phone

Các tật về phát triển vận động ở trẻ mà bố mẹ cần biết

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Không phải bé nào cũng có thể phát triển bình thường, một số trường hợp có thể bị tật về phát triển vận động ở trẻ, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt. Nội dung bài viết dưới đây của Mirae Care sẽ giúp bố mẹ có thể thông tin tham khảo, quan sát quá trình phát triển, để con phát triển toàn diện. 

1. Tầm quan trọng của sự phát triển vận động ở trẻ nhỏ

Sự phát triển vận động ở trẻ nhỏ đóng vai trò quan trọng để các bé trưởng thành, hoàn thiện kỹ năng di chuyển, tương tác với thế giới xung quanh và phát triển thể chất toàn diện. 

Trẻ có khả năng vận động tốt sẽ có khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày dễ dàng, hỗ trợ phát triển trí tuệ, khả năng giao tiếp và giúp tư duy linh hoạt hơn. 

Sự phát triển vận động của trẻ đóng vai trò quan trọng trong hành trình trưởng thành của con

Sự phát triển vận động của trẻ đóng vai trò quan trọng trong hành trình trưởng thành của con

Sự phát triển vận động của trẻ nhỏ được phân chia thành 2 nhóm là vận động thô và vận động tinh. Cả hai nhóm này cần được phát triển đồng đều để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và kỹ năng phát triển cơ thể. 

Vận động thô

Vận động tinh

  • Phát triển thể lực, chiều cao, tăng oxy lên não, cân bằng sự phối hợp giữa 2 bán cầu não và phát triển trí lực 
  • Phối hợp kiểm soát cơ bắp của chân, tay và phần thân 
  • Biết đi thăng bằng, nhảy, ném, đá và bắt 
  • Có sức mạnh cơ bắp và sự cân bằng, có khả năng điều khiển và phối hợp 
  • Tăng cường thể lực chống lại bệnh tật 
  • Giảm nguy cơ thừa cân, béo phì 
  • Phát triển vận động thô trước vận động tinh 
  • Phát triển chủ yếu về cơ bắp nhỏ của bàn tay, ngón tay 
  • Giúp cải thiện, phát triển việc kiểm soát và phối hợp của các hoạt động vận động của bàn tay 
  • Trẻ tự làm được nhiều việc cho chính bản thân 
  • Đặt nền tảng cho việc phát triển của trẻ sau này 

2. Mốc phát triển vận động ở trẻ phát triển bình thường

Trẻ nhỏ phát triển theo từng giai đoạn với những dấu mốc quan trọng riêng. Dưới đây là mốc phát triển vận động ở trẻ phát triển bình thường để bố mẹ theo dõi thêm: 

  • Giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu cử động chân tay nhiều, có thể nhấc đầu khi nằm sấp, bắt đầu kiểm soát cổ, một số bé có thể lật người từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa. Bé biết cười tự nhiên, biết hóng chuyện, tò mò và quan sát theo sự di chuyển của đồ vật. 
  • Giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi: Bé có khả năng nắm giữ đồ vật trong tay, thích cười đùa với mọi người. Trẻ có thể tự lật, giữ đầu vững, chống tay nâng ngực khi nằm sấp, với tay lấy đồ chơi và đưa đồ vật vào miệng. 
  • Giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi:Trẻ biết chơi ú òa, cầm thức ăn, tự ăn. Bé bắt đầu tự ngồi vững mà không cần hỗ trợ, trườn, bò di chuyển và có thể tự vịn vào đồ vật để đứng lên. 
  • Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi: Bé biết lắng nghe và thực hiện các yêu cầu như đi, vẫy tay,... Trẻ có thể phân biệt được người lạ, có cảm giác xấu hổ, ngại với người lạ. Một số bé có thể đứng vững, vịn vào bàn ghế để di chuyển ngang, có thể đi vài bước nếu được hỗ trợ. Vài bé phát triển lớn có thể đi độc lập ở giai đoạn này. 
  • Giai đoạn từ 12 tháng tuổi trở lên: Trẻ tập đi, đứng, cúi người nhặt đồ, chập chững chạy,...

Các dấu mốc phát triển vận động ở trẻ

Các dấu mốc phát triển vận động ở trẻ

3. Các tật về phát triển vận động thường gặp ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Các bé trong quá trình phát triển vận động có thể gặp nhiều vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng tới khả năng di chuyển và sinh hoạt thường ngày. Do đó, bố mẹ cần phải theo sát sự phát triển của con để có thể can thiệp kịp thời. Một số tật về phát triển vận động ở trẻ phổ biến phụ huynh có thể tham khảo thêm như: 

3.1 Tật bàn chân bẹt

Tật bàn chân bẹt là tình trạng bàn chân không có vòm cong tự nhiên mà bằng phẳng hoàn toàn khi đặt xuống mặt đất. Điều này khiến toàn bộ lòng bàn chân tiếp xúc với bề mặt thay vì chỉ có phần mép ngoài và gót chân chịu lực.

Tật về phát triển vận động ở trẻ này có thể tự điều chỉnh khi bé lớn, tuy nhiên, nếu sau 6 tuổi vẫn còn tồn tại thì cần can thiệp y tế để tránh để lại ảnh hưởng lâu dài. Tác động của tật bàn chân bẹt có thể kể đến như: 

  • Giảm khả năng vận động, gây mệt mỏi, khó chịu khi chạy nhảy.
  • Thiếu vòm bàn chân có thể làm cho trẻ bị mất cân bằng, dễ té ngã, chấn thương mắt cá nhân.
  • Chân bẹt có thể gây đau nhức kéo dài ở chân, đầu gối, hông và cột sống.
  • Làm thay đổi dáng đi, gây áp lực không đều lên khớp, dẫn đến lệch trục chân.

Tật bàn chân bẹt khiến trẻ gặp khó khăn khi chạy nhảy

Tật bàn chân bẹt khiến trẻ gặp khó khăn khi chạy nhảy

3.2 Tật chân vòng kiềng

Tật chân vòng kiềng ở trẻ hay chân chữ O là tình trạng khi bé đứng thẳng, hai mắt cá chân chạm nhau nhưng đầu gối lại cách xa nhau, tạo hình dáng cong ra ngoài của chân. Đây là tật phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên nhưng sau 2 tuổi cần phải can thiệp y tế. 

Về tác động của tật chân vòng kiềng ở trẻ có thể kể đến như: 

  • Làm cho dáng đi không cân đối, dễ bị loạng choạng, gây mất thăng bằng, dễ vấp ngã , gây khó khăn cho trẻ trong việc vận động.
  • Chân vòng kiềng gây áp lực trọng lượng không đều lên khớp gối, mắt cá chân, tăng nguy cơ thoái hóa khớp sớm, bé bị đau nhức khớp, dễ mắc các bệnh lý như viêm khớp, lệch trục khớp gối, tổn thương sụn khớp.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, khiến trục chân bị lệch vĩnh viễn, giảm hiệu suất vận động của trẻ.
  • Gây đau nhức, mỏi chân khi đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Làm thay đổi trục xương cơ thể, ảnh hưởng tư thế đứng, đi, nặng hơn có thể gây lệch cột sống, gù lưng, đau lưng mãn tính khi trưởng thành.

Chân vòng kiềng gây nhức mỏi cho bé khi đứng trong thời gian dài

Chân vòng kiềng gây nhức mỏi cho bé khi đứng trong thời gian dài

3.3 Tật đứng đi nhón gót

Tật đứng đi nhón gót là khi trẻ thường xuyên id bằng đầu ngón chân thay vì đi bằng cả bàn chân xuống mặt đất. Tình trạng này thường xuyên xảy ở trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý nếu bé có tật đứng đi nhón gót kéo dài sau 2 đến 3 tuổi thì cần phải đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý về cơ, thần kinh hoặc thói quen vận động không đúng 

Tật đứng đi nhón gót chân có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ như: 

  • Gây mất cân bằng khi di chuyển, khó kiểm soát tư thế, dễ té ngã.
  • Làm căng cơ bắp chân, gây đau nhức hoặc gây cứng khớp khi trẻ lớn lên.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng có thể làm biến dạng cấu trúc bàn chân hoặc gây khó khăn trong việc lựa chọn giày dép phù hợp.

