phone

Tế bào gốc vạn năng và tiềm năng ứng dụng trong y học

Tế bào gốc vạn năng và tiềm năng ứng dụng trong y học

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Nhờ khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, tế bào gốc vạn năng đang được nghiên cứu để điều trị và tái tạo các mô, cơ quan trong cơ thể. Với sự tiến bộ của khoa học, tế bào gốc vạn năng hứa hẹn mở ra cánh cửa mới trong việc chữa trị các bệnh nan y, giảm thiểu khả năng phản ứng miễn dịch và đem lại hy vọng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

 

Nội dung bài viết


1. Tìm hiểu về tế bào gốc vạn năng

1.1. Tế bào gốc vạn năng là gì?

Tế bào gốc vạn năng
Tế bào gốc vạn năng có thể biệt hoá thành nhiều tế bào khác nhau trong cơ thể

Tế bào gốc vạn năng là tế bào tăng sinh vô hạn và có khả năng tự làm mới bằng cách phân chia và phát triển thành 3 nhóm tế bào chính, bao gồm: 

  • Ectoderm: Tạo ra da và hệ thần kinh
  • Endoderm: Hình thành đường tiêu hóa và đường hô hấp, tuyến nội tiết, gan và tuyến tụy
  • Mesoderm: Hình thành xương, sụn, hầu hết hệ tuần hoàn, cơ, mô liên kết,...

Vì có khả năng tạo ra các tế bào từ cả ba lớp cơ bản này nên tế bào gốc vạn năng có thể tạo ra bất kỳ tế bào hoặc mô nào mà cơ thể cần để tự sửa chữa. Đó cũng chính là lý do chúng được gọi với cái tên vạn năng và là loại tế bào gốc hấp dẫn cho các liệu pháp tế bào gốc điều trị bệnh

Hiện tại, vẫn chưa rõ loại tế bào gốc vạn năng nào cuối cùng sẽ được sử dụng để tạo ra tế bào điều trị. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng tất cả chúng đều có giá trị cho mục đích nghiên cứu và mỗi loại đều có những tính chất thú vị riêng để các nhà khoa học phải không ngừng nghiên cứu.

Tế bào gốc máu cuống rốn là một loại tế bào gốc vạn năng có thể biệt hóa thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể.

>>> Xem thêm tế bào gốc là gì

1.2. Tế bào gốc vạn năng tìm thấy ở đâu trên cơ thể người?

Tế bào gốc vạn năng và ứng dụng
Tế bào gốc vạn năng có thể tìm thấy ở phôi người

Khi phôi hình thành nên các túi phôi, các tế bào khi ấy được tách ra từ nút phôi gọi là tế bào gốc vạn năng. Trong điều kiện thích hợp của phòng thí nghiệm, chúng có thể được lưu trữ và nuôi cấy để tăng sinh vô hạn đáp ứng nhu cầu người bệnh. Ngoài từ phôi, tế bào gốc vạn năng cũng có thể thu được bằng cách tạo ra sự biệt hóa của các tế bào soma trưởng thành thông qua một công nghệ in vitro được phát triển gần đây gọi là tái lập trình tế bào.

1.3 Các loại tế bào gốc vạn năng

  • Tế bào gốc vạn năng cảm ứng ( induced pluripotent stem cell ) –  thường được tạo ra từ da hoặc tế bào máu bằng một quá trình gọi là 'tái lập trình'.
  • Tế bào gốc phôi thông thường ( conventional embryonic stem cell ) - thường có nguồn gốc từ phôi còn sót lại được hiến tặng sau khi điều trị IVF.
  • Tế bào ES chuyển nhân ( nuclear transfer ES cells ) - được tạo ra từ phôi sau khi thay thế nhân của trứng bằng nhân của tế bào trưởng thành.
  • Tế bào ES sinh sản đơn tính ( parthenogenetic ES cells ) –  thu được từ phôi được tạo ra bởi một quả trứng không được thụ tinh.

2. Ứng dụng của tế bào gốc vạn năng

Tự đổi mới và tính đa năng là những đặc điểm cơ bản của tế bào gốc vạn năng khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với giới khoa học. Hiện nay, y học tái tạo là một lĩnh vực nghiên cứu phát triển nhanh chóng với mục tiêu đầy tham vọng là sử dụng tế bào gốc để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương do chấn thương, bệnh tật hoặc khuyết tật bẩm sinh. 

Nhờ khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào chuyên biệt của người trưởng thành, tế bào gốc vạn năng là một nguồn cung đầy hứa hẹn cho các liệu pháp dựa trên tế bào. Tiềm năng điều trị của tế bào gốc vạn năng đã được đánh giá trong các nghiên cứu tiền lâm sàng. Điển hình, việc cấy ghép tế bào gốc vạn năng đã được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đáng chú ý, liệu pháp tế bào trên mô hình động vật đã cho thấy những tác dụng có lợi, chẳng hạn như phục hồi khả năng vận động sau chấn thương tủy sống, cải thiện thị lực và cải thiện chức năng tim trong mô hình bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ,...

tế bào gốc vạn năng và ứng dụng

Tế bào gốc vạn năng có thể được ứng dụng trong điều trị cơ xương khớp

Ứng dụng tế bào gốc vạn năng điều trị bệnh: Lợi ích tiềm năng của tế bào gốc vạn năng ở người cũng đã được đánh giá trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị: Chấn thương tuỷ sống, thoái hoá điểm vàng, đái tháo đường tuýp 1, suy tim nặng, parkinson,... Kết quả sơ bộ cho thấy liệu pháp không để lại tác dụng phụ và bất cứ khó chịu nào cho người bệnh.

Ứng dụng tế bào gốc vạn năng vào thẩm mỹ và làm đẹp trẻ hóa cơ thể: Tiêm tế bào gốc vào cơ thể giúp chúng ta trẻ hóa, các tác dụng điển hình như: Trẻ hóa da mặt, làm đẹp da, hồi xuân

3. Sự khác biệt của tế bào vạn năng so với tế bào toàn năng

Tế bào gốc toàn năng là những tế bào có khả năng biệt hóa thành tất cả loại tế bào trong cơ thể, thậm chí có thể hình thành nên cơ thể hoàn chỉnh. Chúng là các tế bào xuất hiện trong những lần phân chia đầu tiên của quá trình phát triển phôi và không còn được tìm thấy trong cơ thể.

Về tế bào gốc vạn năng, khả năng biệt hoá của chúng thấp hơn tế bào gốc toàn năng. Mặc dù chúng có thể gần như biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể nhưng các phần phụ của thai như bánh nhau, dây rốn thì không thực hiện được. Ngoài ra so về khả năng thu nhận thì có thể thấy tế bào gốc vạn năng dễ dàng thu nhận nên được ứng dụng rộng rãi hơn tế bào gốc toàn năng.

Tế bào gốc vạn năng đã mở ra một cánh cửa mới đầy hứa hẹn trong lĩnh vực y học và nghiên cứu. Từng bước tiến xa hơn trong công cuộc đấu tranh với bệnh tật và chống lão hoá toàn diện, tế bào gốc vạn năng chắc chắn là một lĩnh vực đáng được quan tâm không chỉ với các nhà khoa học mà còn với cả chúng ta - Những con người luôn khát khao “trường sinh bất lão”.

Trên đây là những thông tin về tế bào gốc vạn năng mà Mirai Care muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng liệu pháp tế bào gốc trong làm đẹp và điều trị bệnh, hãy liên hệ Mirai Care nhé. 

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.childrenshospital.org/research/programs/stem-cell-program-research/stem-cell-research/pluripotent-stem-cell-research
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4699068/