Trẻ không biết gọi ba mẹ có phải dấu hiệu của tự kỷ?
Table of Contents
Nguyên nhân trẻ không biết gọi ba mẹ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của rối loạn phổ tự kỷ. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ giúp bạn phân tích rõ hơn về tình trạng này và giải đáp chi tiết những lý do khiến trẻ tự kỷ không gọi “ba mẹ”.
1. Khi nào trẻ biết gọi “ba”, “mẹ” là bình thường?
Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ không biết gọi ba mẹ là dấu hiệu bất thường ở sự phát triển của trẻ. Vậy, thời điểm nào trẻ biết gọi “ba”, “mẹ” là bình thường?
1.1 Mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
Trẻ thường bắt đầu gọi "ba" hoặc "mẹ" khi khoảng 6-9 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc này thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của từng trẻ:
- Từ 8-12 tháng:Giai đoạn này, trẻ bắt đầu bập bẹ và phát âm những từ ngữ/ âm thanh đơn giản như “ba”, “ma”, “da”,.... Tuy nhiên, thời điểm này thường chưa có sự kết nối rõ ràng với ba mẹ.
- Từ 12-18 tháng:Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu gọi tên người thân thường xuyên tiếp xúc như “ba”, “mẹ”, “bà”,.... Đây là thời điểm quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ của trẻ. Trẻ bắt đầu nhận diện và gọi đúng tên ba mẹ hoặc những người thân trong gia đình.
- Trên 18 tháng:Từ trên 18 tháng tuổi trở lên, trẻ chưa gọi “ba”, “mẹ” có thể là dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, phụ huynh cần liên hệ với chuyên gia để được kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng xác định nguyên nhân và phương pháp can thiệp.
Các mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
1.2 Phân biệt “không gọi” do chậm nói hay do không có nhu cầu giao tiếp
Trẻ không biết gọi ba mẹ có thể do chậm nói hoặc do trẻ bị tự kỷ, không có nhu cầu giao tiếp. Phụ huynh dựa trên những đặc điểm sau để phân biệt 2 tình trạng này:
- Trẻ chậm nói
Trẻ vẫn có khả năng giao tiếp và thể hiện thông qua ánh mắt, cử chỉ tay - chân,.... Tuy nhiên, khi nói, trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm và sử dụng từ ngữ đúng cách. Điều này chứng minh trẻ chậm nói, phát triển ngôn ngữ chưa đồng đều. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như môi trường, bệnh lý hoặc gen di truyền.
- Trẻ tự kỷ
Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thường thiếu nhu cầu giao tiếp và kết nối với mọi người xung quanh, bao gồm cả ba mẹ. Trẻ tự kỷ cũng không sử dụng cử chỉ hoặc hành động để giao tiếp, điều này khác với trẻ chậm nói. Bởi vậy, trong trường hợp này, trẻ không biết gọi ba mẹ không phải là do vấn đề chậm nói đơn thuần mà do thiếu sự quan tâm đến môi trường xung quanh.
Trẻ thường bắt đầu gọi "ba" hoặc "mẹ" khi khoảng 6-9 tháng tuổi
2. Trẻ không gọi ba mẹ – Dấu hiệu sớm của rối loạn phát triển?
Trẻ không gọi ba mẹ có phải dấu hiệu sớm của rối loạn phát triển hay tự kỷ không? Việc trẻ không gọi ba mẹ hoặc không bày tỏ sự tương tác với ba mẹ ngay từ khi bắt đầu biết nói có thể là một dấu hiệu cần chú ý. Tuy nhiên, để xác định liệu đó có phải là dấu hiệu của rối loạn phát triển hay không, ba mẹ cần xem xét thêm một vài yếu tố sau:
- Trẻ không gọi kèm theo không phản ứng khi được gọi tên
- Trẻ không giao tiếp bằng mắt – không chỉ – không bắt chước
- Không thể hiện cảm xúc gắn bó (vui, buồn, nhớ, nũng nịu)
- Thường chơi một mình – hoặc có hành vi lặp lại
Dưới đây, Mirai Care đã tổng hợp chi tiết cách phân biệt chậm nói và tự kỷ ở trẻ nhỏ (18 tháng - 4 tuổi) đối với trường hợp trẻ không biết gọi ba mẹ:
Trẻ không chịu gọi “ba, mẹ” có thể là dấu hiệu của rối loạn phát triển
3. Tại sao trẻ tự kỷ không gọi “ba mẹ”?
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội nên việc chúng không biết gọi “ba mẹ” cũng là điều dễ hiểu. Dưới đây là 2 lý do chính khiến trẻ không biết gọi ba mẹ khi mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ:
3.1 Não bộ xử lý ngôn ngữ & cảm xúc khác biệt
Trẻ tự kỷ có sự bất thường trong cách não bộ xử lý các tín hiệu ngôn ngữ và cảm xúc. Những điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Hơn nữa, hệ thống thần kinh của trẻ tự kỷ không phản ứng với lời nói hay cử chỉ của người lớn theo cách trẻ bình thường làm. Từ đó dẫn đến việc trẻ không biết gọi ba mẹ hoặc không sử dụng từ ngữ như một cách để kết nối cảm xúc và giao tiếp.
