Giải đáp thắc mắc: Trẻ tự kỷ có bám mẹ không?
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Việc trẻ em thể hiện sự gắn bó với cha mẹ là một trong những biểu hiện tự nhiên của sự phát triển xã hội và cảm xúc. Tuy nhiên, với trẻ em mắc chứng tự kỷ, mối quan hệ này có thể biểu hiện khác biệt so với những đứa trẻ khác, khiến nhiều bậc cha mẹ băn khoăn liệu trẻ tự kỷ có bám mẹ không. Trong bài viết này, Mirai Care sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc rằng trẻ tự kỷ có xu hướng bám mẹ hay không để quý phụ huynh hiểu rõ hơn về nhu cầu gắn bó, cảm giác an toàn và hành vi xã hội đặc trưng của trẻ.
1. Mirai Care giải đáp: Trẻ tự kỷ có bám mẹ không?
Trả lời: Trẻ tự kỷ không bám mẹ như trẻ bình thường.
Theo Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, kết quả của một cuộcnghiên cứu phân tích tổng hợpcho thấy trẻ tự kỷ gắn bó với cha mẹ kém an toàn hơn đáng kể so với trẻ không bị tự kỷ. Thay vì bày tỏ tình cảm hoặc gắn kết, trẻ tự kỷ thường đắm chìm trong thế giới riêng và ít quan tâm đến người xung quanh, bao gồm cả mẹ hoặc người thân.
Trả lời câu hỏi trẻ tự kỷ có bám mẹ không?
2. Tại sao trẻ tự kỷ có thể không bám mẹ như trẻ bình thường?
Trẻ tự kỷ có thể không bám mẹ như trẻ bình thường do một số đặc điểm phát triển đặc trưng của chứng tự kỷ. Những yếu tố này ảnh hưởng đến cách trẻ hình thành mối quan hệ và cảm giác gắn bó với cha mẹ hoặc người thân. Dưới đây là một số lý do trẻ tự kỷ không bám mẹ như trẻ bình thường.
2.1. Khó khăn trong việc tạo ra mối liên kết
Khó khăn trong việc tạo ra mối liên kết là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ tự kỷ ít bám mẹ hoặc thể hiện sự gắn bó như trẻ phát triển bình thường. Khả năng hình thành mối liên kết giữa trẻ và cha mẹ phụ thuộc rất nhiều vào cách trẻ hiểu và đáp lại các tín hiệu xã hội, nhưng với trẻ tự kỷ, việc này gặp rất nhiều thách thức.
Trẻ tự kỷ thường có những hạn chế trong khả năng nhận diện và diễn giải các tín hiệu phi ngôn ngữ như ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể. Các tín hiệu này giúp truyền tải cảm xúc, ý định và thái độ của người đối diện, nhưng trẻ tự kỷ thường không nhận thức được hoặc không hiểu ý nghĩa của chúng.
Ví dụ khi ai đó mỉm cười hay tỏ vẻ buồn bã, trẻ tự kỷ có thể không hiểu được đây là biểu hiện của sự vui vẻ hay nỗi buồn, dẫn đến việc các em không biết cách phản hồi phù hợp.
Ngoài ra, nhiều trẻ tự kỷ còn gặp khó khăn trong việc duy trì giao tiếp bằng ánh mắt hoặc tiếp xúc thân mật như ôm ấp, điều này làm giảm khả năng tạo lập mối quan hệ gắn kết không chỉ với bố mẹ mà còn với người ngoài. Thay vì cảm thấy thoải mái với những cử chỉ này, trẻ có thể cảm thấy khó chịu, dẫn đến việc tránh né và xa cách trong các mối quan hệ xã hội.
Khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ là một trong những đặc điểm của trẻ tự kỷ
2.2. Sợ hãi và lo lắng
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng ít bám mẹ vì các em dễ bị tác động bởi tâm lý sợ hãi và lo lắng, đặc biệt khi đối diện với các yếu tố gây căng thẳng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự sợ hãi này là cảm giác quá tải – trẻ có thể trở nên lo lắng hoặc sợ hãi trước các kích thích mạnh từ môi trường như âm thanh lớn, ánh sáng chói hoặc đụng chạm bất ngờ.
Ngoài ra, trẻ tự kỷ thường cảm thấy căng thẳng khi có những thay đổi trong môi trường hoặc lịch trình hằng ngày, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy mất kiểm soát.
Những cảm xúc tiêu cực này ảnh hưởng lớn đến hành vi gắn kết của trẻ bởi lẽ thay vì tìm kiếm sự an ủi từ mẹ như trẻ bình thường, trẻ tự kỷ có xu hướng thu mình vào thế giới riêng để tránh các yếu tố gây sợ hãi. Điều này làm giảm hành vi bám víu vào mẹ, vì trẻ cảm thấy an toàn hơn khi tự cô lập và duy trì sự ổn định từ bên trong, thay vì phụ thuộc vào người khác để giải tỏa căng thẳng.
2.3. Ưu tiên các hoạt động lặp đi lặp lại
Trẻ tự kỷ thường không bám mẹ và ít tương tác với người khác do xu hướng tập trung vào các hoạt động lặp đi lặp lại. Các hoạt động này mang lại cho trẻ cảm giác ổn định, dễ đoán và thoải mái trong thế giới mà trẻ thấy khó kiểm soát.
Ví dụ, trẻ có thể thích chơi với đồ chơi quay tròn, xếp hàng đồ vật thành hàng dài hoặc thực hiện các hành động lặp đi lặp lại như vỗ tay, lắc lư. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ tự kỷ tự điều chỉnh cảm xúc và giảm căng thẳng mà còn tạo ra cảm giác an toàn, vì chúng có thể kiểm soát và dự đoán mọi chuyển động.
Do đó, thay vì bám mẹ hay tìm kiếm sự tương tác xã hội, trẻ tự kỷ thường chọn cách tập trung vào các hoạt động lặp đi lặp lại này, làm giảm nhu cầu gắn bó hay dựa vào người khác để tìm kiếm sự an ủi.
Trẻ tự kỷ có xu hướng thích chơi các trò chơi lặp đi lặp lại
2.4. Rối loạn cảm giác
Rối loạn cảm giác là một trong những đặc điểm nổi bật ở trẻ tự kỷ và nó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách trẻ hình thành mối liên kết với người khác, bao gồm cả việc gắn bó với mẹ.
Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc xử lý các kích thích cảm giác như ánh sáng, âm thanh hoặc cảm giác tiếp xúc cơ thể. Đặc biệt, nhiều trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với việc bị chạm vào, khiến chúng cảm thấy không thoải mái hoặc bị áp lực khi tiếp xúc thân thể với người khác. Điều này dẫn đến việc trẻ có thể tránh những hành động như ôm ấp hay tiếp xúc cơ thể với mẹ hoặc người thân, dù trong lòng trẻ có thể vẫn yêu thương và cần sự chăm sóc.
Việc cảm thấy "quá tải" với các cảm giác từ môi trường xung quanh có thể khiến trẻ muốn duy trì khoảng cách, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo ra mối liên kết và sự gắn bó như những trẻ bình thường.
Có thể bạn chưa biết:
Một bước ngoặt đáng kể trong điều trị tự kỷ, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Miracare tự hào là cầu nối đưa bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ điều trị tại Viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo (TSRI) - đơn vị tiên phong và duy nhất hiện tại điều trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp này tại Nhật Bản.
Tại TSRI có hơn 500 trẻ mắc bệnh tự kỷ đã điều trị bằng liệu pháp này, hơn 95% bệnh nhân cải thiện đáng kể sau điều trị. Cùng tìm hiểu phương phápđiều trị tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xươngnhé!
3. Làm thế nào để hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ?
Để hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ, cha mẹ cần thực hiện một số bước cơ bản nhằm tạo ra môi trường phát triển tích cực cho trẻ.
Đầu tiên, quan sát và ghi nhật ký là cách hiệu quả để theo dõi hành vi của trẻ, từ đó nắm bắt được nhu cầu và sở thích của con. Điều này giúp cha mẹ hiểu được những tình huống hay yếu tố nào gây khó khăn hoặc kích thích trẻ.
Ghi nhật ký giúp mẹ nhận diện được các tín hiệu cảm xúc của trẻ, ví dụ như khi nào trẻ cảm thấy căng thẳng, thoải mái hoặc vui vẻ. Phương pháp này giúp các bậc phụ huynh phát hiện ra các mẫu hành vi lặp lại, từ đó có thể đưa ra các phương pháp can thiệp kịp thời và phù hợp. Hơn nữa, việc ghi lại thông tin cũng sẽ giúp các bác sĩ và chuyên gia dễ dàng đánh giá sự tiến triển của trẻ qua thời gian.
Tiếp theo, việc tạo môi trường an toàn và nhất quán là vô cùng quan trọng, vì trẻ tự kỷ thường cảm thấy an tâm hơn trong một không gian ổn định và dễ đoán trước. Bằng cách thiết lập một lịch trình và không gian sống rõ ràng, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc tương tác và học hỏi.
Phụ huynh quan sát và ghi nhận những cảm xúc của con để đồng hành cùng con
Một bước quan trọng nữa là xây dựng mối liên kết dần dần, thông qua việc tạo ra các hoạt động chung như chơi cùng, sử dụng ngôn ngữ đơn giản và hình ảnh để giao tiếp, giúp trẻ dễ dàng hiểu và tham gia cùng.
ngoài ra, để có thể hỗ trợ trẻ tự kỷ tốt nhất, cha mẹ cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bác sĩ, nhà trị liệu và chuyên gia về can thiệp sớm. Các chuyên gia sẽ cung cấp những phương pháp trị liệu phù hợp, từ can thiệp ngôn ngữ, trị liệu hành vi đến các kỹ thuật phát triển kỹ năng xã hội.
Những phương pháp này được thiết kế riêng để giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng giao tiếp, giảm thiểu hành vi tiêu cực và phát triển các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường xung quanh. Ngoài ra, các chuyên gia còn có thể giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ và cung cấp các chiến lược hỗ trợ trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ.
4. Mirai Care đồng hành cùng phụ huynh nuôi dạy trẻ tự kỷ
Mirai Care giúp phụ huynh của các bé bị tự kỷ tiếp cận được các phương pháp triệu liệu tiên tiến và hiệu quả. Một trong những giải pháp nổi bật mà Mirai Care kết nối đến phụ huynh đó là điều trị tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương.
Liệu pháp tế bào gốc tủy xương là phương pháp sử dụng tế bào gốc có nguồn gốc từ tủy xương tự thân, sau đó được tiêm vào tĩnh mạch để thúc đẩy quá trình tái tạo các cơ quan, mô, thần kinh bị tổn thương. Các tế bào gốc này sẽ tái tạo và phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương, điều chỉnh hệ miễn dịch và cải thiện chức năng não cho người bệnh.
Liệu pháp tế bào gốc tủy xương này đang được đặt kỳ vọng cao trong điều trị bệnh tự kỷ. Mirai Care luôn hy vọng có thể giúp các bé mắc chứng tự kỷ có cơ hội hòa nhập tốt hơn với môi trường xung quanh và sống một cuộc sống chất lượng hơn.
Mirai Care đồng hành cùng phụ huynh nuôi dạy trẻ tự kỷ
Việc trẻ tự kỷ có bám mẹ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu liên quan đến đặc điểm và nhu cầu phát triển cá nhân của trẻ. Mặc dù trẻ tự kỷ có thể không thể hiện sự gắn bó và bám mẹ như những trẻ phát triển bình thường, nhưng điều này không có nghĩa là trẻ không yêu thương hay không cần sự chăm sóc của mẹ. Thay vào đó, trẻ tự kỷ thể hiện tình cảm và sự gắn bó theo cách riêng, có thể không rõ ràng nhưng vẫn tồn tại. Hiểu rõ những đặc điểm này và cung cấp một môi trường an toàn, ổn định sẽ giúp trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn và tạo ra những kết nối mạnh mẽ với người thân.
Trên hành trình chăm sóc và tìm kiếm phương pháp điều trị có hiệu quả cho trẻ tự kỷ đầy thách thức. Với sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Mirai care là cầu nối đồng hành cùng trẻ tự kỷ tiếp cận đến phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
"Sự chậm phát triển của trẻ tự kỷ không đồng nghĩa với việc chúng không có tiềm năng phát triển"
Hãy đểMiraicaređồng hành cùng bố mẹ trên hành trình này nhé!
Bài viết phổ biến khác