phone

Vì sao trẻ tự kỷ có thể bị biếng ăn ? Ba mẹ nên làm gì?

Table of Contents


Biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm lý của trẻ. Vậy tại sao trẻ tự kỷ  có thể bị biếng ăn? Hậu quả ra sao và đâu là giải pháp hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ giúp phụ huynh tìm ra câu trả lời và xây dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

1. Tại sao trẻ tự kỷ có thể bị biếng ăn?

Trẻ tự kỷ có thể bị biếng ăn do nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ các đặc điểm đặc trưng của rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Dưới đây là những lý do chính:

1.1 Quá mẫn cảm (Hypersensitivity)

  • Vị giác

Trẻ có thể rất nhạy cảm với mùi vị, kết cấu và nhiệt độ của thức ăn, dẫn đến việc từ chối một số loại thức ăn nhất định. Ví dụ: không ăn rau vì kết cấu xơ, không ăn đồ chua, cay hoặc chỉ ăn đồ mềm hay những món có vị ngọt. 

Một số trẻ tự kỷ không chỉ nhạy cảm với mùi vị mà còn cảm nhận hương vị khác biệt. Một món ăn bình thường có thể quá nồng hoặc lạ miệng với trẻ. Chỉ cần thay đổi nhỏ trong công thức hoặc gia vị, như thay đổi thương hiệu sữa hay phô mai, cũng có thể khiến trẻ từ chối món ăn, dù hình thức không thay đổi.

 

Trẻ tự kỷ có thể bị biếng ăn do mẫn cảm với vị giác

Trẻ tự kỷ có thể bị biếng ăn do mẫn cảm với vị giác

  • Khứu giác

Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với mùi của thức ăn. Những mùi mạnh như hành, tỏi, cá hoặc gia vị nồng có thể gây khó chịu và làm trẻ từ chối ngay cả khi chưa nếm thử đồ ăn. Thậm chí, những mùi như sữa, thịt hoặc rau xanh đôi khi lại trở nên quá nồng hoặc khó chịu đối với trẻ. Không chỉ mùi thức ăn mà mùi từ môi trường như: khói bếp, dầu mỡ,… cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng ăn uống của trẻ.

  • Thị giác

Màu sắc, hình dạng và cách trình bày thức ăn có thể tác động mạnh mẽ đến việc trẻ tự kỷ chấp nhận hay từ chối món ăn. Ví dụ, trẻ có thể không ăn món có màu sắc đậm như xanh hoặc đỏ, nhưng lại dễ dàng chấp nhận món màu trắng hoặc vàng nhạt.

Một số trẻ tự kỷ chỉ ăn những thức ăn có hình dạng đặc biệt như tròn, vuông hoặc theo kích thước cố định. Nếu món ăn mà không tuân theo “hình ảnh quen thuộc” trẻ đã quen (như lát bánh mì phải phết bơ đều hoặc không có vết cắt), trẻ có thể từ chối món đó dù hương vị không thay đổi.

1.2 Kém mẫn cảm (Hyposensitivity)

Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc nhận thức và xử lý các tín hiệu cơ thể, đặc biệt là cảm giác đói và no. Khi trẻ không nhận thức được cảm giác đói, chúng có thể ăn quá ít. Ngược lại, nếu không cảm nhận được cảm giác no, trẻ có thể ăn quá nhiều. 

Trẻ có thể bỏ qua tín hiệu cơ thể về sự no hoặc đói làm việc ăn uống trở nên thiếu điều độ, không ổn định. Việc này cũng có thể khiến trẻ không nhận thức được khi nào cần dừng ăn, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn tiêu hóa hoặc ăn uống không kiểm soát.

1.3 Hành vi lặp đi lặp lại và tính cứng nhắc

Một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến việc trẻ tự kỷ có thể bị biếng ăn là hành vi lặp đi lặp lại và tính cứng nhắc trong việc tiếp nhận thay đổi. Trẻ có xu hướng bám chặt vào thói quen và lịch trình cố định, bao gồm cả thói quen ăn uống. 

Chúng có thể từ chối thức ăn mới hoặc thay đổi trong bữa ăn, như thay đổi món ăn, giờ ăn hoặc cách trình bày thức ăn, vì không đúng với những gì trẻ đã quen. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ ăn rất hạn chế hoặc không ăn đủ các loại thực phẩm cần thiết.

1.4  Những thói quen không tốt ở cha mẹ tạo cho con

Những thói quen không tốt ở cha mẹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ có thể bị biếng ăn. Một số thói quen phổ biến như cho trẻ ăn vặt thường xuyên như bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn, làm giảm cảm giác thèm ăn. Hoặc ép trẻ ăn khi chưa đói không chỉ tạo áp lực mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen ăn uống của trẻ.

Ngoài ra, việc kéo dài thời gian ăn hoặc trộn lẫn thức ăn khiến trẻ không thể cảm nhận được hương vị đặc trưng của từng món có thể dẫn đến cảm giác chán ăn. Thêm vào đó, thói quen để trẻ vừa ăn vừa xem tivi làm trẻ mất tập trung, sao nhãng việc ăn uống, không cảm nhận rõ mùi vị đồ ăn. Lâu ngày, điều này có thể gây ra tình trạng biếng ăn và cản trở việc hình thành thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh.

Để trẻ vừa ăn vừa xem tivi lâu ngày có thể gây ra tình trạng biếng ăn

Để trẻ vừa ăn vừa xem tivi lâu ngày có thể gây ra tình trạng biếng ăn

2. Hậu quả của tình trạng biếng ăn ở trẻ tự kỷ

Tình trạng biếng ăn ở trẻ tự kỷ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Biếng ăn làm trẻ tự kỷ không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, và các vấn đề về tăng trưởng như chậm lớn hoặc giảm cân.
  • Suy giảm sức đề kháng: Thiếu dinh dưỡng làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khó hồi phục hơn khi bị bệnh.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ: Thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như omega-3, sắt hoặc kẽm có thể làm chậm phát triển trí não, ảnh hưởng đến khả năng học tập, nhận thức và hành vi.
  • Rối loạn tiêu hóa: Biếng ăn có thể dẫn đến các vấn đề như táo bón, đau dạ dày, hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài, làm trẻ khó chịu và thêm sợ ăn.
  • Tăng tính cứng nhắc trong ăn uống: Trẻ có thể hình thành các thói quen ăn uống không lành mạnh, chỉ chấp nhận một số loại thực phẩm hạn chế, làm gia tăng sự thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Ảnh hưởng tâm lý và hành vi: Biếng ăn kéo dài có thể gây ra căng thẳng cho cả trẻ và cha mẹ, làm gia tăng các vấn đề tâm lý như lo lắng, sợ hãi hoặc cáu gắt trong giờ ăn.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ tự kỷ có thể làm suy giảm sức đề kháng

Tình trạng biếng ăn ở trẻ tự kỷ có thể làm suy giảm sức đề kháng

3. Ba mẹ có thể khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ tự kỷ thế nào?

Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ tự kỷ là một quá trình đòi hỏi sự thấu hiểu và kiên nhẫn từ cha mẹ. 

  • Hiểu rõ nguyên nhân: Phụ huynh cần quan sát và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể khiến trẻ biếng ăn, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.
  • Hợp tác với chuyên gia: Tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng, chuyên gia tâm lý về hành vi để nhận được hỗ trợ phù hợp. 
  • Tạo môi trường ăn uống thoải mái: Chọn không gian yên tĩnh, khuyến khích trẻ tập trung vào bữa ăn, tránh vừa ăn vừa xem tivi hoặc chơi đồ chơi.
  • Xây dựng thói quen ăn uống đều đặn: Thiết lập lịch ăn uống cố định, bao gồm các bữa chính và bữa phụ, giữ khoảng cách giữa các bữa ăn để trẻ cảm thấy đói trước giờ ăn.
  • Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn: Đảm bảo mỗi bữa ăn đủ protein, tinh bột, rau củ, chất béo và bổ sung vi chất (kẽm, crom, selen, vitamin) theo hướng dẫn chuyên gia.
  • Chú ý đến sở thích và nhạy cảm của trẻ: Tôn trọng sở thích của trẻ về màu sắc, mùi, vị và kết cấu thực phẩm. Nếu trẻ chỉ thích một số món, hãy biến tấu chúng để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Giới thiệu thức ăn mới từ từ: Thử từng loại thức ăn mới một cách chậm rãi, kết hợp với món ăn mà trẻ yêu thích. Không ép buộc, mà khuyến khích trẻ nếm thử một lượng nhỏ để làm quen.
  • Sử dụng các chiến lược tích cực: Khen ngợi và động viên khi trẻ thử hoặc ăn được món mới. Biến giờ ăn thành hoạt động thú vị, như trang trí món ăn theo hình dạng mà trẻ yêu thích.

Đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng 

Đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng 

Biếng ăn ở trẻ tự kỷ là một vấn đề phức tạp nhưng có thể cải thiện nếu được quan tâm và can thiệp kịp thời. Mirai Care luôn đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong việc hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Nếu cần thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi