Ung thư phổi có chữa được không
Tác giả: Nguyễn Thị Linh
Mỗi năm trên thế giới có hơn 2 triệu người mắc mới và hơn 1 triệu người tử vong do ung thư phổi? Vậy, ung thư phổi có chữa được không, làm thế nào để phát hiện bệnh ung thư phổi trong giai đoạn đầu, hãy cùng Mirai care tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Bệnh ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là một bệnh lý trong đó các tế bào ở phổi tăng trưởng và phát triển một cách bất bình thường, gây ra các khối u ác tính làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt là hệ hô hấp của cơ thể.
Nguyên nhân lớn nhất gây ung thư phổi hiện nay đó là hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, các chất gây ung thư như asbest, radon,... Thông thường, triệu chứng của bệnh ung thư phổi không rõ ràng ở giai đoạn đầu, đến khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể gặp những triệu chứng về đường hô hấp như như khó thở, ho kéo dài, khàn tiếng, sưng cổ họng, mệt mỏi,..
>>> Có thể bạn quan tâm:
Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không | Ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu | Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu |
2. Bệnh ung thư phổi có chữa được không
Ung thư phổi có chữa được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Ung thư phổi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tuy nhiên, nếu ung thư đã di căn sang các cơ quan khác thì khó có thể chữa khỏi và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu bạn có nguy cơ bị ung thư phổi hoặc dường như có các triệu chứng nêu trên, bạn nên đi khám và điều trị ngay.
Ở Việt Nam, phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi thường không được phát hiện kịp thời ở giai đoạn đầu. Đến khi khối u đã lớn, xâm lấn vào các cơ quan lân cận hoặc di chuyển đến các vùng khác trong cơ thể thì mới được phát hiện, chính điều này đã khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào loại ung thư phổi mà bệnh nhân mắc phải. Theo thống kê, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ là khoảng 23%, trong khi đó, với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ thì con số naft là khoảng 49%. Ngoài ra, với những bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống lên đến 50-70%.
3. Phương pháp tăng cơ hội điều trị thành công ung thư phổi
3.1 Phát hiện bệnh ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu
Ngay từ khi những tế bào ung thư chỉ mới hình thành và có kích thước bé, nếu được phát hiện kịp thời sẽ có thể dễ dàng loại bỏ mà không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Ngày nay, khoa học công nghệ đang rất phát triển, các bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh thông qua các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cao cấp. Chính vì thế, những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi cần chủ động khám sức khỏe và chụp CT phổi liều thấp để sớm phát hiện bất thường
3.2 Điều trị kịp thời với các phương pháp phù hợp
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi phù hợp với từng giai đoạn và tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 1 và giai đoạn 2 như sau:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u và các tế bào lân cận bị tổn thương. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu khối u không quá lớn và bệnh nhân cần có một thể trạng sức khỏe ổn định
- Hóa trị kết hợp với các loại thuốc điều trị đích hoặc thuốc điều trị miễn dịch.
- Xạ trị bổ trợ sau khi phẫu thuật nhằm kiểm soát nguy cơ tái phát khối u tại chỗ cũ và các vùng lân cận.
- Sử dụng liệu pháp miễn dịch nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh giúp hỗ trợ điều trị ung thư phổi.
3.3 Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng và làm việc, nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân có một sức khỏe tốt. Chính vì thế, bạn nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường hoa quả, rau xanh, ngũ cốc và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt, tránh xa các thực phẩm gây kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá,....
4. Các phương pháp phát hiện bệnh ung thư phổi sớm
4.1 X-quang phổi thẳng – nghiêng
Chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng là một phương pháp phổ biến để xác nhận tình trạng sức khỏe của phối.
Để thực hiện phương pháp này, bệnh nhân sẽ được đứng đối diện và bên cạnh máy chụp X-quang. Sau đó, tia X sẽ đi từ phía sau qua lưng, ra trước ngực và xiên chéo để chụp ảnh phần phổi của bệnh nhân. Từ kết quả ảnh chụp, các bác sĩ sẽ phán đoán tình hình sức khỏe và các phương pháp điều trị nếu có bệnh.
4.2 Chụp cắt lớp vi tính (CT–scan)
Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) là một phương pháp chẩn đoán y tế sử dụng máy CT để tạo ra những hình ảnh chi tiết của phổi và các cơ quan. Phương pháp này cung cấp các hình ảnh cắt lớp mỏng rõ ràng và chi tiết từ nhiều góc độ khác nhau.
Quá trình chụp CT-scan diễn ra như sau:
- Bước 1: Bệnh nhân nằm thẳng trên bàn chụp CT.
- Bước 2: Bàn chụp di chuyển quanh cơ thể của bệnh nhân, trong khi đó máy CT chụp các hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau.
- Bước 3: Máy tính sẽ xử lý các hình ảnh cắt lớp và tạo ra những hình ảnh chi tiết của phổi và cấu trúc trong cơ thể để chẩn đoán bệnh
4.3 Nội soi phế quản bằng ánh sáng huỳnh quang
Nội soi phế quản bằng ánh sáng huỳnh quang là phương pháp nội soi sử dụng một thiết bị công nghệ được gắn kết với một chiếc camera nhỏ và ánh sáng huỳnh quang để kiểm tra, đánh giá phế quản hoặc phổi.
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa nội soi qua miệng hoặc mũi của bệnh nhân và di chuyển nó xuống dọc theo hệ hô hấp để kiểm tra và chụp hình các vùng bên trong phổi. Trong khi đó, ánh sáng huỳnh quang khi được chiếu lên các vùng bất thường hoặc bị tổn thương như khối u, viêm, …. sẽ tạo ra các màu sắc đặc biệt, giúp bác sĩ xác định các vùng có dấu hiệu bất thường.
4.4 Nội soi phế quản sử dụng nguồn sáng NBI
NBI là một công nghệ ánh sáng huỳnh quang thu hẹp cho phép bác sĩ nhìn rõ hơn các cấu trúc mô bên trong phế quản và phổi để chẩn đoán bệnh.
Khi sử dụng NBI, các bác sĩ nội soi phế quản có thể nhìn thấy rõ hơn sự thay đổi mô học và các vùng bất thường trong hệ hô hấp. Cụ thể, các mô bất thường như các vùng viêm, khối u có xu hướng phát sáng màu xanh lá cây hoặc xanh dương, trong khi các mô bình thường có xu hướng phát sáng với màu đỏ.
4.5 Xạ hình xương
Xạ hình xương hay còn gọi là x-quang xương là một phương pháp hình ảnh chẩn đoán đơn giản, nhanh chóng và không xâm lấn, thường được sử dụng để kiểm tra và đánh giá cấu trúc xương trong cơ thể.
Phương pháp này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh 2D của các xương, cho phép bác sĩ xem xét cấu trúc, hình dạng, vị trí của xương để đánh giá tình trạng xương và các vấn đề liên quan khác. Chính vì thế, xạ hình xương chỉ phép xem xét được cấu trúc bên trong xương và các vấn đề nhỏ khác.
Tổng kết
Trên đây, Mirai Care đã giúp bạn trả lời câu hỏi “ung thư phổi có chữa được không”. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để ddieuf trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả.
Đừng quên tiếp tục theo dõi Bestme để nhận được những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp ngay nhé!
Bài viết phổ biến khác