phone

Trẻ thường xuyên xoay vòng có phải dấu hiệu của tự kỷ?

Table of Contents


Nếu hành vi trẻ thường xuyên xoay vòng diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại với tần suất cao và trẻ không thể dừng lại theo ý muốn thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tự kỷ. Bài viết này, Mirai Care sẽ giúp phụ huynh nhận biết khi nào trẻ xoay vòng là dấu hiệu tự kỷ. 

1. Bảng so sánh: Xoay vòng bình thường với Xoay vòng cảnh báo tự kỷ

Trẻ thường xuyên xoay vòng có thể chỉ là thói quen chơi đùa nhưng nó cũng là một trong những dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ. Dưới đây là bảng so sánh trẻ thường xuyên xoay vòng bình thường với xoay vòng cảnh báo tự kỷ chi tiết: 

Tiêu chí

Xoay vòng phát triển bình thường

Xoay vòng cảnh báo tự kỷ

Bối cảnh xuất hiện

Trẻ thực hiện xoay vòng trong các tình huống phù hợp với sự vui chơi hoặc tưởng tượng: ví dụ như đóng vai công chúa đang múa, mô phỏng động tác nhảy múa trên tivi, phản ứng với âm nhạc hoặc thể hiện niềm vui đột ngột. Hành vi này thường diễn ra tại nhà, lớp học, sân chơi – nơi trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái.

Trẻ xoay vòng không phụ thuộc vào tình huống hay bối cảnh cụ thể. Có thể đột ngột đứng dậy xoay giữa giờ ăn, trong lớp học, khi đang được yêu cầu làm việc khác. Hành vi có vẻ "tách biệt" khỏi môi trường, không gắn với mục tiêu vui chơi rõ ràng, khiến người xung quanh khó hiểu được lý do trẻ làm vậy.

Tính chủ động & tính chia sẻ

Trẻ có thể chủ động mời người khác xem: "Mẹ ơi con xoay nè!", hoặc vừa xoay vừa cười, giao tiếp mắt, thể hiện mong muốn được tương tác. Trẻ thường mỉm cười, hưng phấn và ngưng hành vi khi người lớn tương tác lại hoặc đổi hoạt động.

Trẻ thường xoay một mình, không hề tìm kiếm sự chú ý từ người khác. Không giao tiếp bằng mắt, không phản ứng khi người khác hỏi "Con đang làm gì đó?", có thể tiếp tục xoay như không có ai xung quanh. Khi bị gọi tên hay nhắc nhở, trẻ không quay đầu hoặc thể hiện bất kỳ tín hiệu xã hội nào.

Tần suất và thời lượng

Diễn ra một cách ngẫu nhiên, ví dụ vài lần một tuần, hoặc vài lần trong ngày nhưng mỗi lần chỉ vài giây đến tối đa 1–2 phút. Tần suất giảm dần theo độ tuổi vì trẻ bận rộn hơn với các trò chơi phong phú hơn.

Diễn ra nhiều lần trong ngày, có trẻ xoay hàng chục lần, mỗi lần kéo dài vài phút đến khi kiệt sức hoặc bị ngăn cản. Tần suất lặp lại dai dẳng qua nhiều tuần/tháng mà không có dấu hiệu giảm dù trẻ lớn lên.

Phản ứng khi bị ngắt quãng

Trẻ có thể dừng xoay ngay khi có người gọi tên, chuyển hướng chú ý sang hoạt động mới. Ví dụ: “Con ơi lại đây ăn nè!” → trẻ ngừng xoay, chạy lại.

Trẻ có thể không dừng dù bị gọi tên nhiều lần. Nếu người lớn cố tình ngăn, trẻ có thể khó chịu, la hét, gạt tay người khác ra, thậm chí quay trở lại xoay tiếp sau vài giây. Việc gián đoạn khiến trẻ bực bội.

Biểu cảm khuôn mặt & cảm xúc

Khi xoay, trẻ có biểu cảm gương mặt sống động: mỉm cười, hò reo, thể hiện rõ niềm vui và dễ đoán được cảm xúc. Trẻ có thể thay đổi cảm xúc tùy hoàn cảnh.

Trẻ thường có biểu cảm mờ nhạt hoặc gần như không biểu hiện gì khi xoay: ánh mắt đờ đẫn, nhìn vào khoảng không, thậm chí nhắm mắt. Cảm xúc khó đọc hoặc không thay đổi theo bối cảnh.

Liên kết với hành vi khác

Sau khi xoay, trẻ có thể nhảy, ca hát, nói chuyện với người xung quanh, hoặc chuyển sang chơi khác. Hành vi phong phú, linh hoạt.

Sau xoay có thể chuyển sang các hành vi lặp lại khác: chạy vòng tròn, nhún nhảy liên tục, vẫy tay trước mặt, ngửi đồ vật… Hành vi bị rơi vào “một vòng lặp cố định” thiếu tính linh hoạt.

Kỹ năng ngôn ngữ trong và sau hành vi

Trẻ nói được, có thể miêu tả hành động của mình: "Con đang xoay như công chúa!", hoặc trả lời câu hỏi đơn giản: "Con xoay làm gì đó?". Trẻ có từ vựng, nói câu hoàn chỉnh phù hợp độ tuổi.

Trẻ có thể không nói gì trong lúc xoay, hoặc hoàn toàn không có khả năng diễn đạt. Nếu có ngôn ngữ, thường là các từ đơn, không dùng ngôn ngữ để giải thích hành vi. Một số trẻ lặp lại từ vô nghĩa (echolalia) trong lúc xoay.

Giao tiếp mắt và chú ý xã hội

Có giao tiếp mắt với người khác, quay đầu khi được gọi tên, quan sát phản ứng của người lớn hoặc bạn chơi. Giao tiếp phi ngôn ngữ (như chỉ tay, gật đầu) vẫn xuất hiện.

Không có hoặc rất ít giao tiếp mắt. Khi người khác gọi, trẻ không quay đầu, không chú ý đến biểu cảm hoặc phản ứng xã hội. Dường như trẻ bị “tách biệt” khỏi thế giới xung quanh.

Mức độ kiểm soát hành vi

Trẻ có thể xoay theo ý thích nhưng biết dừng đúng lúc, kiểm soát được hành động để không va vào người khác, không bị mất thăng bằng.

Hành vi có thể mất kiểm soát: trẻ xoay rất nhanh, dễ va chạm, không phản ứng với nguy hiểm. Khi dừng lại, trẻ có thể ngã, chóng mặt, nhưng vẫn tiếp tục sau đó.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Hành vi không ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi nhóm, kỹ năng tự phục vụ. Trẻ vẫn tham gia đầy đủ hoạt động mẫu giáo, lớp học.

Hành vi xoay ảnh hưởng đến việc học (trẻ không chú ý trong giờ), hạn chế chơi cùng bạn, bị cô lập, có thể gây lo lắng cho giáo viên và ph

Dấu hiệu trẻ thường xuyên xoay vòng bình thường và xoay vòng tự kỷ

Dấu hiệu trẻ thường xuyên xoay vòng bình thường và xoay vòng tự kỷ

2. Vì sao trẻ tự kỷ lại thường xuyên xoay vòng – không biết mệt?

Việc trẻ tự kỷ xoay vòng liên tục mà không tỏ ra mệt mỏi không đơn thuần là do trẻ nghịch ngợm, mà xuất phát từ nhiều nguyên nhân liên quan đến đặc điểm thần kinh và cảm giác của trẻ. Vậy tại sao bé thích xoay vòng tròn khi bị tự kỷ? 

2.1 Hành vi lặp lại – đặc trưng của rối loạn phổ tự kỷ

Một trong những điểm cốt lõi của tự kỷ là xu hướng lặp đi lặp lại một hành vi nào đó, trong đó có xoay tròn. Nếu trẻ bình thường chỉ xoay lúc vui chơi hoặc mô phỏng theo ai đó thì trẻ tự kỷ lại xoay nhiều lần trong ngày và ở bất cứ đâu, không phân biệt bối cảnh hay trò chơi. Đây là minh chứng chứng tỏ não bộ không điều tiết linh hoạt hành vi, dẫn đến trẻ bị “mắc kẹt” trong những kiểu vận động cố định, giống như một cái vòng tuần hoàn không lối thoát.

Tính chất lặp đi lặp lại này không chỉ thể hiện ở hành vi xoay mà còn có thể đi kèm các hành vi khác như xếp đồ vật theo hàng, nhún nhảy liên tục, vẫy tay, quay bánh xe đồ chơi,... Điều này cho thấy sự hạn chế trong khả năng điều chỉnh hành vi cũng như sự đơn điệu trong cách trẻ khám phá và tương tác với thế giới.

2.2 Trẻ xoay để “tự kích thích” cảm giác, giúp bản thân giảm lo âu  

Nhiều trẻ tự kỷ gặp vấn đề trong việc xử lý các thông tin cảm giác đến từ môi trường. Một vài trẻ có chuyển động, tiếp xúc, âm thanh “kém nhạy” khiến chúng phải tự tìm cách kích thích hệ cảm giác của mình bằng cách xoay tròn. Hành động này giúp trẻ kích hoạt hệ tiền đình, từ đó trẻ cảm thấy rõ ràng hơn về cơ thể mình trong không gian.

Bên cạnh đó, xoay vòng còn là cách để trẻ tự điều chỉnh cảm xúc khi bị căng thẳng, lo lắng hoặc rối loạn trước môi trường quá nhiều kích thích như âm thanh lớn, đám đông, ánh sáng mạnh,... Một số trẻ có thể chủ động xoay vòng để làm dịu bản thân, trong khi người lớn xung quanh lại hiểu nhầm là trẻ đang chơi vui vẻ.

Trẻ thường xuyên xoay vòng là vì muốn giảm lo âu

Trẻ thường xuyên xoay vòng là vì muốn giảm lo âu

2.3 Trẻ không cảm nhận được nguy hiểm 

Ở trẻ tự kỷ, khả năng cảm nhận các tín hiệu nội tại của cơ thể như mệt, chóng mặt, đau, khó chịu thường không nhạy như ở trẻ phát triển điển hình. Điều này được gọi là suy giảm chức năng.

Chính vì vậy, nhiều trẻ có thể xoay hàng chục vòng mà không thấy mệt, không chóng mặt hoặc thậm chí càng xoay thì lại càng kích thích và tiếp tục xoay mạnh hơn. Trẻ không có cảm giác cần phải dừng lại, không thấy hành vi đó bất thường, và cũng không ý thức được các rủi ro đi kèm.

Ngoài ra, trẻ tự kỷ cũng thường thiếu kỹ năng nhận thức xã hội khiến trẻ không hiểu rằng việc xoay trong lớp học, trên sàn nhà đông người hay gần các vật sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc làm ảnh hưởng đến người khác. Trẻ không lường được hậu quả và không dừng lại dù đã có người gọi tên hoặc nhắc nhở. Đây chính là lý do khiến nhiều phụ huynh và giáo viên cảm thấy lo lắng.

3. Những dấu hiệu đi kèm cho thấy đây không còn là trò chơi bình thường

Trong quá trình phát triển của trẻ, việc chơi một mình, xoay tròn thường xuyên hay lặp đi lặp lại một hành động có thể bình thường ở giai đoạn nào đó. Tuy nhiên, nếu hành vi này đi kèm các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường dưới đây và kéo dài theo thời gian thì rất có thể trẻ bị tự kỷ: 

3.1 Không phản ứng khi gọi tên, không giao tiếp ánh mắt

Một trong những dấu hiệu điển hình là trẻ không quay đầu lại khi được gọi tên, thậm chí nhiều lần gọi vẫn không có phản ứng. Cùng với đó, trẻ tránh hoặc không duy trì giao tiếp bằng ánh mắt với người khác – đây là điều mà các trẻ phát triển bình thường thường làm rất sớm. Thiếu giao tiếp ánh mắt có thể cho thấy trẻ gặp khó khăn trong việc kết nối xã hội.

Trẻ tự kỷ không phản ứng khi được gọi tên

Trẻ tự kỷ không phản ứng khi được gọi tên

3.2 Không biết chơi cùng người khác – chỉ chơi lặp lại một mình

Thay vì tương tác hoặc chia sẻ đồ chơi với người khác, trẻ thường xuyên xoay vòng tròn, lặp đi lặp lại một hành động như xếp đồ theo hàng, xoay bánh xe liên tục hoặc tập trung vào một phần nhỏ của đồ chơi. Bên cạnh đó, trẻ còn thờ ơ trước những trò chơi đóng vai như làm bác sĩ, nấu ăn, chăm búp bê,.... Đây là một dạng chơi mang tính tượng trưng và có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ – xã hội.

3.3 Kèm theo chậm nói, nói linh tinh, nhại lời, xoay đồ vật

Ngôn ngữ là một trong những chỉ số phát triển quan trọng. Nếu trẻ chậm nói, hoặc có nói nhưng chủ yếu là lặp lại lời người khác (gọi là "nhại lời") mà không hiểu ngữ cảnh, đó có thể là dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, việc trẻ thích xoay đồ vật thay vì dùng chúng đúng công năng như xoay bánh xe hay đẩy ô tô.

3.4 Có thêm hành vi lặp lại khác: vỗ tay, quay đồ, đập đầu vào tường

Những hành vi vận động lặp lại hay còn gọi là rối loạn hành vi định hình xuất hiện nhiều ở trẻ gặp khó khăn về phát triển thần kinh. Một số hành vi thường thấy bao gồm liên tục vỗ tay, đong đưa người, xoay đồ vật, nhảy lặp lại một cách không có mục đích, thậm chí tự làm đau bản thân như cắn tay, đập đầu vào tường. Những hành vi này không đơn thuần là nghịch ngợm mà còn phản ánh trạng thái căng thẳng, quá tải cảm giác hoặc nhu cầu kiểm soát môi trường xung quanh theo cách riêng của trẻ.

Xoay vòng kết hợp thích chơi một mình cảnh báo tự kỷ ở trẻ

Xoay vòng kết hợp thích chơi một mình cảnh báo tự kỷ ở trẻ

4. Mirai Care – Đồng hành điều trị hiệu quả trẻ có hành vi lặp lại bất thường

Nếu phát hiện trẻ thường xuyên xoay vòng mất kiểm soát hoặc có các hành vi lặp đi lặp lại thời gian dài thì phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra và đánh giá tổng quát. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo con bạn có thể đang bị rối loạn phổ tự kỷ.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị trẻ có hành vi lặp đi lặp lại bất thường, trong đó phải kể đến ứng dụng tế bào gốc đến của Viện nghiên cứu điều trị tế bào gốc Tokyo (TSRI). Đơn vị xây dựng lộ trình điều trị toàn diện, từ tư vấn, đánh giá đến theo dõi và phục hồi tích hợp cho trẻ từ 18 tháng đến 12 tuổi. 

Vậy, tế bào gốc hỗ trợ phục hồi điều gì ở trẻ tự kỷ có hành vi xoay lặp?Tế bào gốc đang được nghiên cứu như một phương pháp hỗ trợ tiềm năng cho trẻ tự kỷ, bao gồm cả những trẻ có hành vi xoay lặp.

  • Cải thiện liên kết thần kinh vùng cảm giác – kiểm soát hành vi
  • Trẻ biết dừng, giảm xoay, tăng khả năng tập trung và tương tác xã hội
  • Tăng khả năng tập trung, tham gia vào các hoạt động, từ đó, giảm sự phụ thuộc vào các hành vi lặp đi lặp lại. 

Tại Việt Nam, Mirai Care là đơn vị độc quyền tư vấn và kết nối với TSRI. Đơn vị đồng hành cùng quý phụ huynh xây dựng tương lai tươi sáng cho trẻ tự kỷ, mang lại hy vọng cho hàng triệu trẻ em Việt Nam.

Mirai Care là đơn vị độc quyền tư vấn và kết nối với Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo

Mirai Care là đơn vị độc quyền tư vấn và kết nối với Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo

Trẻ thường xuyên xoay vòng là dấu hiệu bình thường trong quá trình trẻ khám phá vận động nhưng cũng có thể là dấu hiệu sớm của rối loạn phổ tự kỷ. Việc quan sát kỹ lưỡng, đánh giá đúng đắn và can thiệp kịp thời là yếu tố then chốt giúp trẻ phát triển đúng hướng. Nếu phụ huynh nhận thấy con có biểu hiện xoay vòng kéo dài, lặp lại và khó kiểm soát thì nên chủ động đưa con đến gặp các chuyên gia tư vấn để đánh giá chuyên sâu. Hãy theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều thông tin về sức khỏe trẻ nhỏ hơn nhé!

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi