phone

Giải đáp thắc mắc: Trẻ tự kỷ có biết nói không?

Giải đáp thắc mắc: Trẻ tự kỷ có biết nói không?

Tác giả:

Sự phát triển bất thường của não bộ gây ra những triệu chứng của trẻ tự kỷ, trong đó bé thường gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp. Vì thế, nhiều người thường thắc mắc rằng, trẻ tự kỷ có biết nói không. Trong bài viết này, hãy cùng Miraicare giải đáp thắc mắc này và tìm ra phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhé.

 

Nội dung bài viết:


1. Trẻ tự kỷ có biết nói không?

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, nhận thức và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Do đó, rất nhiều người thắc mắc rằng “trẻ tự kỷ có biết nói không?”.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 25% - 30% trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) thường gặp các khó khăn về ngôn ngữ. Tuy nhiên mỗi đứa trẻ mắc tự kỷ là một cá thể khác nhau nên chúng sẽ có những điểm mạnh hay khó khăn khác nhau trong việc thực hiện hành vi giao tiếp của mình.

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ

Theo phân chia bởi Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, rối loạn phổ tự kỷ được chia làm 3 mức độ. Theo đó, khả năng nói của trẻ ở 3 cấp độ này cũng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Trẻ tự kỷ ở cấp độ 1 (Yêu cầu sự hỗ trợ): Trẻ vẫn có thể nói được câu trôi chảy
  • Trẻ tự kỷ ở cấp độ 2 (Yêu cầu hỗ trợ đáng kể): Trẻ đã có sự thiếu hụt rõ rệt trong giao tiếp và lời nói, không biểu hiện được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân qua lời nói.
  • Trẻ tự kỷ ở cấp độ 3 (Yêu cầu sự hỗ trợ rất đáng kể): Trẻ có sự suy yếu nghiêm trọng trong giao tiếp bằng lời, thậm chí một số trẻ không nói được.

>> Xem thêm: Những lầm tưởng nguy hiểm về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam

2. Nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ chậm nói

Sự tăng trưởng và phân chia cấu trúc của não bộ ở trẻ tự kỷ có sự khác biệt so với những đứa trẻ bình thường khác. Do đó, các chức năng hoạt động của dây thần kinh và não bộ thường không ổn định và kém hiệu quả, từ đó gây ra các triệu chứng bất thường. Trong đó, sự suy giảm ngôn ngữ và khả năng giao tiếp là một triệu chứng thường gặp, đó cũng chính là nguyên nhân trẻ tự kỷ chậm nói. 

Một số nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ chậm nói

Một số nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ chậm nói

Một số trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ hoặc chưa phát triển toàn diện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cũng khiến trẻ tự kỷ chậm nói. Điều này càng gây áp lực và làm nghiêm trọng hơn vấn đề của trẻ, do đó bé nên được gặp chuyên gia y tế và điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài trẻ tự kỷ có biết nói không, một số trẻ tự kỷ khác có biểu hiện lặp đi lặp lại những câu từ không phù hợp với ngữ cảnh của cuộc trò chuyện. ĐIều này có thể là do bé mắc chứng Echolalia - một triệu chứng mà người mắc phải sẽ lặp lại các từ, cụm từ hoặc câu mà họ đã nghe từ người khác một cách tự động hoặc không có ý thức. Khi đó, trẻ sẽ ngại nói những câu khác, dần dần chỉ nói được một số câu nhất định và ít nói hơn.

3. Những biểu hiện của trẻ tự kỷ không nói được, chậm nói

Trẻ tự kỷ cần sớm được phát hiện những hành vi và thói quen bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, những biểu hiện của trẻ tự kỷ có biết nói không hoặc chậm nói mà cha mẹ nên lưu ý như sau:

Một số biểu hiện của trẻ tự kỷ không nói được, chậm nói

Một số biểu hiện của trẻ tự kỷ không nói được, chậm nói

  • Không nói, không trả lời hoặc phản ứng lại bằng lời nói khi người lớn hỏi (áp dụng với trẻ trên 12 tháng tuổi).
  • Chậm nói hơn các bạn cùng trang lứa, không bập bẹ nói theo người lớn.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc học từ mới, ghép câu hoặc sử dụng từ ngữ đúng cách.
  • Không giao tiếp bằng mắt, cử chỉ hoặc biểu hiện cảm xúc, không thể hoặc không muốn trò chuyện cùng người khác.
  • Muốn ở một mình, không muốn chia sẻ cảm xúc, nhu cầu của mình với cha mẹ, gia đình.
  • Trẻ lặp lại những gì người khác nói mà không hiểu nghĩa hoặc lặp lại các câu từ xuất hiện trên chương trình truyền hình, quảng cáo.

4. Các cách dạy trẻ tự kỷ chậm nói hiệu quả

4.1 Trò chuyện mỗi ngày với trẻ

Dù trẻ tự kỷ có biết nói không thì cha mẹ và người thân vẫn nên trò chuyện với trẻ mỗi ngày. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích để cải thiện chứng chậm nói của trẻ như:

  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Việc trò chuyện hàng ngày giúp trẻ dần làm quen với câu từ, từ đó cải thiện khả năng ngôn ngữ, từ vựng và cách diễn đạt suy nghĩ.
  • Tăng cường kết nối với mọi người: Trò chuyện thường xuyên giúp trẻ cảm thấy gắn kết hơn với gia đình và những người xung quanh, giúp trẻ có thêm hứng thú trong việc tương tác và tham gia vào các cuộc trò chuyện.
  • Giảm lo âu và căng thẳng: Trò chuyện một cách bình thường và nhất quán và thường xuyên thể hiện tình yêu thương có thể giúp trẻ cảm thấy an tâm, giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng.

4.2 Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động cộng đồng

Khuyến khích trẻ tự kỷ tham gia hoạt động cộng đồng có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe và giao tiếp. Tuy nhiên, quá trình có thể gặp nhiều khó khăn và sự kháng cự của bé, do đó cha mẹ nên lưu ý một số điều sau:

Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động cộng đồng

Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động cộng đồng

  • Tìm hoạt động phù hợp: Xác định các hoạt động cộng đồng phù hợp với sở thích và khả năng của trẻ như các lớp học nghệ thuật, thể thao.
  • Bắt đầu từ những bước nhỏ: Nếu trẻ cảm thấy lo lắng hoặc không thoải mái khi tham gia các hoạt động mới, hãy bắt đầu với các sự kiện nhỏ và từ từ mở rộng phạm vi để giúp trẻ dần dần quen với môi trường xã hội mới.
  • Thực hiện trước các hoạt động: Trước khi tham gia một hoạt động cộng đồng, hãy thực hiện các hoạt động mô phỏng hoặc trò chơi liên quan đến hoạt động đó. Điều này giúp trẻ cảm thấy chuẩn bị tốt hơn và giảm bớt sự lo lắng.
  • Lên kế hoạch và chuẩn bị: Trước khi tham gia một hoạt động cộng đồng, cha mẹ hãy cùng con lên kế hoạch và thực hiện một vài hoạt động mô phỏng hoặc trò chơi liên quan đến hoạt động đó để giúp bé giảm bớt sự lo lắng.

4.3 Tạo môi trường thoải mái cho trẻ

Môi trường sống thoải mái ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và sự phát triển của trẻ. Thay vì suốt ngày theo dõi, gò bó bé trong một không gian nhỏ hẹp thì cha mẹ nên cho con tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, động vật, cây cối. Điều này sẽ tạo nên sự gắn kết và kích thích sự tò mò trong trẻ. Khi đó, bé có thể nói chuyện nhiều hơn, hỏi nhiều hơn và phát triển khả năng giao tiếp. Ngoài ra, gia đình hãy tạo không gian riêng cho bé, cung cấp những đồ chơi, đồ vật mà bé hứng thú để con cảm thấy thoải mái.

4.4 Để ý đến sở thích và những điều trẻ quan tâm

Dù trẻ tự kỷ có biết nói không thì bé cũng có những sở thích và những điều đặc biệt quan tâm, thậm chí một số trẻ còn có khả năng đặc biệt về nghệ thuật, hội họa, tính toán,... Do đó, cha mẹ nên quan sát thói quen và hành vi của trẻ để phát hiện ra những sở thích và điểm mạnh của trẻ, từ đó tạo điều kiện cho bé phát triển khả năng của mình. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể tìm hiểu về những chủ đề mà bé quan tâm, từ đó tạo các cuộc chia sẻ, trò chuyện để bé hứng thú và sẵn sàng nói, chia sẻ quan điểm nhiều hơn.

4.5 Liệu pháp tâm lý

Tâm lý và trạng thái tinh thần của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học hỏi và cải thiện khả năng giao tiếp. Do đó, các liệu pháp tâm lý nên được áp dụng cùng với các phương pháp dạy trẻ tập nói để hỗ trợ để điều trị bệnh rối loạn phổ tự kỷ tốt hơn. 

Liệu pháp tâm lý cho người bệnh tự kỷ

Liệu pháp tâm lý cho người bệnh tự kỷ

Trong liệu pháp tâm lý, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thông qua ngôn từ nhằm giải quyết tận gốc các vấn đề của người tự kỷ. Từ đó trẻ sẽ dần nắm bắt được các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp như: nghe hiểu, nói đúng câu từ, ngữ cảnh, thể hiện suy nghĩ của bản thân. 

Ngoài ra, thông qua tâm lý trị liệu trẻ cũng được thoải mái hơn, phòng tránh nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý khác như stress, căng thẳng, lo âu, mất ngủ,...

4.6 Điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc

Tế bào gốc là những tế bào “đa năng” có thể chuyển hóa thành các loại thế bài chuyên biệt để thay thế và sửa chữa tế bào cũ bị tổn thương. Do đó, nó rất có triển vọng trong điều trị bệnh tự kỷ cũng như các căn bệnh nan y khác.

Hiện nay, có nhiều loại tế bào gốc có thể được sử dụng, tuy nhiên liệu pháp tế bào gốc tủy xương là mang lại nhiều lợi ích hơn cả với bệnh rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển, cụ thể như sau:

  • Tái tạo thần kinh: Tế bào gốc trung mô chuyển hóa thành tế bào thần kinh trong não, làm số lượng tế bào thần kinh, ngoài ra nó còn có thể tái tạo tế bào cũ bị tổn thương nhờ các cytokine.
  • Điều hòa miễn dịch: Khi trở thành tế bào của hệ thống miễn dịch, nó giúp ngăn chặn các phản ứng viêm và làm thường hóa các phản ứng miễn dịch bất thường của bệnh.
  • Cải thiện lưu lượng máu não: Tế bào gốc tạo ra các mạch máu mới trong não và cải thiện lưu lượng máu não.
  • Sửa chữa tế bào gốc trên hàng rào máu não (BBB): Giúp ngăn chặn các chất gây viêm và chất kích thích đến não, từ đó ngăn chặn tình trạng viêm dây thần kinh của não bộ.

Hiệu quả của liệu pháp tế bào gốc tủy xương với bệnh tự kỷ

Hiệu quả của liệu pháp tế bào gốc tủy xương với bệnh tự kỷ

Ưu điểm lớn nhất của liệu pháp điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc đó là có thể cải thiện chức năng não, làm tăng số lượng tế bào thần kinh não và mạch máu. Quá trình biến đổi này làm não bộ phát triển và hoạt động bình thường, từ đó dần dần khôi phục các khả năng cơ bản của não bộ và giảm triệu chứng bệnh tự kỷ.

5. Can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ

Việc đánh giá trẻ tự kỷ có biết nói không hoặc có bị chậm nói so với bạn bè đồng trang lứa không nên được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn. Do đó, nếu thấy các dấu hiệu của trẻ tự kỷ chậm nói như trên thì cha mẹ nên đưa bé đi can thiệp y học để sớm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ như bình thường.

Một số phương pháp trị liệu có thể được áp dụng như: Trị liệu ngôn ngữ - chỉnh âm, trị liệu cảm giác, hóa dược trị liệu, phương pháp PECS, phương pháp TEACCH (The Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children),...

Những chương trình can thiệp sớm thường được thiết kế riêng biệt dựa trên đặc điểm, thói quen và nhu cầu cụ thể của từng trẻ. Do đó, cha mẹ nên đưa bé đi can thiệp y học sớm để nhanh chóng điều trị và giúp trẻ khôi phục khả năng ngôn ngữ và cũng khi sự phát triển toàn diện khác.

Trên đây, Miracare đã giúp bạn giải đáp trẻ tự kỷ có biết không và các cách dạy trẻ tự kỷ chậm nói hiệu quả. Đây đều là những thông tin rất hữu ích mà cha mẹ có thể thực hành ngay tại nhà để giúp bé sớm khôi phục khả năng ngôn ngữ và phát triển toàn diện

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi