đến trung bình được chẩn đoán ở 7.9% và mất thính lực một bên ở 1.6% trong số những người có thể được kiểm tra phù hợp. Mất thính lực hai bên hoặc điếc rõ rệt đến rất nặng được chẩn đoán ở 3.5% trong số tất cả các trường hợp.
Do khó khăn trong việc xử lý âm thanh, trẻ tự kỷ có thể nhạy cảm với một số âm thanh nhất định, được gọi là hyperacusis (nhạy cảm với âm thanh cao hơn). Đồng thời, trẻ có thể bị mất thính lực ở các phạm vi khác (ví dụ, âm thanh có âm vực cao rất khó chịu đối với trẻ, nhưng trẻ không thể nghe rõ âm thanh có âm vực thấp hơn). Điều này có thể khiến việc phân tích xem các vấn đề có bắt nguồn từ mất thính lực hay không trở nên khó khăn.
Việc tìm hiểu âm thanh nào làm trẻ tự kỷ choáng ngợp giúp phụ huynh quyết định cách xử lý. Một số trường hợp rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ vẫn phản ứng tốt khi đeo tai nghe chống ồn hoặc lựa chọn không gian yên tĩnh. Vài trường hợp khác, trẻ phản ứng kém tức là không phản ứng lại với âm thanh trong môi trường sống của mình. Các bác sĩ thính học nhi khoa và bác sĩ ngôn ngữ trị liệu có thể trò chuyện cùng trẻ để tìm ra mức độ thoải mái với tiếng ồn phù hợp với khả năng tiếp cận của trẻ.
Đa số trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với các âm thanh quá mạnh
3. Dấu hiệu nhận biết rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ
Việc nhận biết sớm rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ là vô cùng quan trọng, giúp trẻ được can thiệp kịp thời và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, việc này thường gặp khó khăn do các biểu hiện của rối loạn thính lực có thể bị nhầm lẫn với các đặc điểm của trẻ tự kỷ. Theo hướng dẫn chẩn đoán của Viện Âm học Hoa Kỳ, một số triệu chứng phổ biến của rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ bao gồm:
- Không thể nghe được ngay cả khi kết quả kiểm tra thính lực của bạn bình thường.
- Khó nghe hoặc dễ bị mất tập trung trong những tình huống ồn ào.
- Gặp khó khăn trong việc xác định âm thanh phát ra từ đâu, hiểu đơn giản là mất khả năng định vị âm thanh.
- Trẻ quá nhạy cảm với âm thanh dù nhỏ nhất cũng thấy không thoải mái.
- Tránh âm thanh khiến bản thân khó chịu bằng cách bịt tai, la hét, thậm chí tự tạo âm thanh khác như nghiến răng, đập bàn ghế,....
- Khó khăn khi làm theo hướng dẫn nhiều bước và dễ bị giật mình.
- Khó khăn khi tham gia vào các cuộc trò chuyện, thường không trả lời câu hỏi.
- Hiểu sai lời mọi người nói, không theo dõi được những câu chuyện cười hay câu chuyện kể, hoặc gặp khó khăn với các hướng dẫn trực tiếp.
- Trẻ tự kỷ bị rối loạn thính lực thường nói "Cái gì?" sau một câu hỏi hoặc yêu cầu nhắc lại câu hỏi.
- Trẻ khó tập trung và thiếu chú ý.
Hiệp hội Ngôn ngữ - Nghe - Nói Hoa Kỳ (ASHA) lưu ý rằng nhiều triệu chứng này thường xuất hiện cùng với các rối loạn khác.Tiến sĩ Light cho biết:“Là những nhà thính học, chúng tôi cho rằng rối loạn xử lý thính giác có thể tồn tại song song với các loại vấn đề khác như rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD hoặc rối loạn xử lý ngôn ngữ.”
Nhận biết sớm rối loạn thính giác ở trẻ tự kỷ là vô cùng quan trọng
4. Nguyên nhân của rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ
Rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân điển hình phải kể đến:
- Yếu tố di truyền:Một số trẻ tự kỷ có thể mang gen di truyền làm tăng nguy cơ rối loạn thính giác. Các gen này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và chức năng của dây thần kinh thính giác cũng như các vùng não chịu trách nhiệm xử lý âm thanh. Một số đột biến gen liên quan đến hội chứng Waardenburg hoặc hội chứng Usher cũng là nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ kèm mất thính lực.
- Vấn đề về cấu trúc tai:Trẻ tự kỷ bị dị tật bẩm sinh ở tai như hẹp ống tai ngoài, màng nhĩ không bình thường,... gây cản trở đường dẫn truyền âm thanh.
- Rối loạn xử lý thính giác trung ương:Đây là nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận, phân biệt, ghi nhớ và hiểu ý nghĩa âm thanh, đặc biệt trong môi trường ồn ào.
- Nhạy cảm giác thính giác:Trẻ tự kỷ có xu hướng nhạy cảm với âm thanh hơn so với trẻ bình thường. Chúng thường cảm thấy khó chịu, đau đớn khi nghe tiếng ồn lớn hoặc âm thành tần số cao. Bên cạnh đó, một số trẻ tự kỷ kém nhạy cảm với âm thanh, cần tăng âm lượng để nghe rõ.
- Các yếu tố môi trường:Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài như tiếng ồn từ máy móc, giao thông hoặc âm nhạc lớn,... gây tổn thương tế bào lông trong tai trong. Từ đó, dẫn đến thính lực bị rối loạn, mất khả năng nhận diện âm thanh. Hơn nữa, trẻ tự kỷ có xu hướng nhạy cảm hơn với tiếng ồn so với trẻ bình thường, do đó cần đặc biệt chú ý bảo vệ thính giác của trẻ trong môi trường ồn ào.
Rối loạn thính giác khiến trẻ tự kỷ nhạy cảm quá mức với âm thanh và tiếng động. Bên cạnh đó, tình trạng này còn ảnh hưởng đến:
- Khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ.
- Gây khó khăn trong học tập và phát triển ngôn ngữ.
- Tăng nguy cơ lo âu, căng thẳng và các vấn đề về hành vi.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình.
Thính giác của trẻ tự kỷ bị rối loạn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
5. Cách can thiệp và hỗ trợ trẻ tự kỷ bị rối loạn thính lực
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ mà cha mẹ lựa chọn áp dụng phương pháp can thiệp và hỗ trợ phù hợp. Dưới đây là một vài biện pháp mang lại hiệu quả cao, phụ huynh có thể cân nhắc:
- Đánh giá thính lực chuyên sâu:Phát hiện rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ sớm vô cùng quan trọng giúp phụ huynh can thiệp kịp thời, chớp "thời cơ vàng" phát triển ngôn ngữ, kỹ năng nghe hiểu của trẻ. Tuy nhiên, trẻ cần được kiểm tra bởi các chuyên gia thính học, bác sĩ tai mũi họng và các nhà trị liệu ngôn ngữ có kinh nghiệm để xác định chính xác mức độ rối loạn.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ thính giác (nếu cần):Với trẻ rối loạn thính lực nặng hoặc mất thính giác, phụ huynh có thể cho con sử dụng máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử hoặc thiết bị hỗ trợ khác. Lưu ý, cha mẹ hướng dẫn con cách sử dụng thiết bị và tập làm quen với âm thanh mới.
- Liệu pháp can thiệp hành vi và ngôn ngữ trị liệu:Giống như các vấn đề về giao tiếp, rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ cũng được cải thiện nhờ phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA (Phân tích hành vi ứng dụng). Ngoài ra, trị liệu ngôn ngữ cũng rất quan trọng. Đối với trẻ tự kỷ bị rối loạn thính lực, trị liệu ngôn ngữ giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, hiểu và sử dụng ngôn từ hiệu quả.
- Xây dựng môi trường sống, học tập thân thiện:Vốn dĩ nhiều trẻ tự kỷ không thích môi trường quá ồn ào nên khi bị rối loạn thính giác trẻ càng khó chịu nếu môi trường xung quanh không yên tĩnh. Vì thế, việc hạn chế tiếng ồn, sử dụng vật liệu cách âm để trẻ tập trung và thư giãn.
Sử dụng biện pháp can thiệp sớm giúp trẻ tránh biến chứng nguy hiểm về thính lực
Trên đây là chi tiết về rối loạn thính lực ở trẻ tự kỷ bao gồm định nghĩa, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách can thiệp và hỗ trợ phù hợp. Hy vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng này, từ đó, sớm phát hiện con bị tự kỷ có đang rối loạn thính giác không và lựa chọn phương pháp cải thiện sớm, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến trẻ tự kỷ thì đừng quên theo dõi Mirai Care mỗi ngày.
Bài viết phổ biến khác