phone

Mách nhỏ dấu hiệu nhận biết trẻ nghiện điện thoại

Mách nhỏ dấu hiệu nhận biết trẻ nghiện điện thoại

Tác giả:

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, việc trẻ em sở hữu điện thoại thông minh đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi tiềm ẩn một thực tế đáng báo động chính là trẻ nghiện điện thoại. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển tâm lý, xã hội của trẻ. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và tác hại khi trẻ nghiện sử dụng điện thoại. Cùng tham khảo nhé!

 

Nội dung bài viết


1. Thực trạng nghiện điện thoại ở trẻ em Việt Nam

Nghiện điện thoại thông minh đang trở thành một đại dịch thầm lặng, đặc biệt ở trẻ em. Với việc gần như luôn kết nối với thế giới ảo, các em đang đánh mất đi những trải nghiệm thực tế quý giá. Các nghiên cứu cho thấy, việc lạm dụng thiết bị di động không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, giao tiếp mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn như rối loạn giấc ngủ, béo phì, thậm chí là các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu.

Theo báo cáo nghiên cứu Pew Research năm 2018 cho thấy 45% trẻ em sử dụng Internet gần như liên tục và 44% khác cho biết họ truy cập trực tuyến nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, 48% bé gái và 43% bé trai thừa nhận dùng điện thoại truy cập trực tuyến liên tục. 

>> Xem chi tiết: Giải đáp thắc mắc: Trẻ tự kỷ có biết nói không?

Nghiện điện thoại thông minh ở trẻ nhỏ ngày càng trở nên nghiêm trọng 

Nghiện điện thoại thông minh ở trẻ nhỏ ngày càng trở nên nghiêm trọng 

2. Nguyên nhân nghiện điện thoại ở trẻ

Hiện nay, bạn dễ dàng bắt gặp hiện tượng trẻ nghiện điện thoại, dán mắt vào màn hình và không quan tâm mọi thứ xung quanh ở bất kỳ đâu. Vậy đâu là nguyên nhân giới trẻ nghiện điện thoại? 

2.1 Do cha mẹ quá bận rộn

Chiếc điện thoại được ví như cánh tay đắc lực giúp chăm con mỗi khi phụ huynh bận rộn. Trong lúc bất khả kháng, nhiều cha mẹ chấp nhận cho con xem điện thoại để ngồi yên, không quấy phá ảnh hưởng đến công việc của mình. Khi xem điện thoại, trẻ sẽ chìm vào thế giới ảo, trở nên ngoan ngoãn, yên lặng dường như quên đi mọi thứ xung quanh. 

Điều này đồng nghĩa với việc, cha mẹ càng bận rộn thì thời gian trẻ xem điện thoại càng tăng cao. Mặc dù nó là giải pháp giúp con nghe lời, ngồi yên để cha mẹ làm việc nhưng vô tình khiến trẻ nghiện điện thoại. 

2.2 Do thói quen sử dụng điện thoại của cha mẹ, người thân

Nguyên nhân trẻ nghiện điện thoại đôi khi cũng xuất phát từ chính thói quen lạm dụng điện thoại quá mức của cha mẹ và người thân. Trong thời đại 4.0, chiếc điện thoại trở thành vật bất ly thân của đại đa số người lớn. Họ sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi vô tình kích thích mong muốn được tiếp xúc với các thiết bị thông minh của trẻ nhỏ. 

Khi cha mẹ nghiện điện thoại thì việc cấm đoán con nhỏ sử dụng cũng là điều khó khăn. Bởi bản thân phụ huynh đã không thể làm tấm gương tốt cho con nên trẻ có thể sẽ phớt lờ, không lắng nghe. Do đó, bạn dễ dàng bắt gặp cảnh cả gia đình đi ăn uống nhưng mỗi người lạc vào thế giới ảo trong chiếc điện thoại của mình. 

Trẻ thường xuyên đắm chìm vào chiếc điện thoại mọi lúc mọi nơi

Trẻ thường xuyên đắm chìm vào chiếc điện thoại mọi lúc mọi nơi

2.3 Trẻ nghiện điện thoại do thiếu sự yêu thương

Cha mẹ bận mải dành thời gian quan tâm khiến trẻ cảm thấy thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc. Lúc này, trẻ có xu hướng tìm đến điện thoại để bù đắp cho những thiếu vắng của bản thân. 

Có nhiều đứa trẻ tìm kiếm sự đồng cảm từ những điều thú vị, tích cực trên mạng xã hội. Nhưng vài đứa trẻ khác lại dành thời gian chơi game hoặc xem những chương trình tiêu cực mà bản thân thích để khóa lấp sự trống vắng. 

2.4 Sự nuông chiều quá mức của cha mẹ

Không chỉ vô tâm mà sự nuông chiều quá mức của cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nghiện điện thoại. Một số bậc phụ huynh chiều con cái, không muốn con bị thiệt thòi nên khi con quấy khóc, ăn vạ đòi điện thoại sẽ nhanh chóng thỏa hiệp. 

Chính điều này đã khiến hình thành nhiều thói quen xấu, con dễ ỷ lại và bắt nạt người lớn. Chẳng hạn, nếu cha mẹ từ chối khi trẻ muốn xem điện thoại thì chúng sẽ phản ứng cực mạnh, ăn vạ, khóc lóc, la hét, thậm chí văng tục và có hành vi bạo lực. 

2.5 Sự hấp dẫn từ chiếc điện thoại

Điện thoại dường như có một sức hút vô hình đối với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ trong độ tuổi phát triển cả về hành vi và tâm sinh lý. Chiếc điện thoại thông minh như thế giới thu nhỏ chứa vô vàn điều thú vị, đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giãn của con người. Khi bị lôi cuốn, trẻ sẽ không quan tâm đến bất kỳ điều gì bên ngoài, thậm chí không hứng thú với các hoạt động thực tế đời thường. 

Đặc biệt, trẻ vào độ tuổi đã đi học, có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng và mạng xã hội càng dễ nghiện điện thoại hơn nữa. Bởi đây là nơi trẻ được thỏa sức thể hiện mong muốn của bản thân, dễ dàng bày tỏ tâm tư mà không lo bị phát hiện. 

Chiếc điện thoại như có sức hút vô hình đối với trẻ nhỏ 

Chiếc điện thoại như có sức hút vô hình đối với trẻ nhỏ 

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang nghiện điện thoại

Nghiện điện thoại ở trẻ em là một vấn đề ngày càng phổ biến và đáng lo ngại. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và các mối quan hệ xã hội của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại phổ biến, dễ nhận thấy nhất: 

  • Trẻ nghiện điện thoại có xu hướng cô lập bản thân, chọn ở một mình và dành nhiều thời gian cho việc dùng điện thoại thay vì nói chuyện với mọi người hay tham gia hoạt động xã hội. 
  • Thời gian dùng điện thoại quá nhiều và dần mất kiểm soát. 
  • Thái độ phản kháng, chống đối, la hét, bạo lực khi bị giới hạn hoặc cấm sử dụng điện thoại. 
  • Trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt khi không được sử dụng điện thoại, gần giống triệu chứng của người nghiện rượu bia, ma túy,.... 
  • Trẻ không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động nào ngoài chiếc điện thoại. 
  • Chiếc điện thoại ở cạnh trẻ mọi lúc mọi nơi, xem khi ăn, khi đang nói chuyện thậm chí đang học bài.  
  • Kết quả học tập của trẻ nghiện điện thoại cũng bị sa sút đáng kể. 
  • Việc sử dụng điện thoại triền miên khiến thị lực trẻ suy giảm, đau đầu, chóng mặt,.... 

Trẻ cáu gắt, ăn vạ và khóc lóc khi không được dùng điện thoại

Trẻ cáu gắt, ăn vạ và khóc lóc khi không được dùng điện thoại

4. Tác hại khôn lường khi trẻ nghiện điện thoại

Không thể phủ nhận điện thoại mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nó cũng chính là “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số hậu quả trẻ nghiện điện thoại nguy hiểm: 

4.1 Trẻ chậm phát triển tư duy

Một trong những hậu quả nghiêm trọng khi trẻ nghiện điện thoại mà ít người biết chính là chậm phát triển tư duy. Mặc dù não bộ của trẻ chưa phát triển bằng người lớn nhưng khả năng bị ảnh hưởng từ bức xạ từ điện thoại lại rất cao. 

Nếu trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại thì lớp vỏ não có thể bị mỏng dần đi. Ngoài ra, rối loạn, giảm trí nhớ, tăng động thái quá hay mất khả năng tập trung cũng là dấu hiệu của việc trí não phát triển chậm do dùng điện thoại quá nhiều. 

4.2 Các bệnh về mắt

Thường xuyên sử dụng điện thoại đồng nghĩa tạo điều kiện cho ánh sáng mạnh tác động trực tiếp vào mắt của trẻ ở khoảng cách gần. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ gặp các vấn đề về thị lực như đau mắt, khô mắt và mờ mắt. Những tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu thói quen dùng điện thoại không được kiểm soát. 

Sử dụng điện thoại nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đối với mắt

Sử dụng điện thoại nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đối với mắt

4.3 Các vấn đề về xương khớp

Sử dụng điện thoại nhiều, trẻ dễ bị cuốn hút vào nó và trở nên lười vận động. Điều này dẫn đến thiếu linh hoạt trong các hoạt động của cơ thể, dễ mắc các bệnh về xương khớp. Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là đau cổ. Bởi việc cúi xuống nhìn điện thoại thường xuyên suốt thời gian dài có khả năng làm tổn thương xương cổ. 

Bên cạnh đó, xương ngón tay và bàn tay cũng bị ảnh hưởng do sử dụng bấm phím liên tục, nhất là khi các khớp xương của trẻ chưa thực sự chắc chắn. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị lệch, võng xương vì sử dụng điện thoại di động được ghi nhận. Đây là lời cảnh báo tới các bậc phụ huynh, không nên cho con sử dụng điện thoại quá nhiều. 

4.4 Hạn chế phát triển kỹ năng mềm

Nghiện điện thoại khiến trẻ có xu hướng cô lập bản thân, thích ở nhà hơn. Vì thế, mối quan hệ tương tác xã hội của trẻ bị giảm và thay vì giao tiếp trực tiếp sẽ chuyển thành giao tiếp qua công nghệ. Điều này khiến kỹ năng giao tiếp của trẻ bị kìm hãm, không thể phát triển. Đồng thời, năng lực xử lý vấn đề của trẻ cũng bị hạn chế, không có cơ hội nâng cao. 

Không những thế, sử dụng điện thoại thường xuyên còn làm trẻ dễ bị xao nhãng trong học tập. Trẻ khó tập trung vào bài giảng, không tự tin trong giao tiếp khiến kết quả học tập giảm sút. 

4.5 Dễ rơi vào trầm cảm

Tia bức xạ từ điện thoại không chỉ gây ra các vấn đề về mắt mà còn có những tác động tiêu cực đến thần kinh. Nó khiến thần kinh não bị căng thẳng, trẻ dễ rơi vào trạng thái hồi hộp, lo lắng. Hơn nữa, sử dụng điện thoại sẽ khiến trẻ dần cô lập với xã hội, gây cảm giác tổn thương với trẻ. 

Tia bức xạ từ điện thoại khiến trẻ cô lập dần với xã hội

Tia bức xạ từ điện thoại khiến trẻ cô lập dần với xã hội

4.6 Rối loạn đồng hồ sinh học

Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Anh, khả năng bị rối loạn giờ giấc khi trẻ nghiện sử dụng điện thoại vô cùng cao. Trẻ mất ngủ thường xuyên bị mất ngủ vì quá tập trung vào điện thoại có thể dẫn tới những vấn đề về sức khỏe, trí tuệ,.... 

Hơn nữa, bức xạ từ điện thoại gây ức chế hormone melatonin, là một trong các nguyên nhân làm mất ngủ. Cơ thể khó thư giãn khiến trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, áp lực. 

5. Cách dứt cơn nghiện điện thoại hiệu quả cho trẻ

Có thể thấy, trẻ nghiện điện thoại gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Dưới đây là một số cách dứt cơn nghiện điện thoại hiệu quả cho trẻ, bạn có thể tham khảo: 

5.1 Đối với cha mẹ

Để giúp trẻ em sử dụng điện thoại hợp lý và hạn chế tối đa tác động tiêu cực, cha mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau: 

  • Luôn làm gương cho con bằng cách sử dụng điện thoại phù hợp, không lạm dụng. 
  • Tạo môi trường lành mạnh, trò chuyện với trẻ về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều. 
  • Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trời thay vì ở nhà ôm điện thoại. 
  • Thiết lập quy định về thời gian và thống nhất việc đặt giờ con được dùng điện thoại. 
  • Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ con quản lý cảm xúc và sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh. 

5.2 Đối với nhà trường

Không chỉ cha mẹ, thầy cô trong trường cũng nên quản lý việc dùng điện thoại của học sinh bằng một vài biện pháp sau: 

  • Thành lập các câu lạc bộ, tổ chức hoạt động thể dục thể thao và nhiều buổi ngoại khóa giúp trẻ có cơ hội phát triển kỹ năng mềm, giảm thời gian dùng điện thoại. 
  • Cung cấp tài liệu, giáo án và tổ chức đào tạo giáo viên, phụ huynh về cách quản lý cũng như giám sát việc sử dụng điện thoại cho học sinh. 
  • Theo dõi sát sao việc sử dụng điện thoại trong trường và hỗ trợ học sinh gặp vấn đề liên quan đến công nghệ như nghiện điện thoại hoặc lo âu. 
  • Tổ chức hội thảo, hoạt động giáo dục về hậu quả của việc dùng điện thoại quá mức và hướng dẫn cách quản lý thời gian hiệu quả. 

Tìm cách dứt cơn nghiện điện thoại cho trẻ vô cùng quan trọng

Tìm cách dứt cơn nghiện điện thoại cho trẻ vô cùng quan trọng

5.3 Đối với xã hội

Ngoài ra, để quản lý việc sử dụng điện thoại của trẻ hiệu quả, xã hội cũng cần có biện pháp can thiệp như: 

  • Truyền thông về tác hại của điện thoại, nâng cao ý thức về việc sử dụng thiết bị này. 
  • Phát triển các ứng dụng, phần mềm quản lý và kiểm soát thời gian. 
  • Tạo môi trường giải trí lành mạnh, thu hút đối với trẻ em. 

Tóm lại, trẻ nghiện điện thoại để lại nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm, cha mẹ cần nắm được để kiểm soát và hướng dẫn trẻ sử dụng thiết bị này một cách hợp lý nhất. Việc giáo dục trẻ về tác hại của việc nghiện điện thoại, xây dựng một môi trường sống lành mạnh và khuyến khích các hoạt động ngoài trời là vô cùng cần thiết. Hãy theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://www.helpguide.org/mental-health/addiction/smartphone-addiction
  2. https://www.verywellhealth.com/phone-addiction-5218743#toc-how-to-break-the-addiction