phone

Trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức có nguy hiểm không?

Trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức có nguy hiểm không?

Table of Contents


Trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ mà còn gây ra những khó khăn trong học tập và hòa nhập xã hội. Vậy trẻ chạy nhảy leo trèo quá mức do nguyên nhân nào? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc trên. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức

Hành động chạy nhảy, leo trèo quá mức là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD). Trẻ thường xuyên thể hiện sự hiếu động thái quá, nhu cầu vận động cao và dường như không thể ngồi yên một chỗ. Nguyên nhân khiến trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, 5 yếu tố dưới đây được cho là tác nhân chính gây ra tình trạng này: 

1.1 Chế độ ăn quá nhiều protein, gluten và casein

Những thành phần này thường có trong sữa bò và bột mì. Đây là những chất cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên chúng thẩm thấu qua thành ruột và đi lên màng não quá nhiều sẽ trở thành các chất ức chế thần kinh. Nó sẽ làm cho trẻ hưng phấn hơn và nghịch ngợm hơn, có đôi khi không kiểm soát được cảm xúc của của mình. 

Chế độ ăn giàu protein có thể tăng mức độ dopamine và norepinephrine trong não. Đây đều là những chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến sự tập trung và kiểm soát xung đột. Tuy nhiên, protein là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nên việc hạn chế quá mức có thể dẫn đến một vài vấn đề về sức khỏe. Bởi vậy, phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng và bổ sung đủ hàm lượng protein cho trẻ. 

1.2 Không vận động, luyện tập

Nếu mỗi ngày không cho con luyện tập, vận động, không cho con có những hoạt động thể chất thì cơ thể con bị dư năng lượng ở bên trong và không tái tạo năng lượng mới. Điều này dẫn đến con hay bứt rứt, khó chịu ở trong người.

Một số trẻ thường bị bố mẹ hoặc thầy cô phạt khi phạm lỗi bằng cách không cho ra sân chơi. Thế nhưng với trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức, cách phạt trên như dây trói khiến chúng bứt rứt, khó chịu. Vì thế, hết thời gian phạt, trẻ có xu hướng chạy nhảy, leo trèo nhiều hơn mức bình thường, dẫn đến chứng tăng động trở nên trầm trọng hơn.

Lười vận động, cơ thể con dư thừa năng lượng dễ khiến bứt rứt, cần giải phóng

Lười vận động, cơ thể con dư thừa năng lượng dễ khiến bứt rứt, cần giải phóng

1.3 Rối loạn tiền đình

Trẻ tự kỷ hay tăng động thường bị rối loạn các giác quan, trong đó giác quan tiền đình. Khi đó, trẻ nhạy cảm với các kích thích vận động, khó khăn trong việc giữ thăng bằng, phối hợp các vận động và dễ té ngã. 

Vì thế, nếu bị rối loạn tiền đình trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc khó kiểm soát cơ thể và xử lý cảm giác. Điều này dẫn đến trẻ có thể tăng động, hiếu động thái quá, luôn cần vận động, khó tập trung, hoặc sợ hãi, lo lắng trong một số tình huống như leo trèo, đi cầu thang.

1.4 Chức năng về vận động phát triển quá mức

Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức. Con hay tăng động chạy nhảy nhiều một phần do nhu cầu vận động của bé quá cao. Trường hợp này xuất hiện bởi vùng não chức năng về vận động của con phát triển quá mức. 

Vùng não chịu trách nhiệm về vận động phát triển nhanh hơn so với các vùng khác, đặc biệt là vùng não trước trán - nơi kiểm soát sự ức chế và điều chỉnh hành vi. Kết quả là trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát các xung động vận động. Trẻ luôn cảm thấy bồn chồn, đứng ngồi không yên, liên tục di chuyển, vặn vẹo, chạy nhảy, leo trèo, thậm chí là lăn lộn trên sàn nhà.

1.5 Bố mẹ la mắng, cấm đoán

Khi nhìn thấy con cái làm điều gì bất thường, bố mẹ thường ngăn cản, thậm chí la mắng con. Thế nhưng, bố mẹ la mắng, cấm đoán trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức có thể phản tác dụng và thậm chí làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. 

Bên cạnh đó, trẻ bị la mắng, cấm đoán sẽ cảm thấy căng thẳng, lo lắng và phản ứng lại bằng cách tăng cường các hành vi không mong muốn. Bởi vậy, thay vì cấm đoán hoàn toàn, bố mẹ hãy đặt ra các quy tắc rõ ràng về thời gian, địa điểm trẻ được phép chạy nhảy, leo trèo. Chẳng hạn, trẻ có thể chạy nhảy trong sân chơi vào buổi chiều nhưng phải đi bộ trong nhà.

Bố mẹ la mắng, cấm đoán trẻ chạy nhảy leo trèo có thể phản tác dụng

Bố mẹ la mắng, cấm đoán trẻ chạy nhảy leo trèo có thể phản tác dụng

2. Những nguy hiểm của trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức

Trẻ em năng động, thích leo trèo, chạy nhảy là điều bình thường. Tuy nhiên, trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức, không kiểm soát hành vi của mình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Dưới đây, Mirai Care đã tổng hợp những hệ quả đáng chú ý do tình trạng trên gây ra: 

Nguy hiểm về thể chất

Kiệt sức:Trẻ liên tục vận động ở cường độ cao, không có thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến kiệt sức, cơ thể yếu đuối. 

Chấn thương:Trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức có xu hướng thích những nơi gập ghềnh, nguy hiểm làm tăng nguy cơ té ngã, gây chấn thương như gãy xương, bong gân, trầy xước,.... 

Khó khăn trong vận động tinh:Tập trung quá nhiều vào các hoạt động leo trèo, chạy nhảy,... có thể khiến trẻ ít có thời gian rèn luyện các kỹ năng vận động tinh như cầm bút, vẽ, xâu hạt,.... Điều này làm giảm đi sự khéo léo, linh hoạt của trẻ. 

Nguy hiểm về tinh thần và tâm lý

Khó khăn trong học tập:Trẻ tăng động khó tập trung trong lớp học, dễ bị phân tâm bởi các hoạt động xung quanh, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng, làm bài tập, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. 

Khó khăn trong giao tiếp và hòa nhập xã hội:Hành vi hiếu động quá mức có thể khiến trẻ bị bạn bè xa lánh, khó hòa nhập vào các hoạt động nhóm, dẫn đến cảm giác cô đơn, tự ti. Hơn nữa, vì không kiểm soát được hành động nên trẻ dễ vi phạm các quy tắc xã hội, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. 

Nguy hiểm về sự phát triển

Rối loạn cảm xúc:Trẻ có thể dễ bị kích động, cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc khi bị ngăn cản leo trèo. Điều này dẫn đến các hành vi chống đối, gây hấn. Những rối loạn cảm xúc nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. 

Chậm phát triển kỹ năng xã hội:Trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức thường gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội, dẫn đến chậm phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết như chia sẻ, hợp tác, giải quyết vấn đề,.... 

 

Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện:Những khó khăn về khả năng kiểm soát hành vi và kỹ năng giao tiếp khi trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ có thể gặp trở ngại trong việc học hỏi kiến thức mới, tiếp thu ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Khả năng kiểm soát cảm xúc kém cũng khiến trẻ khó xây dựng các mối quan hệ lành mạnh với bạn bè và người lớn xung quanh.  