Ví dụ cụ thể, một đứa trẻ không gọi ba mẹ dù biết rõ họ chăm sóc mình và có mối quan hệ gần gũi. Điều này xảy ra khi:
- Vùng não xử lý ngôn ngữ chưa phát triển đầy đủ: Trẻ có thể chưa học cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, ngay cả với những người gần gũi nhất như ba mẹ. Trong trường hợp này, não bộ không hình thành được kết nối mạnh mẽ để hỗ trợ việc gọi tên hay biểu đạt cảm xúc qua lời nói.
- Vùng não liên quan đến cảm xúc chưa được kích hoạt đúng cách: Trẻ có thể không nhận thức được hoặc không biết cách biểu lộ cảm xúc của mình thông qua lời nói. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa trẻ không cảm nhận tình yêu hay sự chăm sóc từ ba mẹ mà là khả năng cảm xúc được kết nối với ngôn ngữ chưa được phát triển đầy đủ.
3.2 Không coi giao tiếp là cần thiết
Một trong những đặc điểm của trẻ tự kỷ là thiếu sự chú ý đến các yếu tố xã hội, trong đó có giao tiếp. Nếu trẻ phát triển bình thường gọi “ba mẹ” vì muốn tương tác thì trẻ tự kỷ cảm thấy không cần thiết phải gọi ba mẹ hay giao tiếp vì không nhận thấy nhu cầu kết nối xã hội mạnh mẽ.
Thậm chí, trẻ bị tự kỷ có thể không hiểu hoặc không nhận ra rằng việc gọi "ba mẹ" là một cách thể hiện tình cảm hoặc cần sự hỗ trợ. Điều này khiến chúng thiếu đi động lực giao tiếp.
Trẻ tự kỷ thường không có nhu cầu giao tiếp, kể cả với bố mẹ
4. Điều trị bằng tế bào gốc Tokyo giúp cải thiện ngôn ngữ và kết nối não bộ
Làm gì khi bé không gọi mẹ, không gọi ba? Đây là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh đang có con gặp phải tình trạng này. Thực tế, trẻ không biết gọi ba mẹ không có nghĩa là trẻ không yêu thương hay gắn bó với cha mẹ. Với can thiệp sớm như trị liệu ngôn ngữ, dạy giao tiếp bằng hình ảnh hoặc các phương pháp hỗ trợ khác, trẻ có thể dần cải thiện khả năng bày tỏ nhu cầu và kết nối với người thân.
Hiện nay, tế bào gốc được ứng dụng nhiều vào cải thiện ngôn ngữ và kết nối não bộ của trẻ tự kỷ. Các tế bào gốc có khả năng kích thích sự phục hồi của các tế bào thần kinh và cải thiện chức năng của não bộ, từ đó giúp trẻ em mắc các vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp có thể tiến bộ rõ rệt. Theo thống kê của Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI), hơn 95% trẻ tiến bộ về gọi tên, chú ý ánh mắt và biểu đạt cảm xúc sau khi áp dụng liệu pháp tế bào gốc.
Một trong những thành công điển hình là trường hợp bé T.. Trước đây, bé gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc bằng lời nói. Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp điều trị tế bào gốc, bé dần dần cải thiện về khả năng ngôn ngữ.
Bé T. đã có thể sử dụng những từ ngữ đơn giản như “thích” và “con thích” khi muốn thể hiện cảm xúc của mình đối với những thứ bé yêu thích. Điều này cho thấy việc sử dụng tế bào gốc có thể tác động tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và kết nối não bộ, giúp trẻ tiến bộ trong việc gọi tên, chú ý ánh mắt và biểu đạt cảm xúc.
Mirai Care hợp tác với TSRI đưa liệu pháp tế bào gốc giúp cải thiện ngôn ngữ, kết nối bộ não cho trẻ
Tại Việt Nam, Mirai Care là đơn vị hợp tác độc quyền với TSRI, kết nối phụ huynh với trẻ em tự kỷ với liệu pháp tế bào gốc. Đơn vị sẽ đồng hành và xây dựng tương lai tươi sáng cho trẻ tự kỷ và cùng TSRI hoàn thành sứ mệnh mang hy vọng mới cho hàng triệu trẻ em sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Tóm lại, trẻ không biết gọi ba mẹ có thể do nhiều nguyên nhân, từ phát triển bình thường đến dấu hiệu tự kỷ hoặc rối loạn ngôn ngữ. Quan sát kỹ các biểu hiện đi kèm và thăm khám sớm sẽ giúp phụ huynh đưa ra hướng can thiệp phù hợp. Điều quan trọng nhất là đồng hành cùng con bằng tình yêu thương và hiểu biết, bởi mỗi trẻ đều có một nhịp phát triển riêng cần được tôn trọng. Hãy theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích về trẻ tự kỷ.
Bài viết phổ biến khác