Trẻ tự làm đau mình: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý
Table of Contents
Hành vi trẻ tự làm đau mình không chỉ gây tổn thương về thể xác mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Có biểu hiện như thế nào? Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện hành vi bất thường này của con? Tất cả câu trả lời sẽ được Mirai Care giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao xuất hiện hành vi trẻ tự làm đau mình?
Trẻ tự làm đau mìnhlà hành vi cố ý gây thương tích cho cơ thể, thường để lại vết hằn hoặc gây tổn thương mô và có thể bao gồm cắt, đốt, tự cắn, gãi, đập đầu, giật tóc, tự đánh, đâm thủng da hoặc gãy xương.Hành vi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 3 nguyên nhân chính gồm:
1.1 Trẻ có dấu hiệu trẻ bị phổ tự kỷ
Khi bị mắc rối loạn phổ tự kỷ hoặc các bệnh lý liên quan, trẻ thường có xu hướng tự làm đau mình. Cụ thể:
- Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)
Trẻ có thể tự làm đau mình do khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và xử lý thông tin giác quan. Khi buồn bã, thất vọng hoặc bị kích động, trẻ có thể dùng hành vi tự làm đau để giải tỏa. Một số trẻ tự kỷ nhạy cảm quá mức với các kích thích từ môi trường xung quanh. Việc trẻ tự làm đau mình là cách chúng tạo cảm giác mạnh hơn, lấn át những kích thích gây khó chịu.
Trong nhiều trường hợp,tự gây thương tích đóng vai trò là phương tiện giao tiếp. Trẻ thường cố gắng truyền đạt một cảm xúc hoặc ý tưởng mà chúng có thể không diễn đạt được bằng lời. Cắn, đập đầu hoặc các hành vi tự gây thương tích khác là một phương tiện để đáp ứng nhu cầu của chúng và có thể là nhu cầu cấp thiết của chúng để thể hiện nỗi đau, nỗi sợ hãi, sự không hài lòng hoặc lo lắng.
Chẳng hạn, chúng có thể cố gắng nói rằng "Con sợ, con muốn ra khỏi đây" hoặc "việc này quá khó, con không muốn làm điều này" hoặc "Chơi với con!" hoặc "Nhìn con này!" hoặc "Đầu con đau quá, đập vào đầu con thấy dễ chịu hơn",....
Trẻ bị tự kỷ có xu hướng thích làm bản thân tổn thương
- Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Trẻ có thể bốc đồng và tự làm đau mình trong lúc mất kiểm soát. Chẳng hạn như chạy nhảy không kiểm soát, trẻ tự đánh mình khi tức giận hoặc cắn, cấu, véo bản thân. Ngoài ra, trẻ ADHD cũng có thể có các hành vi tự làm đau khác như: nhổ tóc, cắn móng tay, ngoáy mũi đến chảy máu.
Có thể nói, tự làm tổn thương mình ở trẻ là một hành vi đáng báo động. Vì thế, cha mẹ cần quan sát kỹ, lắng nghe và chia sẻ với con, đồng thời tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần để có phương pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.
1.2 Trẻ mắc chứng rối loạn tâm lý
Trẻ tự làm đau mình là một dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy chúng đang gặp khó khăn về mặt tâm lý. Lý giải chi tiết việc trẻ mắc chứng rối loạn tâm lý có xu hướng tự làm mình đau như sau:
- Khi trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, tức giận, thất vọng hoặc buồn bã, việc tìm đến cảm giác đau thể xác tạm thời giúp trẻ quên đi nỗi đau tinh thần.
- Việc trẻ tự làm đau mình mang lại cho trẻ cảm giác kiểm soát giả tạo nhằm tự trấn an và ổn định cảm xúc của mình.
- Đôi khi, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc bằng lời nói nên bạo lực với chính bản thân để thể hiện ra bên ngoài những cảm xúc hỗn loạn bên trong.
Trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu sẽ tìm đến cảm giác đau thể xác
1.3 Trẻ cảm thấy khó chịu về thể chất
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, chưa có khả năng diễn đạt bằng lời nói cảm giác khó chịu của mình. Vì vậy, chúng có thể dùng hành động tự làm đau để thu hút sự chú ý của người lớn.
Ngoài ra, trẻ có thể tự cắn, cấu, véo, đập đầu,... như một cách để đối phó với cơn đau thể chất. Hành động này có thể giúp trẻ tạm thời quên đi cảm giác khó chịu ban đầu. Ví dụ như, trẻ thường cắn, gặm hoặc đập đầu khi mọc răng, đau bụng, khó tiêu hay trẻ gãi mạnh, cào cấu đến chảy máu khi bị dị ứng da.
Trẻ tự làm đau mình do nguyên nhân này có thể không quá nguy hiểm nhưng phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Bởi để lâu, con càng khó chịu, quấy khóc nhiều hơn dẫn đến tần suất làm tổn thương tăng dần.
2. Các biểu hiện của hành vi tự làm đau mình ở trẻ
Tự làm đau mình ở trẻ không phải lúc nào cũng rõ biểu hiện, bởi trẻ thường che giấu các hành vi ngược đãi chính mình. Một sốbiểu hiện của hành vi tự làm tổn thương mìnhthường thấy ở trẻgồm:
- Tự cắt, đốt hoặc gây thương tích về thể chất và tinh thần cho bản thân.
- Không ăn, ăn quá nhiều hoặc ép mình nôn, tập thể dục quá sức hoặc tập thể dục khi bị thương.
- Cố ý đánh nhau hoặc tham gia vào các tình huống nguy hiểm, bao gồm cả hành vi tình dục nguy hiểm.
- Xuất hiện các vết cắt, vết bỏng, vết bầm tím hoặc vết sẹo trên cơ thể, đặc biệt là ở cánh tay, bụng hoặc đùi.
- Mặc quần áo che giấu những dấu hiệu vật lý này như áo sơ mi dài tay và đưa ra lời bào chữa về chấn thương khi bị phát hiện.
- Thường xuyên mang theo những vật sắc nhọn như dao và kéo.
- Nói về cảm giác đau đớn, khó chịu, yếu đuối, ốm yếu hoặc chóng mặt.
- Cảm thấy xấu hổ, ghê tởm, bối rối hoặc sợ hãi và thiếu kiểm soát, cô lập hoặc cô đơn.
- Dấu hiệu của lòng tự trọng thấp như tự đổ lỗi cho bản thân về mọi vấn đề hoặc nói rằng họ không đủ tốt.
Trên cơ thể của trẻ làm đau chính mình xuất hiện các vết tích bị thương
3. Tại sao trẻ tự làm đau mình không bao giờ là bình thường?
Trẻ tự làm đau mình không phải hành vi bình thường mà đó là hình thức tự làm hại bản thân về thể chất hoặc tinh thần nhằm thỏa mãn cá nhân. Như đã đề cập trong phần 1, hành vi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm khó khăn trong điều tiết cảm xúc, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý và khó chịu về thể chất.
Ngoài ra, hành vi tự làm đau mình có thể là hệ quả của việc bị bắt nạt hoặc lạm dụng. Trẻ có xu hướng hành hạ bản thân, tự làm đau mình như một cách để đối phó với những tổn thương tâm lý. Hậu quả của việc trẻ tự làm đau mình khá nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng thể chất mà còn tác động tiêu cực đến tinh thần của trẻ. Cụ thể:
- Tổn thương về thể chất:Gây ra các vết thương như bầm tím, trầy xước, hoặc thậm chí là những vết thương nghiêm trọng hơn.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần:Gây ra cảm giác tội lỗi, xấu hổ, cô lập, và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển:Gây khó khăn trong học tập, giao tiếp, và các hoạt động xã hội.
Vì không phải hành vi bình thường nên trẻ tự làm đau mình cần được can thiệp sớm, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, cản trở sự phát triển của trẻ. Cha mẹ và người chăm sóc cần quan sát, lắng nghe và thấu hiểu trẻ, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý để có phương pháp can thiệp phù hợp, giúp trẻ vượt qua khó khăn và phát triển lành mạnh.
Hành vi tự làm đau mình có thể là hệ quả của việc bị bắt nạt hoặc lạm dụng
4. Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện con có hành vi tự làm đau mình
Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng trẻ tự làm đau mình, tự đánh khi tức giận là do tính cách nghịch ngợm, quậy phá nên không quá lo lắng. Thậm chí, một vài người còn la mắng với mục đích răn đe con không được làm như vậy. Thế nhưng thực tế, hành vi tự làm đau mình liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm nên phụ huynh cần cẩn trọng và xử trí như sau:
- Giữ bình tĩnh, quan sát những thay đổi bất thường của con và ghi lại tần suất, thời điểm, bối cảnh xảy ra hành vi.
- Dành thời gian kiên nhẫn trò chuyện để hiểu rõ hơn về điều gì khiến con khó chịu, tâm trạng của con như thế nào,....
- Mang lại cảm giác an toàn cho con bằng cách có mặt ngay khi con la hét hoặc hành động bất thường và đưa con đến những nơi quen thuộc, yên tĩnh.
- Phòng ngủ của trẻ nên giữ ánh sáng dịu nhẹ, hạn chế tối đa tiếng động lớn để xoa dịu tâm trí chúng, nhất là trẻ bị tự kỷ.
- Phụ huynh không nên la mắng, trách phạt khiến tình hình tồi tệ hơn, hãy dùng tông giọng nhẹ nhàng làm dịu cơn tức giận, giúp trẻ kiểm soát cảm xúc.
- Trường hợp con hay ăn vạ để gây sự chú ý, cha mẹ không nên đáp ứng ngay, hãy bình tĩnh xoa dịu cơn nóng nảy của trẻ hoặc hướng sự chú ý của trẻ vào điều gì đó để con ngừng khóc.
- Nếu tình trạng làm đau bản thân của trẻ kéo dài thì phụ huynh phải đưa con đến gặp chuyên gia như bác sĩ nhi khoa, chuyên gia tâm lý, chuyên gia trị liệu hành vi để được đánh giá và tư vấn.
- Phụ huynh nên phối hợp với nhà trường và những người chăm sóc trẻ để con được hỗ trợ, phát triển toàn diện nhất.
Phụ huynh không nên la mắng, trách phạt khiến tình hình tồi tệ hơn
Tóm lại, trẻ tự làm đau mình thường xuyên là hành vi bất thường, phụ huynh cần chú ý quan sát và tìm hướng khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện những dấu hiệu con hành hạ bản thân, tự đánh mình,... thì phụ huynh nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp trẻ sớm khôi phục sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.
Bài viết phổ biến khác