Trẻ tự kỷ đi nhón chân - Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục hiệu quả
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Việc trẻ tự kỷ đi nhón chân là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng về sức khỏe và sự phát triển của con. Hành vi này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sự quá nhạy cảm của lòng bàn chân, thói quen vận động, hoặc các yếu tố về cảm giác quan. Nếu không được can thiệp kịp thời, việc đi nhón chân không chỉ gây khó khăn cho trẻ trong quá trình vận động mà còn có thể ảnh hưởng đến cơ bắp và hệ xương khớp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các ảnh hưởng có thể xảy ra, và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này!
1. Tại sao trẻ tự kỷ đi nhón chân?
Dưới đây là một số vấn đề và biểu hiện cụ thể của triệu chứng đi nhón chân ở trẻ tự kỷ được nhiều trung tâm ghi chép lại:
Lý giải nguyên do trẻ tự kỷ có thói quen đi nhón chân
2. Những ảnh hưởng do bé tự kỷ đi nhón chân
Theo một số chuyên gia, trẻ đi nhón chân và chậm nói thường không nguy hiểm và có thể tự biến mất khi trẻ phát triển. Tuy nhiên nếu xét về lâu về dài, với trẻ tự kỷ, tình trạng này cần được can thiệp sớm để tránh các ảnh hưởng tiêu cực.
Và nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thói quen này có thể gây căng cơ bắp chân và gân Achilles, dẫn đến cứng cơ và biến dạng xương, ảnh hưởng rất lớn đến dáng đi của trẻ sau này.
- Ảnh hưởng đến khả năng di chuyển: Dáng đi của trẻ tự kỷ thường xiêu vẹo, khó giữ thăng bằng khi di chuyển, dễ ngã khi chạy nhảy. Điều này làm hạn chế khả năng tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động thể chất với bạn bè.
- Sức khỏe cơ và xương: Tình trạng cơ bắp căng cứng, đặc biệt là cơ bắp chân khi trẻ có biểu hiện nhón chân quá lâu. Khi này bàn chân không phát triển đúng cách có thể gây đau nhức, viêm và ảnh hưởng đến cấu trúc xương chân và lưng.
- Cản trở khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội: Do sự bất tiện trong di chuyển hoặc bị chú ý nên trẻ thường có xu hướng tránh xa các hoạt động giao tiếp xã hội. Điều này có thể làm giảm khả năng hòa nhập và khiến trẻ tự kỷ cảm thấy cô lập.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và trí tuệ: Việc gặp khó khăn trong di chuyển có thể làm giảm sự tự tin và khả năng khám phá môi trường xung quanh của trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, tư duy cũng như các kỹ năng xã hội.
- Vấn đề tâm lý: Trẻ tự kỷ đi nhón chân có thể cảm thấy bản thân khác biệt hoặc bị bạn bè trêu chọc, làm ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ. Điều này có thể tạo ra cảm giác lo âu và căng thẳng.
Vậy nên, cha mẹ cần quan tâm và tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các chuyên gia nếu trẻ có dấu hiệu đi nhón chân kéo dài để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
3. Cách xử trí tình trạng bé tự kỷ đi nhón chân
Những thói quen như đi nhón chân cần được phát hiện và can thiệp sớm để mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình cải thiện. Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên hướng dẫn con cách sử dụng bàn chân đúng cách và nhanh chóng điều chỉnh khi phát hiện các thói quen không phù hợp.
Với trẻ tự kỷ có thói quen đi nhón chân, việc hướng dẫn có thể gặp nhiều khó khăn ban đầu, đòi hỏi cha mẹ sự kiên trì và nhẫn nại. Cha mẹ cần từng bước hỗ trợ con trong việc thay đổi thói quen này. Các phương pháp hướng dẫn có thể đa dạng, từ lời nói nhẹ nhàng đến hành động trực tiếp.
- Liệu pháp vận động (Physical Therapy)
Đây là phương pháp phổ biến giúp trẻ cải thiện được sự linh hoạt và sức mạnh của cơ bắp. Các nhà vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn trẻ các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ bắp chân. Việc kéo giãn gân và cơ chân có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi đi đứng bằng toàn bộ bàn chân.
- Liệu pháp điều chỉnh hành vi (Behavioral Therapy)
Một số trẻ đi nhón chân có lẽ được hình thành do thói quen hoặc là do cảm giác quá nhạy cảm. Liệu pháp điều chỉnh hành vi này giúp trẻ nhận thức và thay đổi thói quen đi và các chuyên gia sẽ làm việc cùng trẻ để hướng dẫn cách đi đứng đúng.
- Áp dụng thiết bị hỗ trợ (Orthotic Devices)
Một sốthiết bị chỉnh hình như đế giày, băng cổ chân, hoặc nẹp có thể được sử dụng để hỗ trợ trẻ giữ chân ở vị trí phù hợp khi đi. Những thiết bị này giúp ổn định và điều chỉnh dáng đi của trẻ, đồng thời giảm bớt áp lực lên cơ bắp và xương khớp.
Thiết bị hỗ trợ giúp điều chỉnh dáng đi của trẻ tự kỷ
- Các bài tập kéo giãn tại nhà:Phụ huynh cùng con luyện tập các động tác kéo giãn và thả lỏng cơ bắp chân tại nhà, như bài tập nghiêng người, kéo căng gót chân, và các bài tập khác để giảm căng thẳng lên cơ chân.
- Liệu pháp can thiệp giác quan (Sensory Integration Therapy):Vì cảm giác nhạy cảm ở lòng bàn chân hoặc các khu vực khác trên cơ thể nên liệu pháp can thiệp giác quan giúp trẻ điều chỉnh cảm giác và tiếp xúc với các vật liệu, bề mặt khác nhau, giúp giảm nhạy cảm và khuyến khích trẻ đi đứng tự nhiên hơn.
- Sử dụng giày dép phù hợp:Phụ huynh nên chọn loại giày dép có đế mềm, không quá cao, vững chắc, và có độ bám tốt phù hợp với chân của trẻ. Như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi đi đứng bằng toàn bộ bàn chân.
Luyện tập các động tác kéo giãn và thả lỏng cơ bắp chân tại nhà
4. Có thể điều trị khỏi tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân được không?
Bệnh nhi nam, 5 tuổi, được chẩn đoán mắc chứng tăng cảm giác ở vùng lòng bàn chân, dẫn đến việc phải di chuyển bằng cách nhón chân. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt trong vận động, giúp bé hòa nhập, thích nghi nhanh hơn với các hoạt động trong cuộc sống.
Sau khi được điều trị bằng tế bào gốc, bé đã có thể đi lại bình thường bằng lòng bàn chân, đồng thời khả năng vận động của trẻ được cải thiện rõ rệt, di chuyển dễ dàng và thoải mái hơn. Những tiến triển khả quan này giúp góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình phát triển cả thể chất và tâm lý của trẻ.
Điều trị tế bào gốc cho thấy hiệu quả tích cực đối với tình trạng quá nhạy cảm giác quan, giúp trẻ có thể đi lại bình thường bằng cả bàn chân mà không còn cảm giác khó chịu.
Liệu pháp tế bào gốc có thể giúp điều trị trẻ tự kỷ đi nhón chân
Thông qua các phương pháp điều trị và hỗ trợ trẻ tự kỷ đi nhón chân phù hợp, cha mẹ có thể giúp con cải thiện thói quen đi lại và tăng cường khả năng vận động. Mirai Care tin rằng sự kiên nhẫn và đồng hành của gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, mang lại những thay đổi tích cực và giúp trẻ có cơ hội phát triển một cách bình thường và tự tin hơn trong cuộc sống.
Bài viết phổ biến khác