phone

So sánh trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ là hai hội chứng đều liên quan đến sự phát triển của trẻ, nhưng chúng lại có những đặc điểm và cách thức can thiệp khác nhau. Trong bài viết này, Mirai Care sẽ giúp bạn so sánh trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ, từ đó giúp phụ huynh hiểu hơn về con em mình và tìm ra cách hỗ trợ phù hợp để trẻ phát triển tốt nhất.

1. Những tiêu chí so sánh trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển

Tiêu chí

Trẻ tự kỷ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nguyên nhân

Phần lớn do di truyền, yếu tố môi trường hoặc các rối loạn ở não bộ. Trẻ tự kỷ có thể mắc phải các rối loạn phát triển do sự tác động của các yếu tố bên ngoài hoặc vấn đề về gen.

Thường liên quan đến yếu tố di truyền, chấn thương não hoặc bệnh lý. Đa phần liên quan đến yếu tố sức khỏe tổn thương não từ sớm

Giao tiếp

- Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, đặc biệt là trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ và hành vi lặp lại. 

- Các bé tự kỷ có thể thể hiện sự thiếu giao tiếp hoặc sử dụng các hành động lặp đi lặp lại để thể hiện cảm xúc.

- Trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp do trình độ nhận thức thấp. 

- Chúng có thể gặp vấn đề trong việc hiểu các khái niệm cơ bản, gây khó khăn trong việc thể hiện bản thân và hiểu người khác.

Khả năng học tập

Mặc dù trẻ tự kỷ có thể giỏi trong một số lĩnh vực (như âm nhạc, toán học) nhưng trẻ lại gặp khó khăn trong việc thích nghi với những trường hợp học tập khác hoặc các môn học không phải sở trường.

- Trẻ gặp hạn chế trong tất cả các môn học, học tập chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. 

- Khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ thường rất hạn chế và chậm.

Hành vi

Trẻ tự kỷ có thể lặp lại hành vi và thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới những thứ mà người khác không quan tâm (như một vật thể cụ thể). Hành vi của trẻ thường lặp lại và có thể rất đặc biệt.

Hành vi của trẻ thường phù hợp với độ tuổi nhưng trẻ có thể thiếu sự linh hoạt trong hành vi và không thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng hoặc những tình huống không quen thuộc.

Trình độ IQ

Trình độ IQ của trẻ tự kỷ rất đa dạng. Có những trẻ có IQ rất cao và có thể vượt trội trong một số lĩnh vực (như âm nhạc hoặc toán học) nhưng cũng có những trẻ có IQ thấp.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có IQ dưới trung bình (dưới 70). Điều này cho thấy khả năng nhận thức và tiếp thu của trẻ bị hạn chế một cách tổng thể.

So sánh trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ

So sánh trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ

2. Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ

Can thiệp sớm là yếu tố quan trọng giúp trẻ vượt qua các rào cản trong phát triển, cải thiện kỹ năng và chất lượng cuộc sống. Việc áp dụng các phương pháp can thiệp phù hợp sẽ giúp trẻ đạt được sự phát triển tối đa, đồng thời giảm thiểu những khó khăn trong tương lai.

2.1. Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

  • Liệu pháp hành vi (ABA - Applied Behavior Analysis)

Liệu pháp hành vi là một phương pháp can thiệp quan trọng đối với trẻ tự kỷ, được áp dụng để cải thiện các kỹ năng giao tiếp, hành vi xã hội và giúp trẻ điều chỉnh hành vi lặp lại không mong muốn. ABA sử dụng các kỹ thuật điều chỉnh hành vi tích cực, thúc đẩy sự thay đổi thông qua phần thưởng và sự khuyến khích, giúp trẻ tự kiểm soát tốt hơn trong môi trường xã hội.

  • Trị liệu ngôn ngữ

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, việc phát triển ngôn ngữ là yếu tố then chốt giúp trẻ hòa nhập và giảm bớt sự bức xúc trong việc thể hiện bản thân. Khi đó, trị liệu ngôn ngữ hỗ trợ trẻ tự kỷ phát triển khả năng giao tiếp, đặc biệt là trong việc sử dụng lời nói hoặc các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, hình ảnh. Trẻ sẽ được dạy các kỹ năng giao tiếp cơ bản để có thể bày tỏ nhu cầu và cảm xúc của mình.

  • Can thiệp giác quan

Việc điều chỉnh sự phản ứng với kích thích giác quan giúp trẻ giảm thiểu những hành động kích động hoặc không thể kiểm soát trong những môi trường xung quanh phức tạp. Trẻ tự kỷ có thể phản ứng thái quá hoặc thiếu phản ứng với các kích thích giác quan từ môi trường (âm thanh, ánh sáng, mùi). Can thiệp giác quan giúp trẻ điều chỉnh các phản ứng này, tạo ra môi trường an toàn và thoải mái hơn cho trẻ.

Sự kiên nhẫn của ba mẹ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời nhất với trẻ 

Sự kiên nhẫn của ba mẹ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời nhất với trẻ 

  • Liệu pháp chơi

Liệu pháp chơi giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng xã hội, cảm xúc và giao tiếp qua các hoạt động vui chơi. Qua đó, trẻ học cách tương tác với bạn bè và người lớn, giúp cải thiện khả năng hòa nhập.

  • Liệu pháp tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốc đang được nghiên cứu để điều trị các rối loạn phát triển thần kinh, bao gồm cả tự kỷ. Mặc dù liệu pháp này còn đang trong quá trình nghiên cứu, nó mở ra cơ hội tiềm năng giúp cải thiện sự phát triển thần kinh và giảm bớt các triệu chứng tự kỷ. Qua nghiên cứu, đây là một phương pháp can thiệp mới, mang đến hy vọng cho những trẻ có triệu chứng tự kỷ nặng, giúp tăng cường sự phát triển thần kinh và cải thiện các chức năng của não bộ.

Ba năm đầu đời là “thời điểm vàng” trong can thiệp trí tuệ cho trẻ

Ba năm đầu đời là “thời điểm vàng” trong can thiệp trí tuệ cho trẻ 

2.2. Can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

  • Giáo dục đặc biệt

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường không thể tiếp thu kiến thức cùng lúc với các bạn đồng trang lứa. Chương trình học cá nhân hóa giúp trẻ học hỏi theo tốc độ của mình, từ đó giảm thiểu áp lực và cải thiện khả năng nhận thức.

  • Trị liệu kỹ năng sống

Việc phát triển kỹ năng sống là cực kỳ quan trọng đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, giúp trẻ không chỉ cải thiện chất lượng sống mà còn có thể trở thành những người trưởng thành tự lập. Trị liệu kỹ năng sống giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ học cách tự lập trong các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân và lên kế hoạch cho công việc của mình. 

  • Tăng cường giao tiếp

Dạy trẻ cách diễn đạt ý kiến, nhu cầu thông qua lời nói hoặc ký hiệu là một phần quan trọng trong can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trẻ sẽ được huấn luyện để sử dụng ngôn ngữ cơ bản hoặc các hình thức giao tiếp khác, giúp trẻ thể hiện mình rõ ràng hơn.

  • Sử dụng công nghệ hỗ trợ

Đây là một giải pháp bổ trợ tốt cho các phương pháp giáo dục truyền thống bởi công nghệ mang đến những công cụ học tập hấp dẫn và dễ tiếp cận, giúp trẻ tiếp thu thông tin một cách hiệu quả hơn. Các phần mềm giáo dục và thiết bị hỗ trợ học tập sẽ giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Đồng thời các ứng dụng công nghệ có thể cung cấp các bài học trực quan, dễ hiểu và phù hợp với khả năng của từng trẻ.

Can thiệp bằng cách liệu pháp sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng tâm lý

Can thiệp bằng cách liệu pháp sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng tâm lý

  • Liệu pháp tế bào gốc

Không chỉ có tự kỷ, Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo đã thực hiện một cađiều trị bệnh chậm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 tuổigiúp bé cải thiện được IQ. 

Chỉ số thông minh (IQ) của trẻ chậm phát triển trí tuệ:

  • Trước điều trị: 45
  • Sau điều trị: 55

Sau khi thực hiện điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, không chỉ có chỉ số IQ mà các kỹ năng khác như giao tiếp cũng được cải thiện đáng kể khi trẻ gia tăng được vốn từ vựng của mình.

Vậy nên, gia đình không nên từ bỏ mà nên cân nhắc liệu pháp tế bào gốc như một biện pháp điều trị tích cực cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Việc so sánh trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển trí tuệ là bước quan trọng để cha mẹ nhận thức được con trẻ đang thuộc hội chứng nào, từ đó giúp trẻ vượt qua khó khăn trong phát triển và hòa nhập tốt hơn với xã hội. Các phương pháp can thiệp như liệu pháp hành vi, trị liệu ngôn ngữ, giáo dục đặc biệt và kỹ năng sống đều đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, học tập và phát triển cảm xúc. Tùy theo từng trẻ, Mirai Care tin rằng các phương pháp này có thể được áp dụng linh hoạt để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. 

Liên hệ Miraicare ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!
Website: https://miraicare.vn/
Hotline: 18008144

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi