Trẻ tăng động có thông minh không? Những điều bố mẹ cần nhớ
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Thuật ngữ trẻ tăng động không còn xa lạ với nhiều bậc phụ huynh. Bên cạnh những lo lắng về hành vi của con, nhiều người đặt câu hỏi liệu trẻ tăng động có thông minh không? Hay sự thật về trí thông minh của trẻ bị tăng động như thế nào? Hãy cùng khám phá đáp án của những câu hỏi này trong bài viết dưới đây của Mirai Care nhé!
Nội dung bài viết:
1. Trẻ tăng động có thông minh không?
Trẻ tăng động có thông minh không? Đây là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh có con đang gặp phải tình trạng này. Tăng động là là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, thường là trước 7 tuổi.
Trẻ bị tăng động thường có các biểu hiện như nghịch ngợm, phá phách, chạy nhảy, leo trèo mọi lúc mọi nơi. Sự tăng động ở trẻ đôi khi còn kèm theo suy giảm khả năng tập trung hay còn gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Đôi khi phụ huynh lầm tưởng rằng, sự hiệu động, nhanh nhẹn của trẻ chứng tỏ con thông minh hơn các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng động và IQ ở trẻ nhỏ nhưng vẫn không thể khẳng định chính xác trẻ tăng động có thông minh không. Bởi thực tế, 2 vấn đề này hoàn toàn riêng biệt, không có sự liên kết với nhau. Theo các chuyên gia chỉ ra rằng, trẻ bị tăng động thường đi kèm mất tập trung nên gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập. Thế nhưng, vẫn có một vài trường hợp trẻ tăng động sở hữu chỉ số IQ cao hơn bình thường và trí tuệ vượt trội hơn so với bạn cùng trang lứa.
Như vậy, việc trẻ tăng động có thông minh không tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Không phải tất cả trẻ tăng động đều trí tuệ kém. Do đó, phụ huynh không nên đặt nặng vấn đề, thay vào đó, áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ phát triển tự nhiên. Điều này giúp trẻ trở nên tốt hơn và nhanh bắt nhịp với cuộc sống hàng ngày hơn.
Trẻ bị tăng động đôi khi còn kèm theo suy giảm khả năng tập trung
>> Có thể bạn chưa biết:
Theo bác sĩ Takahiro honda - Giám đốc Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) cho biết: khả năng cải thiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện và phương pháp điều trị. Tại TSRI, với hơn 500 trường hợp trẻ tự kỷ (đi kèm với tăng động giảm chú ý) được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương, tỷ lệ cải thiện đáng kể lên tới 90%. Điều này chứng tỏ tiềm năng vượt trội của phương pháp này trong việc hỗ trợ trẻ em vượt qua những khó khăn do tăng động giảm chú ý gây ra.
Vậy chi phí điều trị tăng động giảm chú ý bao nhiêu?
2. Tại sao nhiều người nghĩ trẻ ADHD không thông minh?
Trước vấn đề trẻ tăng động có thông minh không, nhiều người đã cho rằng câu trả lời là không. Dưới đây là những lý do có thể khiến họ nghĩ trẻ ADHD không thông minh:
2.1 Những khó khăn trong học tập
ADHD không phải là một dạng khuyết tật học tập nhưng là một trong những tình trạng khiến việc học trở nên khó khăn. Việc phải vật lộn để chú ý trong lớp học, với trí nhớ , kỹ năng tổ chức, vấn đề,... đồng nghĩa đạt điểm cao rất khó. Hơn nữa, trẻ bị tăng động không thể ngồi yên hoặc ngừng nói, các hành động bộc phát trong lớp học khó kiểm soát.
2.2 Những khó khăn trong giao tiếp
Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) thường gặp phải nhiều thách thức trong việc giao tiếp hiệu quả. Những khó khăn này có thể bao gồm khó tập trung lắng nghe, thích nói chen ngang, ít kiên nhẫn trong giao tiếp, khó diễn đạt suy nghĩ,.... Những khó khăn trong giao tiếp và tập trung thường khiến trẻ tăng động gặp khó khăn trong học tập, dẫn đến kết quả học tập không được như mong đợi.
2.3 Ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân
Trong văn hóa đại chúng, trẻ tăng động thường được mô tả là những đứa trẻ nghịch ngợm, không tập trung, thậm chí là "lười biếng". Hình ảnh này đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người, khiến họ đánh giá thấp khả năng của trẻ ADHD.
Hơn nữa, trẻ ADHD thường có những hành vi khác biệt so với các bạn cùng trang lứa như nói chuyện liên tục, chạy nhảy không ngừng hoặc khó kiềm chế cảm xúc. Chính những hành vi đó đã khiến người lớn cảm thấy khó chịu và đặt ra câu hỏi liệu trẻ tăng động có thông minh không.
Trẻ bị tăng động có xu hướng mất tập trung khi học
3. Thực tế về trí thông minh của trẻ ADHD
ADHD có ảnh hưởng đến IQ không? Không thể xác định cụ thể về việc trẻ tăng động có thông minh không. Bởi sự thông minh của trẻ nhỏ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự tăng động hoặc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
- Trí thông minh đa dạng:Khái niệm về trí thông minh đa dạng là một lý thuyết được đề xuất bởi nhà tâm lý họcHarvard Howard Gardner. Trong những năm gần đây, các quan điểm khác về trí thông minh đã xuất hiện, bao gồm cả đề xuất của Gardner rằng có thể tồn tại nhiều loại trí thông minh khác nhau. Có 8 loại trí thông minh được Gardner xác định gồm trí thông minh không gian, thể chất, âm nhạc, ngôn ngữ, xã hội, thấu hiểu nội tâm và tự nhiên. .
- Trẻ ADHD có thể sở hữu những loại trí thông minh khác:Trẻ tăng động có thể sở hữu bất kỳ loại trí thông minh nào trong số những loại trên. Bên cạnh đó, nhiều trẻ ADHD còn có thêm một vài tài năng đặc biệt như sáng tạo, năng động, tư duy nhanh nhạy. Việc khám phá và phát triển các loại trí thông minh ở trẻ tăng động là một cách hiệu quả để giúp trẻ vượt qua những khó khăn và đạt được thành công trong cuộc sống.
Không thể xác định cụ thể tầm ảnh hưởng của ADHD đối với IQ
Tổng Giám Đốc Miraicare chia sẻ:
Cũng là một người cha, tôi thật sự thấu hiểu sự vất vả trong chăm sóc và nuôi dạy con cái. Nếu một đứa trẻ lớn lên không phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần quả thật là một thiệt thòi rất lớn với chính cá nhân đó và gia đình.
Để xây dựng một cộng đồng người Việt Nam có nhận thức về liệu pháp tế bào gốc - công nghệ đột phá trong điều trị bệnh tự kỷ cần sự chung tay, lan tỏa đến nhiều phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ nói chung và các triệu chứng tăng động giảm chú ý, chậm nói tự kỷ, mất ngủ ở trẻ tự kỷ hơn nữa. Chúng tôi tin rằng, mỗi đứa trẻ đều xứng đáng có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Đó là lý do tại sao Mirai Care không ngừng nỗ lực.
4. Làm thế nào để phát huy tối đa tiềm năng của trẻ ADHD?
Mặc dù khó xác định chính xác trẻ tăng động có thông minh không nhưng người lớn hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp giúp trẻ ADHD phát huy tối đa tiềm năng. Điển hình có thể kể đến:
4.1 Sự đồng hành của bố mẹ
Vai trò của bố mẹ trong việc hỗ trợ trẻ ADHD là vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần tạo ra một môi trường gia đình ấm áp, yêu thương và thấu hiểu. Việc dành thời gian chất lượng cho trẻ, lắng nghe và chia sẻ cảm xúc của trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho trẻ về hành vi của mình, hướng dẫn trẻ cách kiểm soát cảm xúc và hành động. Đặc biệt, bố mẹ nên xây dựng lịch trình sinh hoạt rõ ràng và nhất quán cho trẻ. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen tốt và giảm thiểu sự bốc đồng.
4.2 Tạo môi trường học tập phù hợp
Môi trường học tập có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu của trẻ ADHD. Bố mẹ nên tạo cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh, gọn gàng và có đủ ánh sáng. Đồng thời, chia nhỏ các bài học thành các phần nhỏ hơn, kết hợp hình ảnh, âm thanh và các hoạt động thực hành sẽ giúp trẻ tập trung và ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra, phụ huynh cần khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất để giải phóng năng lượng và tăng cường sự tập trung.
4.3 Hỗ trợ trẻ trong giao tiếp
Trẻ ADHD thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người khác. Bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp những cách:
- Khuyến khích trẻ lắng nghe người khác một cách chú ý, không ngắt lời và đặt câu hỏi.
- Động viên, khích lệ trẻ diễn đạt suy nghĩ và bày tỏ cảm xúc của mình một cách rõ ràng và mạch lạc.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, vui chơi với bạn bè để trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng xã hội.
4.4 Khuyến khích sở thích và tài năng
Mỗi trẻ đều có những sở thích và tài năng riêng. Việc phát hiện và khuyến khích những điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn và có động lực học tập. Bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động mà trẻ yêu thích, như vẽ, chơi nhạc cụ, thể thao... Điều này không chỉ giúp trẻ giải tỏa năng lượng mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện.
Hơn nữa, việc tạo cho trẻ một môi trường kích thích và sáng tạo có khả năng khuyến khích sự thể hiện và phát triển tài năng của chính chúng. Ví dụ, một đứa trẻ đam mê âm nhạc nên được tiếp xúc với các buổi biểu diễn của các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Thông qua đó, thúc đẩy trẻ nghiên cứu các tác phẩm của mình để tiếp tục thúc đẩy sự quan tâm và truyền cảm hứng cho sự phát triển nghệ thuật tích cực.
Tương tự như vậy đối với các triển lãm nghệ thuật, cuộc thi thể thao, chương trình sân khấu, v.v. Trên thực tế, sân khấu luôn là một phương tiện quan trọng để tự khám phá và phát triển bản thân, nhờ khả năng đưa lên sân khấu những cảm xúc và tình cảm.
Bố mẹ hãy quan sát và phát hiện tài năng tiềm ẩn ở trẻ ADHD
4.5 Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi hoặc học tập, bố mẹ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia như bác sĩ tâm lý, nhà giáo dục đặc biệt... Các chuyên gia sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ và đưa ra những phương pháp can thiệp phù hợp. Bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của:
- Bác sĩ nhi khoa:Bác sĩ nhi khoa sẽ là người đầu tiên bạn nên tham khảo. Họ sẽ đánh giá tổng quát về sức khỏe của bé và có thể giới thiệu bạn đến các chuyên gia phù hợp hơn.
- Nhà tâm lý học:Nhà tâm lý học chuyên về trẻ em sẽ giúp đánh giá hành vi, cảm xúc và khả năng học tập của bé. Họ có thể sử dụng các công cụ đánh giá chuyên biệt để phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của bé.
- Nhà giáo dục đặc biệt:Nếu bé gặp khó khăn trong học tập, nhà giáo dục đặc biệt sẽ giúp bạn tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp và hỗ trợ bé phát triển tối đa khả năng của mình.
Với những thông tin trên của đội ngũ Mirai Care chắc hẳn đã phần nào giải đáp thắc mắc trẻ tăng động có thông minh không. Hy vọng qua bài viết, phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về trí thông minh cũng như cách phát huy tối đa tiềm năng của trẻ ADHD. Và đừng quên theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều tin tức giá trị liên quan đến trẻ tăng động và tự kỷ.
Tài liệu tham khảo:
- https://giaoducnhc.vn/tre-tang-dong-co-thong-minh-3213.html
- https://www.helpguide.org/mental-health/adhd/adhd-in-children
- https://untappedbrilliance.com/8-reasons-why-adults-with-adhd-feel-stupid/
Bài viết phổ biến khác