Trẻ không kiểm soát hành vi của mình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Trẻ không kiểm soát hành vi của mình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

3. Các phương pháp can thiệp cho trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo

Trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức nếu không can thiệp sớm có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và việc học tập của trẻ. Dưới đây, Mirai Care sẽ gợi ý cho bố mẹ 4 phương pháp can thiệp hành vi trên mang lại hiệu quả cao: 

3.1 Cải thiện >90% chứng tăng động bằng liệu pháp tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốc được nghiên cứu và ứng dụng vào điều trị chứng tăng động giảm chú ý, trong đó bao gồm cả chạy nhảy, leo trèo quá mức. Liệu pháp tế bào gốc, một phương pháp y học tái tạo đầy hứa hẹn, sử dụng tế bào gốc để phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh. Bằng cách thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bệnh tật, liệu pháp này có khả năng trẻ hóa cơ thể và cải thiện đáng kể các tình trạng mãn tính.

Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc, Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo đãđiều trị bệnh tự kỷ cho một trẻ 6 tuổi có dấu hiệu tăng động, tập trung kém. Thông qua quá trình điều trị, trẻ dần dần có thể tập trung vào bài học tốt hơn và có thể chuyển sang các lớp học thường cùng bạn bè.

Lưu ý, cải thiện tình trạng trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức bằng tế bào gốc nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Tại Việt Nam, Mirai Care là đơn vị kết nối độc quyền của Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo. Mirai Care hy vọng có thể giúp được nhiều trẻ em tăng động được tiếp cận với nền y tế hiện đại tại Nhật Bản, cải thiện đáng kể các hành vi liên quan đến tăng động quá mức. 

Liệu pháp tế bào gốc, một phương pháp y học tái tạo đầy hứa hẹn

Liệu pháp tế bào gốc, một phương pháp y học tái tạo đầy hứa hẹn

3.2 Xem xét lại chế độ ăn của con

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức ở trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ các chất phụ gia thực phẩm, đường nhân tạo và thực phẩm chế biến sẵn có thể giúp giảm tăng động. Hơn nữa, bố mẹ nên cân đối hàm lượng protein, gluten và casein vừa đủ trong thực đơn hàng ngày. 

Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ các axit béo thiết yếu omega-3, vitamin và khoáng chất cũng hỗ trợ cải thiện sự tập trung và kiểm soát hành vi. Bố mẹ nên chú trọng đến việc xây dựng thực đơn cân bằng, lành mạnh với nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc cho trẻ.

3.3 Bố mẹ cần đồng cảm, thấu hiểu với con

Trẻ tăng động thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình. Do đó, sự đồng cảm và thấu hiểu từ bố mẹ là vô cùng quan trọng. Thay vì la mắng hay trừng phạt, bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn con cách ứng xử phù hợp. 

Ngoài ra, bố mẹ hãy tạo ra một môi trường gia đình yêu thương, an toàn và khuyến khích con thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh. Đặc biệt, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về chứng tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức để có cái nhìn đúng đắn và lựa chọn phương pháp can thiệp tốt nhất.

Thay vì la mắng hay trừng phạt, bố mẹ nên đồng cảm, khuyên bảo con

Thay vì la mắng hay trừng phạt, bố mẹ nên đồng cảm, khuyên bảo con 

3.4 Duy trì hoạt động thể thao

Đây là một cách hiệu quả để đào thải năng lượng dư thừa, tái tạo năng lượng mới, cải thiện sự tập trung và giảm tăng động. Thay vì để trẻ tự chơi một mình, bố mẹ có thể cùng con tham gia một vài hoạt động hàng ngày như đi bộ với con mỗi từ 1-2 tiếng hay cùng với con một số trò chơi như đá bóng, đạp xe, đi học võ và chơi những hoạt động thể thao. 

Bài viết trên đã phân tích chi tiết cho bạn đọc về nguyên nhân, sự ảnh hưởng và các biện pháp cải thiện khi trẻ tăng động chạy nhảy leo trèo quá mức. Có thể thấy, tăng động, chạy nhảy, leo trèo là những biểu hiện tự nhiên của trẻ nhỏ nhưng khi trở nên quá mức thì bố mẹ cần chú ý và can thiệp kịp thời. Nếu bạn đang quan tâm về tăng động quá mức hay tự kỷ ở trẻ nhỏ thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trên Mirai Care mỗi ngày nhé!

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi