phone

Tế Bào Gốc Trung Mô: Nguyên lý, nguồn gốc và ứng dụng

Tế Bào Gốc Trung Mô: Nguyên lý, nguồn gốc và ứng dụng

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Với khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác nhau, tế bào gốc trung mô đã trở thành hy vọng mới trong việc điều trị các bệnh lý mà trước đây những phương pháp truyền thống không thể thực hiện được. Không chỉ giúp tái tạo các mô và cơ quan bị tổn thương, tế bào gốc trung mô còn có tiềm năng điều trị các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh Parkinson và tiểu đường.

Nội dung bài viết


1. Khái quát về tế bào gốc trung mô (MSC)

Tế bào gốc trung mô

1.1. Tế bào gốc trung mô (MSC) là gì?

Tế bào gốc trung mô có khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào chuyên biệt
Tế bào gốc trung mô (MSC) là các tế bào gốc đa năng có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, bao gồm tế bào xương (nguyên bào xương), tế bào sụn, tế bào cơ, tế bào mỡ tạo ra mô mỡ tủy,... 

Lúc đầu, chúng được mô tả là các tế bào bám dính với bề ngoài giống như nguyên bào sợi có thể biệt hóa thành tế bào xương, tế bào sụn, tế bào mỡ, tế bào mười và tế bào cơ [1].
Tế bào gốc trung mô MSC có thể được phân lập từ tủy xương và dễ dàng tách ra khỏi tế bào gốc tạo máu do khả năng bám dính của chúng [2]. Chúng được sử dụng trong kỹ thuật mô và y học tái tạo [3]]. Chúng được đặc trưng bởi khả năng lưu trữ lâu dài mà không bị mất hiệu lực đáng kể [4]

>>> Có thể bạn quan tâm tế bào gốc là gì

1.2. Nguyên lý tế bào gốc trung mô

Tế bào gốc trung mô có khả năng tăng sinh khi được nuôi cấy ở điều kiện thích hợp bên ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng có khả năng biệt hóa để trở thành các loại tế bào chức năng khác nhau như sụn, mỡ, xương, gan, thận, thần kinh,...

Ngoài ra, tế bào gốc trung mô còn tham gia vào cả hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích ứng. Chức năng điều hòa miễn dịch của chúng được thực hiện chủ yếu thông qua tiếp xúc giữa tế bào với tế bào và hoạt động cận tiết. 

Với những đặc tính ưu việt và chuyên biệt này, tế bào gốc trung mô đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh cũng như làm đẹp. Liệu pháp tế bào gốc mang lại hi vọng mới cho con người trong việc “cải lão hoàn đồng” và chặn đứng bệnh tật ngay khi chúng chưa kịp phát triển.

1.3. Tế bào gốc trung mô được tìm thấy ở đâu?

Tế bào gốc trung mô có ở nhiều nơi trong cơ thể người

Trong cơ thể con người, tế bào gốc trung mô thường tồn tại ở nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau như: Tủy xương, mô mỡ, nhau thai, dịch ối, nội mạc tử cung, dây rốn trẻ sơ sinh,… Dựa trên sự phân bố của chúng, các nhà khoa học đã xác định nguồn thu nhận tế bào gốc trung mô phổ biến nhất hiện nay gồm 3 nguồn từ dây rốn trẻ sơ sinh, tuỷ xương và mô mỡ.

Nhờ sở hữu đặc tính sẵn có và dễ thu thập, tế bào gốc trung mô cung cấp giải pháp điều trị với độ an toàn cao, ít xâm lấn, đồng thời giảm thiểu chi phí cho người bệnh. Đó cũng chính là lý do khiến việc ứng dụng loại tế bào gốc đặc biệt này ngày càng trở nên phổ biến. 

2. Các loại tế bào gốc trung mô

Các loại tế bào gốc trung mô

2.1. Tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương

Từ năm 1950, trong văn y, tuỷ xương được mô tả là nguồn dồi dào chứa nhiều tế bào gốc tạo máu cũng như hỗn hợp các tế bào hỗ trợ cho quá trình sản sinh thành phần tạo máu. Thế nhưng trên thực tế trong tuỷ xương, tế bào gốc trung mô chỉ chiếm tỷ trọng từ 0,001 - 0,01% số lượng tế bào đơn nhân. Tuy chỉ có số lượng nhỏ nhưng nếu được nuôi cấy trong điều kiện thích hợp, các tế bào này vẫn có khả năng tăng sinh và biệt hoá vượt trội.

Cụ thể, tế bào gốc trung mô từ tủy xương có khả năng biệt hóa thành các dòng tế bào thuộc lớp trung mô như tế bào mỡ, sụn, xương. Tuy nhiên ở một số thí nghiệm khác, chúng cũng cho thấy khả năng biệt hóa thành tế bào tim, tế bào gan, tế bào thần kinh,... mặc dù phải trải qua quá trình biệt hóa phức tạp với nhiều giai đoạn và tỷ lệ thành công thấp.

2.2. Tế bào gốc có nguồn gốc từ mô mỡ

Thu nhận mỡ và đưa vào phòng thí nghiệm tách chiết có thể thu được tế bào gốc 

Mô mỡ là nguồn chứa dồi dào tế bào gốc trung mô. Tại mô mỡ, quá trình trưởng thành của các tế bào mỡ và quá trình hình thành khối mô mỡ bên trong cơ thể đều được sự đóng góp rất lớn của tế bào gốc trung mô. Tế bào gốc trung mô khi ấy sẽ biệt hóa thành các tế bào mỡ trưởng thành mà con người cần sử dụng.

Tương tự như tủy xương, tế bào gốc trung mô từ mô mỡ cũng có những đặc tính quan trọng như tăng sinh và biệt hóa đa dạng. Để thu được tế bào gốc trung mô từ mô mỡ, các chuyên gia tiến hành phẫu thuật thu thập mô mỡ hoặc hút mỡ. Nguồn mỡ này sau đó được xử lý với enzymes collagenase để thu về phân đoạn mạch nền chứa các tế bào nội mô, nguyên bào sợi, bạch cầu, hồng cầu, đại thực bào, tế bào quanh mạch và tế bào gốc trung mô.

2.3. Tế bào gốc trung mô tại dây rốn

Vào năm 1974, việc phát hiện ra nguồn tế bào gốc tạo máu từ chính dây rốn đã mở ra hướng nghiên cứu hoàn toàn mới trong giới y học. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểm nghi ngờ vì dây rốn vào thời điểm đó thường bị xem là rác thải trong y khoa và không có giá trị gì về khoa học.

Tuy nhiên mọi chuyện thay đổi vào năm 1991, khi ấy nhà khoa học McElreavey và các cộng sự đã phân lập thành công  tế bào dạng sợi từ lớp màng nhầy Wharton’s Jelly, đồng thời tiến hành phân tích đặc tính sinh học của dòng tế bào này. Đến năm 2004, đặc tính sinh học của chúng được chứng minh chính là tế bào gốc trung mô nhờ vào khả năng tăng sinh, biệt hoá và có marker trên bề mặt.

Tế bào gốc trung mô tại dây rốn có tốc độ tăng sinh và khả năng tự làm mới nhiều hơn so với 2 loại tế bào gốc trung mô từ tủy xương và mô mỡ. Loại tế bào gốc này chỉ với lượng nhỏ khoảng 15g có thể được xử lý và phân lập trong phòng thí nghiệm để nuôi cấy, tăng sinh thành hàng tỷ tế bào mới. 

3. Ứng dụng và các thử nghiệm lâm sàng về Tế bào gốc trung mô

Ứng dụng tế bào gốc trung mô

Tế bào gốc được ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều tranh luận xoay quanh việc ứng dụng tế bào gốc trung mô vào trong điều trị bệnh. Tuy nhiên những nghiên cứu xuất hiện ngày càng nhiều đã dần dần chứng minh được cơ chế và vai trò của tế bào gốc, rằng loại tế bào này thật sự có khả năng điều trị và làm đẹp hiệu quả.

Cụ thể, tế bào gốc trung mô được ứng dụng điều trị cho hơn 374 bệnh lý như: Chấn thương thần kinh, rối loạn miễn dịch, rối loạn chuyển hoá, bệnh lý tim mạch,... Trong đó các bệnh lý được quan tâm hàng đầu gồm tự kỷ, xơ gan, xương khớp, tiểu đường, tim mạch, đột quỵ,... Những nghiên cứu lâm sàng đều cho thấy trong quá trình ứng dụng tế bào gốc không ghi nhận bất kỳ trường hợp xấu nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

4. Đơn vị kết nối điều trị bệnh bằng tế bào gốc trung mô tại Nhật Bản

Tế bào gốc trung mô

Tế bào gốc trung mô trên thế giới đã được ứng dụng vô cùng rộng rãi, thế nhưng ở Việt Nam, việc điều trị vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định. Vì vậy nhiều người Việt dù muốn vẫn chưa tìm được cơ sở trong nước ưng ý để trao gửi niềm tin sức khoẻ của mình.
Thấu hiểu được nhu cầu này, Mirai Care đã liên kết cùng các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín tại Nhật Bản để tạo điều kiện cho người Việt sang Nhật điều trị đúng nơi - đúng bệnh. Đến với Mirai Care, khách hàng sẽ được chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sức khoẻ, sau đó tư vấn giải pháp phù hợp và hỗ trợ thủ tục sang đất nước mặt trời mọc để điều trị bệnh hoặc làm đẹp. 
Liên hệ tư vấn cùng Mirai Care: 

  • Công ty Cổ phần Mirai Care
  • Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Trụ sở chính: IDMC Building, 18 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline:18008144

Tế bào gốc trung mô đã chứng tỏ tiềm năng vô hạn trong việc điều trị các bệnh lý và làm đẹp. Với khả năng biến đổi thành nhiều loại tế bào khác nhau, chúng mở ra cánh cửa mới cho ngành y học từ việc phục hồi mô cơ, xương và da cho đến điều trị bệnh tim và tiểu đường. Hy vọng vào một tương lai không xa, tế bào gốc trung mô có thể trở nên ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Tài liệu tham khảo:

  • (1) Deng ZL, Sharff KA, Tang N, Song WX, Luo J, Luo X, et al. Regulation of osteogenic differentiation during skeletal development. Front Biosci. 2008; 13: 2001-2021. https://goo.gl/6GPcYc
  • (2) Zhang L, Chan C. Isolation and enrichment of rat mesenchymal stem cells (MSCs) and separation of single-colony derived MSCs. J Vis Exp.2010; 22: 1852. https://goo.gl/kggAuq
  • (3) Kim HJ, Kim UJ, Vunjak-Novakovic G, Min BH, Kaplan DL. Infl uence of macroporous protein scaffolds on bone tissue engineering from bone marrow stem cells. Biomaterials. 2005; 26: 4442-4452. https://goo.gl/5k11we
  • (4) Parekkadan B, Milwid JM. Mesenchymal stem cells as therapeutics. Annual Review of Biomedical Engineering. 2010; 12: 87-117. https://goo.gl/La5Gv7
  • (5) https://www.mayo.edu/research/labs/bone-injury-repair/research/mesenchymal-stem-cell-biology