Tật đứng đi nhón gót làm cho bé mất cân bằng khi di chuyển

Tật đứng đi nhón gót làm cho bé mất cân bằng khi di chuyển

3.4 Tật đầu méo

Tật đầu méo hay hội chứng đầu bẹt, đầu lép là tình trạng một bên đầu của trẻ bị phẳng hoặc méo do áp lực tác động lên hộp sọ khi còn nhỏ. Vì hộp sọ của trẻ sơ sinh còn mềm và dễ thay đổi hình dạng, việc nằm sai tư thế trong thời gian dài có thể khiến đầu trẻ bị biến dạng. 

Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thường không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhưng nếu không khắc phục kịp thời có thể tác động đến thẩm mỹ và cấu trúc xương mặt sau này.

Tật đầu méo để lại nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự phát triển của trẻ, có thể đến như: 

  • Đầu trẻ có thể bị méo vĩnh viễn nếu không được điều chỉnh sớm, làm thay đổi hình dạng khuôn mặt, hộp sọ khi trưởng thành.
  • Đầu méo làm cho một bên mặt phát triển không đồng đều, ảnh hưởng đến cấu trúc răng và xương hàm.
  • Có thể gây lệch cột sống, ảnh hưởng đến tư thế đi, đứng, ngồi.
  • Gặp khó khăn trong việc xoay đầu, ảnh hưởng đến khả năng quan sát và vận động.

Tật đầu méo không điều chỉnh sớm có thể làm thay đổi hình dạng khuôn mặt

Tật đầu méo không điều chỉnh sớm có thể làm thay đổi hình dạng khuôn mặt

3.5 Tự kỷ và mối liên hệ với các vấn đề vận động

Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ. Các bé mắc chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, duy trì giao tiếp bằng mắt, hoặc phản ứng với môi trường xung quanh theo cách thông thường. 

Ngoài các đặc điểm về hành vi và nhận thức, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ tự kỷ thường gặp phải những vấn đề liên quan đến vận động, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và thực hiện các hoạt động thể chất hàng ngày.

Trẻ bị tự kỷ thường gặp nhiều vấn đề trong vận động, có thể kể đến như: 

  • Chậm phát triển vận động trong các hoạt động như lẫy, bò, đứng, đi muộn hơn so với các bé bình thường.Việc giữ thăng bằng, điều khiển cơ thể và phối hợp động tác cũng sẽ gặp khó khăn.
  • Kém linh hoạt, vận động vụng về trong việc chạy nhảy, leo cầu thang, các hoạt động đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều như cài cúc áo, buộc dây giày,...
  • Dáng đi cứng nhắc, không linh hoạt, thường xuyên đi nhón gót,...
  • Gặp khó khăn khi thực hiện các động tác yêu cầu sự phối hợp giữa tay và mắt như vẽ tranh, xếp hình, ném bắt bóng,...
  • Trẻ tự kỷ sẽ ít tham gia vào các hoạt động thể thao, trò chơi vận động, dẫn đến thiếu hụt về thể chất và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Tự kỷ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển vận động ở trẻ

Tự kỷ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển vận động ở trẻ

Trên đây là thông tin tật về phát triển vận động ở trẻ để phụ huynh tham khảo thêm. Bố mẹ cần chú ý đến việc theo dõi các mốc phát triển vận động để phát hiện sớm các tật thường gặp của con để có phương án can thiệp, hỗ trợ kịp thời, đúng lúc để con phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Thường xuyên theo dõi các bài viết của Mirai Care để bỏ túi thêm nhiều thông tin sức khỏe của trẻ em hữu ích khác.

Liên hệ Miraicare ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!
Website: https://miraicare.vn/
Hotline: 18008144

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi