Trẻ tăng động có đi học được không? Giải đáp thắc mắc cho phụ huynh
Trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) thường gặp phải nhiều thách thức trong việc duy trì sự tập trung và điều chỉnh hành vi, khiến quá trình học tập của các em trở nên khó khăn hơn so với những đứa trẻ khác. Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng, đặt ra câu hỏi liệu trẻ tự kỷ có thể đi học được không. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của phương pháp giảng dạy và các biện pháp hỗ trợ, trẻ mắc ADHD hoàn toàn có thể học tập hiệu quả nếu được can thiệp đúng cách và phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp cho quý phụ huynh hiểu rõ về khả năng của trẻ và áp dụng các phương pháp giáo dục hiệu quả cho trẻ.
Nội dung bài viết:
1. Tỷ lệ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý tại Việt Nam
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một tình trạng xuất hiện từ thời thơ ấu, đặc trưng bởi sự hiếu động quá mức, khó kiểm soát hành vi và sự thiếu tập trung. Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và học tập của trẻ mà còn tác động sâu sắc đến hành vi, cảm xúc và kỹ năng xã hội. Trẻ mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý, dễ bị phân tâm và có xu hướng hành động bộc phát mà không suy nghĩ trước, khiến việc hòa nhập vào môi trường học tập và xã hội trở nên khó khăn hơn.
Theo số liệu thu thập được từ Hội thần kinh học Việt Nam, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ước tính dao động từ 9% đến 15%, khiến nó trở thành một trong những rối loạn phổ biến nhất ở trẻ em. Tại Hoa Kỳ, theo báo cáo của Viện Sức khỏe Quốc gia (NHIS) giai đoạn 2015-2016, tỷ lệ trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là 14% ở nam giới và 6% ở nữ giới. Còn ở Việt Nam, theo các nghiên cứu, tỷ lệ trẻ mắc ADHD dao động từ 3,24% đến 7,7%, con số này cho thấy mức độ phổ biến đáng báo động của rối loạn này. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ADHD có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp và tiêu chí nghiên cứu, nhưng nhìn chung, đây vẫn là một thách thức lớn đối với cả gia đình và hệ thống giáo dục.
Trẻ tăng động thường giảm sự tập trung trong học tập
ADHD không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức mà còn tác động tiêu cực đến kỹ năng xã hội của trẻ. Những trẻ mắc rối loạn này thường gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ với bạn bè và thầy cô, dẫn đến việc bị cô lập hoặc xa lánh trong môi trường học tập. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, các triệu chứng của ADHD có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành, gây ra những hệ lụy như giảm khả năng lao động, gặp khó khăn trong việc duy trì công việc và các mối quan hệ xã hội.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những triệu chứng phổ biến nhất trong các rối loạn thuộc phổ tự kỷ (ASD). Nhiều trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường biểu hiện các triệu chứng của ADHD như khó tập trung, hiếu động quá mức, hành động bốc đồng. Sự kết hợp này làm cho việc chẩn đoán và can thiệp trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để hiểu và quản lý tốt cả hai tình trạng, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trong môi trường học tập và xã hội.
Tổng Giám Đốc Miraicare chia sẻ:
Cũng là một người cha, tôi thật sự thấu hiểu sự vất vả trong chăm sóc và nuôi dạy con cái. Nếu một đứa trẻ lớn lên không phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần quả thật là một thiệt thòi rất lớn với chính cá nhân đó và gia đình.
Để xây dựng một cộng đồng người Việt Nam có nhận thức về liệu pháp tế bào gốc - công nghệ đột phá trong điều trị bệnh tự kỷ cần sự chung tay, lan tỏa đến nhiều phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ hơn nữa. Chúng tôi tin rằng, mỗi đứa trẻ đều xứng đáng có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Đó là lý do tại sao Mirai Care không ngừng nỗ lực. Cùng tìm hiểu hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc Nhật Bản nhé!
2. Trẻ tăng động có đi học được không?
Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) hoàn toàn có thể đi học bởi việc đi học là vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các em. Mặc dù ADHD có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc tập trung, kiểm soát hành vi và tương tác xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không thể tham gia vào các hoạt động học tập như những bạn bè khác. Với sự hỗ trợ và can thiệp phù hợp từ nhà trường, gia đình và các chuyên gia, trẻ tăng động vẫn có thể phát triển và thành công trong môi trường học đường.
Nếu trẻ không được đến trường, đặc biệt là không được học trong các lớp học dành cho trẻ đặc biệt hoặc không có những biện pháp hỗ trợ cần thiết, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Trẻ có thể bị tụt hậu về kiến thức, gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội, thậm chí có nguy cơ bị cô lập hoặc phát triển các vấn đề tâm lý khác như lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, việc không được can thiệp sớm cũng khiến trẻ khó phát triển những kỹ năng cần thiết để tự quản lý và điều chỉnh hành vi khi trưởng thành, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau này.
Cho trẻ học môi trường đặc biệt giúp chúng dễ hòa nhập hơn
3. Thực trạng khi trẻ ADHD đi học
Trẻ ADHD có thể đi học, nhưng thực trạng hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều thách thức mà các em phải đối mặt. Để giúp trẻ vượt qua những khó khăn này, cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ cả gia đình, nhà trường và xã hội.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xem chi tiết: Nguyên lý tác dụng của tế bào gốc trung mô đối với điều trị tự kỷ
4. Giải pháp can thiệp giúp trẻ tăng động đi học được tốt hơn
Để giúp trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý học tập hiệu quả hơn, các biện pháp can thiệp đa dạng và linh hoạt là cần thiết.
4.1. Vai trò của nhà trường
Để hỗ trợ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) học tập hiệu quả, nhà trường cần thực hiện những can thiệp cá nhân hóa trong chương trình giáo dục.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ gần giáo viên và tránh xa những yếu tố gây phân tâm, giúp trẻ dễ dàng nhận được sự chú ý và hướng dẫn kịp thời
- Sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ hoặc thẻ hình, giúp trẻ dễ dàng nhận biết và tập trung vào nhiệm vụ cần thực hiện
- Chia các bài tập dài thành những phần nhỏ hơn cũng là một phương pháp hiệu quả, giúp trẻ cảm thấy dễ dàng hơn khi tiếp cận công việc và giảm bớt cảm giác quá tải.
- Cho trẻ nghỉ giải lao để vận động giữa các giờ học không chỉ giúp giải tỏa năng lượng mà còn tạo cơ hội cho trẻ thư giãn, từ đó cải thiện khả năng tập trung khi quay lại với bài học
Học tập kết hợp với các hoạt động vui chơi giúp trẻ linh hoạt hơn
4.2. Vai trò của gia đình
- Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân (IEP): Tổ chức các buổi đánh giá để xác định các lĩnh vực mạnh và yếu của trẻ, bao gồm kỹ năng học tập, hành vi, cảm xúc và xã hội.
- Tạo môi trường học tập phù hợp: Nên chọn nơi yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn và các yếu tố gây xao nhãng như cửa sổ hay đồ vật lộn xộn. Sắp xếp bàn học gọn gàng, chỉ để những vật dụng cần thiết như sách vở và bút viết.
- Hỗ trợ tâm lý cho trẻ: Thiết lập một không gian học tập và sinh hoạt rõ ràng, giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các quy tắc và mong đợi. Giảm thiểu yếu tố gây xao nhãng như tiếng ồn hay sự lộn xộn trong phòng học.
4.3. Các phương pháp can thiệp
- Thuốc: Một số loại thuốc chính thường được kê đơn cho trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý:
- Methylphenidate: Đây là loại thuốc kích thích tâm thần phổ biến nhất cho ADHD, với các sản phẩm như Ritalin®, Bipeaverin® và Concerta®
- Thuốc dẫn xuất amphetamine: Một loại thuốc kích thích tâm thần khác thường được sử dụng là các dẫn xuất amphetamine, như Adderall®, Dexedrine® và Vyvanse®.
Thuốc hỗ trợ điều trị ADHD chủ yếu giúp trẻ giảm triệu chứng
- Liệu pháp hành vi
Thông qua việc tập trung vào sự suy giảm chức năng trong quá trình đánh giá chẩn đoán, các nhà lâm sàng sẽ lập danh sách các hành vi mục tiêu để làm cơ sở cho việc điều trị. Đối với trẻ em, danh sách này có thể bao gồm việc cần có sự hướng dẫn lặp đi lặp lại trong suốt giờ học, khả năng tập trung vào bài tập và việc hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra, cần phải xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi của trẻ để giảm thiểu tác động tiêu cực. Chẳng hạn, nếu trẻ dễ bị xao nhãng khi ngồi gần cửa sổ, thì việc tránh để trẻ ngồi ở vị trí đó sẽ là một giải pháp hợp lý.
- Liệu pháp nhận thức: Để thay đổi cách suy nghĩ và cách cư xử của trẻ, hãy giúp trẻ nhận thức được ý nghĩa hành động mình đang làm.
- Liệu pháp tế bào gốc tủy xương
Tại Viện Nghiên cứu và Điều trị Cấy ghép Tế bào gốc, kết quả từ các trường hợp điều trị chứng tự kỷ và rối loạn phát triển thông qua phương pháp cấy ghép tế bào gốc tủy xương đã cho thấy những cải thiện đáng kể. Cụ thể, nhiều bệnh nhân đã có sự tiến bộ rõ rệt trong các đặc điểm giác quan, bao gồm việc giảm thiểu tình trạng quá nhạy cảm hoặc nhạy cảm kém đối với các kích thích từ môi trường xung quanh.
Ngoài ra, việc điều trị cũng giúp giảm bớt sự tập trung thái quá vào các hành vi hoặc sự vật cụ thể, từ đó cải thiện thói quen ăn uống của trẻ. Một điểm nổi bật khác là sự nâng cao khả năng hiểu biết ngôn ngữ và sự mở rộng vốn từ vựng, giúp trẻ giao tiếp hiệu quả hơn.
Công nghệ tế bào gốc tủy xương giúp cải thiện hành vi cũng như ý thức trẻ
Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) hoàn toàn có thể đi học và thậm chí có thể đạt được thành công trong môi trường học đường nếu nhận được sự hỗ trợ thích hợp. Nếu trẻ không được đi học tại các lớp học đặc biệt hoặc không nhận được sự hỗ trợ cần thiết, những hệ quả lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, việc cho trẻ đi học và nhận sự hỗ trợ đúng đắn không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường. Câu trả lời cho “trẻ tăng động có đi học được không?” ở bài viết trên đã giúp cha mẹ giải đáp phần nào thắc mắc của mình. Qua đó, Miraicare hy vọng phụ huynh có thể cùng nhau tạo ra một tương lai tích cực hơn cho trẻ ADHD, giúp trẻ tự tin hòa nhập vào cộng đồng và phát triển thành những cá nhân thành công.
Bài viết phổ biến khác