phone

Mirai Care giải đáp: Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?

Mirai Care giải đáp: Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?

Table of Contents


Khả năng ngôn ngữ là một trong những dấu mốc quan trọng, đóng vai trò trong việc giao tiếp, học tập và phát triển toàn diện của trẻ. Bởi vậy, nhiều phụ huynh lo lắng trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Có thể cải thiện khả năng phát âm của trẻ bằng cách nào? Đâu là những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ? Tham khảo ngay bài biết dưới đây của Mirai Care để tìm lời giải đáp và hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

1. Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?

Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói rất phổ biến. Trong gia đình có trẻ chậm nói, phụ huynh rất lo lắng và băn khoăn không biết trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không. Thông thường, trẻ chậm nói sẽ bị nhầm lẫn với trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm về mối quan hệ giữa chậm nói với trí thông minh của trẻ.

Thực tế, trẻ chậm nói không đồng nghĩa chậm phát triển trí tuệ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây chậm nói. 

Nếu trẻ chậm nói do phát triển ngôn ngữ đơn thuần thì trí tuệ không bị ảnh hưởng. Nếu trẻ chậm nói do tự kỷ hoặc bị tăng giảm chú ý thì cũng có một số trường hợp ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, một vài trường hợp trẻ chậm nói hơn so với bạn bè cùng trang lứa nhưng quá trình nhận thức và đọc hiểu vẫn đảm bảo tốt. 

Vậy nên, việc trẻ nói sớm hay muộn cũng không hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực hay giảm trí thông minh của trẻ. Thay vì lo lắng, bố mẹ hãy tạo môi trường và điều kiện sống thoải mái để trẻ có cơ hội giao tiếp, học hỏi và sớm phát triển ở thời điểm nào đó. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm nói đi kèm một vài biểu hiện bất thường thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám và can thiệp sớm.

Chậm nói ảnh hưởng đến trí tuệ không tùy thuộc vào nguyên nhân gây chậm nói

Chậm nói ảnh hưởng đến trí tuệ không tùy thuộc vào nguyên nhân gây chậm nói

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ:

  • Yếu tố sinh học:Những rối loạn liên quan đến thính giác như điếc hoặc giảm thính lực có nguy cơ cản trở khả năng tiếp thu và sản xuất âm thanh ngôn ngữ. Ngoài ra, các khiếm khuyết về cấu trúc não như các tổn thương vùng Broca hoặc Wernicke cũng làm giảm khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ của trẻ.
  • Yếu tố môi trường:Môi trường sống bất lợi, gia đình bạo lực, thiếu sự quan tâm vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hoặc trẻ không có nhiều cơ hội tiếp xúc với mọi người dẫn đến quá trình học hỏi và tiếp xúc ngôn ngữ bị hạn chế. 
  • Yếu tố tâm lý:Thường xuyên tiếp xúc với điện thoại và xem tivi quá nhiều, lười giao tiếp với mọi người xung quanh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bởi tình trạng này lặp đi lặp lại khiến não của trẻ không cần suy nghĩ, dần tạo thành thói quen ngại nói và giao tiếp với người khác. 

Nghiện điện thoại khiến trẻ lười giao tiếp, hạn chế khả năng ngôn ngữ

Nghiện điện thoại khiến trẻ lười giao tiếp, hạn chế khả năng ngôn ngữ

2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Lời nói bình thường phát triển từ việc ê a và bi bô đến sử dụng các từ trong câu hoàn chỉnh. Việc xem xét các mốc phát triển lời nói của trẻ cùng một vài biểu hiện điển hình sẽ giúp xác định xem trẻ có bị chậm nói hay không và trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không.

Các mốc phát triển ngôn ngữ 

TheoHealthline, một đứa trẻ hai tuổi phát triển bình thường có thể nói khoảng 50 từ. Con số này tăng lên khoảng 1.000 từ khi trẻ lên ba.Thông thường, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển hay không sẽ nhận biết qua 3 năm đầu đời. Nếu trẻ không có các dấu hiệu của các mốc phát triển về ngôn ngữ và lời nói 3 năm đầu đời dưới đây thì phụ huynh cần can thiệp sớm cho con: 

Vào thời điểm này, bé của bạn sẽ bi bô và thể hiện sự tò mò về môi trường xung quanh bằng những hành động như cười. Nếu bé không bi bô hoặc phát ra những âm thanh khác khi được hai tháng tuổi thì đó có thể là dấu hiệu sớm nhất của tình trạng chậm nói. Từ 7 tháng trở đi, trẻ phải phản ứng rõ ràng với âm thanh và hiểu những từ cơ bản như “cốc”, “giày” hoặc “nước trái cây”. Trẻ phải tiếp tục bi bô trong khi sử dụng cử chỉ tay và đến khoảng 1 tuổi, trẻ phải có thể nói được 1-2 từ. 

  • Độ tuổi 1- 2

Trong năm thứ của cuộc đời, trẻ có khả năng hiểu các bộ phận cơ thể cơ bản cùng những lệnh và câu hỏi đơn giản. Nếu trẻ không phản ứng với các hình ảnh, câu chuyện, bài hát hoặc không biết đặt những câu hỏi đơn đơn giản thì bố mẹ cần chú ý. 

  • Từ 2 - 3 tuổi

Đến năm thứ ba, trẻ mới biết đi sẽ bắt đầu sử dụng 2-3 cụm từ thường xuyên hơn. Một đứa trẻ 3 tuổi bình thường có thể sử dụng khoảng 1.000 từ . Đến thời điểm này, trẻ phải có đủ vốn từ vựng để gọi tên hầu hết mọi thứ xung quanh. 

Đứa trẻ hai tuổi phát triển bình thường có thể nói khoảng 50 từ

Đứa trẻ hai tuổi phát triển bình thường có thể nói khoảng 50 từ

Các biểu hiện điển hình khác 

Ngoài không đáp ứng các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường, bố mẹ có thể nhận biết trẻ chậm nói qua một số biểu hiện khác như: 

  • Đến 12 tháng tuổi:Trẻ không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như chỉ tay hoặc vẫy tay tạm biệt và có vấn đề trong việc bắt chước âm thanh.
  • Đến 18 tháng tuổi:Trẻ thích sử dụng cử chỉ hơn là giọng nói (âm thanh) để giao tiếp và gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu bằng lời đơn giản.
  • Đến 24 tháng:Trẻ chỉ bắt chước lời nói hoặc hành động, không tự tạo ra từ hoặc cụm từ tự nhiên và không thể sử dụng từ ngữ để giao tiếp nhiều hơn nhu cầu của mình. 
  • Đến 36 tháng:Sử dụng ít hơn 200 từ và người lớn khó hiểu những lời trẻ muốn nói. 

Ngại giao tiếp, lười bắt chước là một trong các dấu hiệu trẻ chậm nói

Ngại giao tiếp, lười bắt chước là một trong các dấu hiệu trẻ chậm nói

3. Cải thiện khả năng phát âm (nói) bằng liệu pháp tế bào gốc

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào giải đáp chính xác trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không nhưng nhiều phụ huynh vẫn vô cùng lo lắng khi có con gặp phải tình trạng này. Ngoài đưa con đến thăm khám và can thiệp tại các trung tâm giáo dục, cơ sở y tế, hiện nay, liệu pháp tế bào gốc cũng được nhiều bố mẹ tin tưởng lựa chọn. Đây là một hướng đi đầy hứa hẹn trong việc điều trị các rối loạn phát âm.

Điều trị chậm phát triển ngôn ngữ bằng liệu pháp tế bào gốc tự thântheo cơ chế sửa chữa các tế bào thần kinh trong não. Sau khi đưa tế bào gốc vào cơ thể, trẻ sẽ bắt đầu:

  • Nói và hình thành câu mạch lạc.
  • Nhận thức và ghi nhớ thông tin mới.
  • Thích nghi với xã hội.

Theo thống kê, ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong cải thiện khả năng phát âm (nói) đạt hiệu quả >80%. Có những trường hợp trẻ chỉ có thể phát âm một từ đơn, nhưng sau một tuần điều trị bằng tế bào gốc, trẻ đã có thể nói được nhiều từ đơn hơn. Hơn nữa, trẻ còn có sự gia tăng về vốn từ vựng và tần suất phát ngôn cũng như tăng khả năng giao tiếp bằng ánh mắt và tương tác với bạn bè đồng trang lứa. Điều này cho thấy sự cải thiện đáng kể trong kỹ năng giao tiếp xã hội. 

Tế bào gốc là hướng đi đầy hứa hẹn trong việc điều trị các rối loạn phát âm

Tế bào gốc là hướng đi đầy hứa hẹn trong việc điều trị các rối loạn phát âm

Chắc hẳn, bài viết trên của Mirai Care đã phần nào giúp các bậc phụ huynh có lời giải đáp cho thắc mắc trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không. Chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và không phải trường hợp nào cũng làm giảm trí thông minh của trẻ. Bố mẹ nên tạo môi trường giao tiếp tích cực, khuyến khích trẻ giao tiếp và đưa trẻ đến gặp các chuyên gia để được tư vấn nếu có biểu hiện bất thường.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi