Triệu chứng Ung thư Đại tràng: Nhận biết sớm để bảo vệ sức khỏe
Tác giả: Nguyễn Thị Linh
Theo thống kê năm 2020 của Tổ chức Ung thư toàn cầu Globocan, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba về số ca mắc mới chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư phổi. Các yếu tố như tuổi tác, di truyền, chế độ ăn uống, tập luyện,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Tuy nhiên, các triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư đại tràng thường không được phát hiện để điều trị kịp thời. Vậy, triệu chứng ung thư đại tràng là gì, hãy cùng Mirai Care tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Những dấu hiệu ung thư đại tràng bạn nên cẩn trọng
1.1 Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ thể xảy ra một loạt các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi,.... làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ các chất thải độc hại.
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng ung thư đại tràng
Đây là một triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh gan,... Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng chính là một trong những triệu chứng ung thư đại tràng thường gặp. Sự thay đổi của các tế bào ung thư tại vùng đại tràng khiến cho chức năng hấp thụ nước và dưỡng chất, thải chất độc hại, điều chỉnh cơ trơn trong đường tiêu hóa của đại tràng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra sự rối loạn tiêu hóa kéo dài.
1.2 Giảm cân bất thường
Khi người mắc bệnh ung thư đại tràng, việc tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất và thải độc không được đảm bảo. Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm đưa vào cơ thể không được xử lý để tạo ra năng lượng khiến mọi hoạt động của các cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề. Sự thiếu dưỡng chất lâu ngày cũng chính là nguyên nhân khiến các bệnh nhân ung thư đại tràng có những dấu hiệu giảm cân bất thường.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, dù bệnh nhân có ăn đủ chất nhưng căn bệnh ung thư đại tràng này vẫn khiến cơ thể không thể hấp thụ các dưỡng chất như bình thường nên việc giảm cân là điều không thể tránh khỏi.
1.3 Các rối loạn liên quan bài tiết phân
Đại tràng là cơ quan có nhiệm vụ bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, vậy nên ở giai đoạn đầu của ung thư đại tràng, người bệnh thường hay mắc chứng rối loạn bài tiết phân như táo bón, tiêu chảy, phân lỏng, phân ra máu,....
Đây đều là những dấu hiệu thường gặp ở một số bệnh lý về đường tiêu hóa khác nên mọi người cần chú ý và thăm khám bác sĩ nếu cần thiết.
1.4 Phân mỏng, hẹp so với bình thường
Kích thước của chất thải cũng là một dấu hiệu để phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng, hẹp hơn so với bình thường cũng có thể là một biểu hiện của ung thư đại tràng mà bạn nên chú ý.
Nguyên nhân được cho là do sự xuất hiện của các khối u và sự phát triển của chúng sẽ tạo ra những vật cản khiến phân bị chặn lại và phân chia nhỏ ra. Nếu đi đại tiện phát hiện phân có kích thước mỏng, hẹp như một chiếc bút chì hoặc hình lá lúa thì bạn nên thăm khám bác sĩ để xác nhận tình trạng sức khỏe.
1.5 Xuất hiện máu trong phân
Xuất hiện máu trong phân là một trong những triệu chứng ung thư đại tràng phổ biến. Theo Tiến sĩ Alfred Neugut của trường Y tế Công cộng Mailman, Đại học Columbia, Mỹ chảy máu do ung thư đại tràng thường nhiều hơn so với chảy máu của các bệnh khác. Một số trường hợp sẽ bị xuất hiện máu trong phân một cách ngắt quãng, nghĩa là triệu chứng này sẽ biến mất trong vài tuần rồi lại xuất hiện. Do đó, nếu bạn nhìn thấy máu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm trên giấy vệ sinh, trong bồn cầu, trong phân thì nên thăm khám bác sĩ để sớm phát hiện tình trạng bệnh.
1.6 Mệt mỏi và suy nhược
Hầu hết khi cơ thể mắc bệnh, dù là những bệnh đơn giản như ho, cảm cúm, sốt,.. hay những căn bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng thì bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Mệt mỏi và suy nhược cơ thể ở người ung thư đại tràng
Đây là những biểu hiện rất bình thường cho thấy cơ thể đang bị tổn thương. Vậy nên, bạn cần chú ý nghỉ ngơi, vận động vừa sức và bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
2. Cách phòng ngừa ung thư đại tràng
Phòng ngừa ung thư đại tràng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số cách để phòng ngừa ung thư đại tràng mà bạn có thể thực hiện như:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều các chất dinh dưỡng như chất xơ, Vitamin, khoáng chất từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt,...
- Giảm tiêu thụ lượng thịt đỏ, thịt chế biến nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chất kích thích, bia, rượu,....
- Luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể cân đối
- Khám sức khỏe tổng thể và sức khỏe đại tràng định kỳ
3. Những cách chẩn đoán ung thư đại tràng
Để chuẩn đoán bệnh ung thư đại tràng, bạn có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm sau:
3.1 Nội soi đại tràng và sinh thiết
Nội soi đại tràng là một quá trình chẩn đoán sử dụng ống nội soi mỏng có đèn sáng và camera ở đầu để quan sát kỹ lượng bên trong đại tràng và ruột non.
Sinh thiết đại tràng là quá trình lấy mẫu các mảnh nhỏ của niêm mạc đại tràng hoặc ruột non để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Cả hai xét nghiệm này đều nhằm mục đích phát hiện ra những điều bất thường của đại tràng để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.
3.2 Chụp CT và MRI
CT và MRI trong chẩn đoán ung thư đại tràng là phương pháp sử dụng hình ảnh để xác định tình trạng sức khỏe của đại tràng.
Trong đó, CT đại tràng là một quá trình sử dụng tia X để tạo ra hàng loạt hình ảnh chi tiết về lớp cắt của đại tràng và các cơ quan xung quanh.
MRI đại tràng là phương pháp sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra các hình ảnh chi tiết mềm mô trong và xung quanh của đại tràng.
Hai phương pháp này giúp trong xác định các vấn đề cụ thể của đại tràng như tình trạng viêm nhiễm, những dấu hiệu bất thường,.. để chẩn đoán ung thư đại tràng.
3.3 Siêu âm nội soi
Siêu âm nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng sóng siêu âm được gắn trên đầu ống nội soi để tạo ra hình ảnh của đại tràng và các cơ quan xung quanh. Phương pháp này cho phép bác sĩ xem xét chi tiết về niêm mạc đại tràng và phát hiện các vấn đề bất thường như khối u, polyps, viêm nhiễm,... Đồng thời, cũng cho biết chính xác liệu một khối u là ác tính hay lành tính, cũng như xác định vị trí và kích thước của nó.
3.4 Xét nghiệm di truyền
Một số trường hợp ung thư đại tràng có liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó, việc xét nghiệm di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ và dự đoán nguy cơ mắc ung thư đại tràng của mỗi người.
Một số xét nghiệm di truyền ung thư đại tràng có thể thực hiện như: xét nghiệm gen APC, xét nghiệm gen MMR, xét nghiệm tổ hợp,....
4. Tổng kết
Triệu chứng của ung thư đại tràng thường không khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Do đó, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời ngay nhé! Đừng quên tiếp tục theo dõi Mirai Care để nhận được những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp ngay nhé!
Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về điều trị ung thư tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
Bài viết phổ biến khác