phone

Các biểu hiện tiêu biểu của trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói

Các biểu hiện tiêu biểu của trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Liệu bạn có biết rằng trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói (ADHD) có nguy cơ cao bị chậm phát triển ngôn ngữ? ADHD và chậm phát triển ngôn ngữ là hai rối loạn phát triển thần kinh phổ biến, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển học tập, xã hội và cảm xúc của trẻ. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng thảo luận về mối quan hệ giữa ADHD và chậm nói, bao gồm cách ADHD có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ.

 

Nội dung bài viết:


Chứng tăng động giảm chú ý - ADHD

Chứng tăng động giảm chú ý - ADHD

1. ADHD và chậm nói có liên quan như thế nào?

Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và chậm nói là hai tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ em mắc chứng tự kỷ. Và nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trẻ mắc ADHD có nguy cơ cao bị chậm phát triển ngôn ngữ. Có ba yếu tố chính giải thích mối liên hệ giữa ADHD và chậm nói: 

  • Rối loạn chức năng điều hành: ADHD ảnh hưởng đến các kỹ năng quản lý suy nghĩ và phát triển hành vi, đặc biệt là khả năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thông tin. Mà để trẻ có thể tổ chức và xử lý thông tin liên quan đến ngôn ngữ thì đây là các kỹ năng này hoàn toàn không thể thiếu.
  • Khó khăn trong việc tập trung: Trẻ tăng động chậm nói thường gặp khó khăn trong việc lắng nghe và học từ ngữ từ môi trường xung quanh. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học, khả năng tập trung và kỹ năng ngôn ngữ. 
  • Hành vi tăng động: Tăng động khiến trẻ khó ngồi yên và lắng nghe hướng dẫn, dẫn đến hạn chế trong việc tiếp thu và thực hành các kỹ năng ngôn ngữ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ mắc đồng thời ADHD và chậm nói dao động từ 20% đến 50%. Chứng tỏ các bậc cha mẹ cần chú ý, quan tâm và nhận biết biểu hiện liên quan để sớm có các giải pháp can thiệp giúp trẻ phát triển tốt hơn. 

Có thể bạn chưa biết:

Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểu chi phí cấy tế bào gốc cho trẻ tự kỷ nhé!

Mối liên quan giữa ADHD và chậm nói

Mối liên quan giữa ADHD và chậm nói

2. ADHD có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lời nói như thế nào?

Các kỹ năng ngôn ngữ phát triển dựa trên khả năng tập trung, chú ý và tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói gặp khó khăn trong các lĩnh vực này, dẫn đến hạn chế trong phát triển lời nói. Cụ thể, ADHD có thể ảnh hưởng đến:

  • Khả năng tập trung vào lời nói: Trẻ khó chú ý vào các âm thanh và từ ngữ, làm chậm quá trình học từ và phát triển vốn từ vựng.
  • Tăng động ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu ngôn ngữ: Trẻ thường không ngồi yên để lắng nghe và tham gia vào các cuộc hội thoại hoặc các hoạt động học ngôn ngữ.
  • Khó khăn trong việc xử lý âm thanh và ngôn ngữ: Một số trẻ ADHD có thể gặp vấn đề với việc xử lý thông tin ngôn ngữ, khiến chúng khó hiểu các chỉ dẫn hoặc lời nói từ người khác, dẫn đến chậm phát triển khả năng ngôn ngữ.

Theo nghiên cứu từ Hiệp hội ADHD và Rối loạn Phát triển Ngôn ngữ (CASRF), trẻ mắc ADHD không chỉ gặp khó khăn trong việc phát triển lời nói mà còn có thể gặp các vấn đề về ngữ âm, cách phát âm và sử dụng từ ngữ​ (Oxford Academic).

ADHD ảẢnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

ADHD ảẢnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

3. Các loại chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói liên quan đến ADHD

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói có thể gặp nhiều loại chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói, bao gồm:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ biểu đạt: Trẻ có thể khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng và cảm xúc bằng lời nói. Điều này bao gồm việc gặp khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ đúng cách, xây dựng câu, hoặc nói chuyện liên tục.
  • Chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận: Khó khăn trong việc hiểu các chỉ dẫn bằng lời nói hoặc các câu chuyện từ người lớn. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không phản ứng hoặc làm theo yêu cầu của người khác.
  • Khó khăn trong việc phát âm: Nhiều trẻ tăng động chậm nói có thể gặp trở ngại trong việc phát âm đúng từ ngữ, dẫn đến việc giao tiếp kém hiệu quả.
  • Ngôn ngữ lặp đi lặp lại: Khi mắc ADHD trẻ thường có xu hướng sử dụng các cụm từ hoặc câu lặp lại một cách không cần thiết, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp tự nhiên và linh hoạt của trẻ.

Các loại rối loạn ngôn ngữ này thường đi kèm với các triệu chứng của ADHD, làm cho quá trình học ngôn ngữ trở nên phức tạp hơn ​(Theo Above & Beyond ABA Therapy).

Các loại chậm phát triển ngôn ngữ liên quan ADHD

Các loại chậm phát triển ngôn ngữ liên quan ADHD

4. Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý, chậm nói 

4.1. Tăng động (Hyperactivity)

  • Trẻ thường có các hành động múa tay, múa chân, và liên tục di chuyển, khó ngồi yên dù trong những bất kì tình huống nào, kể cả khi được yêu cầu giữ im lặng.
  • Ở môi trường lớp học, trẻ thường không thể ngồi yên một chỗ, dễ mất tập trung và gây rối bạn bè bằng cách đụng chạm, chọc phá.
  • Dường như chúng không bao giờ nghỉ, mà luôn trong trạng thái hoạt động tay chân.

4.2. Giảm chú ý (Inattention)

  • Gặp khó khăn trong việc tập trung vào các nhiệm vụ nhất định như học tập, chơi, hay các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
  • Dễ bị phân tâm bởi các yếu tố từ môi trường xung quanh.
  • Trẻ có xu hướng không nghe lời hoặc không chú ý khi người khác nói chuyện.

4.3. Chậm nói (Speech Delay)

  • Đến khoảng 18 tháng tuổi, trẻ vẫn thích sử dụng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp.
  • Không bắt chước âm thanh hoặc từ ngữ từ người khác một cách tự nhiên như các trẻ cùng lứa tuổi.
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản, thiếu phản xạ ngôn ngữ với các lời hướng dẫn từ cha mẹ hoặc giáo viên.

Hai biểu hiện chính của ADHD là tăng động và giảm chú ý, chúng thường phối hợp với nhau, và tuỳ vào từng trường hợp mà mức độ biểu hiện có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Có trẻ chủ yếu biểu hiện hành vi tăng động, trong khi một số khác lại chủ yếu biểu hiện sự giảm chú ý, và nhiều trẻ có cả hai biểu hiện này cùng lúc.

Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý, chậm nói 

Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý, chậm nói 

Vậy nên, tăng động giảm chú ý chậm nói sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển ngôn ngữ, cha mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến chuyên gia để có những can thiệp phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trong giai đoạn quan trọng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Mirai Care để được giải đáp chi tiết!

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://www.abtaba.com/blog/stem-cell-therapy-for-autism-success-rate 
  2. https://academic.oup.com/stcltm/article/8/10/1008/6403779