phone

Gợi ý các bài test rối loạn cảm xúc MIỄN PHÍ, dễ thực hiện

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết


Việc nhận diện sớm các dấu hiệu rối loạn cảm xúc giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và tìm ra giải pháp thích hợp. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ gợi ý cho bạn 3 bài test rối loạn cảm xúc MIỄN PHÍ, giúp nhìn rõ hơn về sức khỏe tâm lý của mình.

1. Những điều cần biết về rối loạn cảm xúc

Để lựa chọn bài test rối loạn cảm xúc phù hợp, bạn cần hiểu rõ hơn về vấn đề này. Dưới đây là những vấn đề liên quan đến rối loạn cảm xúc bạn cần biết: 

Định nghĩa 

Rối loạn cảm xúc (mood disorders) là một nhóm các tình trạng tâm lý đặc trưng bởi sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ trong cảm xúc, có thể gây ra các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Những rối loạn này ảnh hưởng đến cách mà người ta cảm nhận và thể hiện cảm xúc của mình. Khi mắc rối loạn cảm xúc, tâm trạng người bệnh thường buồn rầu, chán nản, ủ rũ, thậm chí bật khóc không lý do.

Người bị rối loạn cảm xúc thường ủ rũ, buồn chán hoặc vui vẻ bất thường

Người bị rối loạn cảm xúc thường ủ rũ, buồn chán hoặc vui vẻ bất thường 

Phân loại 

Hiện có nhiều dạng rối loạn cảm xúc khác nhau, trong đó có một số dạng phổ biến gồm: 

  • Rối loạn lưỡng cực 
  • Rối loạn hành vi 
  • Rối loạn lo âu 
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Rối loạn ăn uống 
  • Rối loạn tâm thần

Nguyên nhân 

Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: 

  • Di truyền 
  • Não bộ tổn thương 
  • Rối loạn hormone 
  • Sang chấn tâm lý 
  • Tác động tiêu cực từ môi trường sống, mọi người xung quanh,.... 
  • Dùng các loại thuốc chống viêm chứa steroid làm tăng hormone cortisol gây rối loạn hormone, kích thích các triệu chứng rối loạn cảm xúc bùng phát.

Triệu chứng 

Mỗi dạng rối loạn cảm xúc có triệu chứng và dấu hiệu riêng biệt. Tuy nhiên, về cơ bản, dấu hiệu của rối loạn này có thể chia thành triệu chứng hưng cảm và trầm cảm. Cụ thể: 

  • Các triệu chứng trầm cảm:Thiếu năng lượng, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, khó tập trung, giảm hứng thú với sở thích vốn có, luôn cảm thấy bản thân vô dụng và rơi vào tuyệt vọng. Ngoài ra, giọng nói đều đều, mắt lơ đãng nhìn xa xăm khi nói chuyện cũng là dấu hiệu của trầm cảm. 
  • Các triệu chứng hưng cảm:Nói nhanh hoặc di chuyển nhanh, luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, phấn chấn quá mức, kích động, bồn chồn, cáu kỉnh khi không hài lòng và có hành vi liều lĩnh, bất chấp rủi ro. 

Bài test rối loạn cảm xúc là một loạt các câu hỏi được đưa ra để cá nhân tự lựa chọn câu trả lời. Các bài test này thường được bác sĩ, chuyên gia tâm lý sử dụng hỗ trợ sàng lọc, phát hiện và đánh giá mức độ rối loạn. Thông qua đó, chuyên gia sẽ phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm của rối loạn cảm xúc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Phân loại các bài test rối loạn cảm xúc

Phân loại các bài test rối loạn cảm xúc

2. Ai nên thực hiện bài test rối loạn cảm xúc?

Mức độ nguy hiểm của rối loạn cảm xúc, đặc biệt rối loạn cảm xúc lưỡng cực rất nghiêm trọng. Nó không chỉ làm thay đổi nghiêm trọng về tâm trạng mà còn làm gián đoạn cuộc sống, công việc và ảnh hưởng đến mối quan hệ trong cuộc sống. Theo các chuyên gia, những đối tượng nên thực hiện bài test rối loạn cảm xúc gồm: 

  • Những ai gặp phải dấu hiệu rối loạn cảm xúc

Nếu bạn cảm thấy bản thân thường xuyên buồn bã, lo lắng và thay đổi cảm xúc thất thường hoặc đột ngột mà không rõ nguyên nhân thì nên cân nhắc thực hiện bài test rối loạn cảm xúc. Ngoài ra, bạn bị khó ngủ, thói quen ăn uống bất ngờ thay đổi, lo âu kéo dài kèm cảm giác sợ hãi, căng thẳng và mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích cũng nên tiến hành bài test. 

Các dấu hiệu trên có thể cảnh báo bạn đang có nguy cơ cao bị rối loạn cảm xúc. Việc kiểm tra và đánh giá tình trạng rất quan trọng để nhận được sự hỗ trợ sớm từ chuyên gia. 

  • Người có tiền sử gia đình rối loạn cảm xúc

Những người có người thân mắc bệnh rối loạn cảm xúc như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoặc rối loạn cảm xúc thay đổi theo mùa cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe tâm lý của bản thân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người có người thân gần gũi mắc các rối loạn cảm xúc nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các rối loạn trên cao hơn người bình thường. 

Hơn nữa, môi trường gia đình và các trải nghiệm trong quá khứ như chứng kiến người thân bị rối loạn sẽ tác động đến việc bạn cảm nhận và xử lý cảm xúc của mình. Vì thế, gia đình có tiền sử mắc các rối loạn cảm xúc, bạn càng dễ gặp phải những vấn đề tâm lý tương tự. 

Vui buồn bất thường có thể cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị rối loạn cảm xúc

Vui buồn bất thường có thể cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị rối loạn cảm xúc

3. Trắc nghiệm bài test rối loạn cảm xúc MIỄN PHÍ

Không khó để bạn tìm được bài test rối loạn cảm xúc miễn phí trên mạng để kiểm tra xem mình đang gặp tình trạng này không. Dưới đây là 3 bài test phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo: 

3.1 Bài test rối loạn cảm xúc MDQ

Đầu tiên là bài test rối loạn cảm xúc MDQ được phát triển bởi bác sĩ Robert M.A Hirschfeld cùng các cộng sự vào cuối thập niên 1990. Bài test gồm các câu hỏi về dấu hiệu điển hình của rối loạn lưỡng cực. 

Ưu điểm của bài test

  • Đơn giản, dễ sử dụng, không yêu cầu thiết bị phức tạp hay đào tạo chuyên sâu. 
  • Phát hiện sớm rối loạn cảm xúc, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực. 
  • Giúp phân loại các triệu chứng, hỗ trợ việc đưa ra chẩn đoán chính xác. 
  • Số lượng câu hỏi không quá nhiều nên không tốn quá nhiều thời gian. 
  • Độ nhạy và độ đặc hiệu cao. 
  • Sử dụng được trong nhiều môi trường khác nhau. 

Cách làm bài test

  • Bước 1: 

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi làm bài test để hiểu rõ mục đích và cách thức làm. Bài test MDQ thường được áp dụng để xác định một người liệu có đang bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay không.

  • Bước 2: 

Trả lời 13 câu hỏi của bài test, chủ yếu xoay quanh các triệu chứng cảm xúc và hành vi của bạn trong một khoảng thời gian nhất định (thường là trong 1 tuần hoặc 1 tháng). Các câu hỏi sẽ liên quan đến cảm giác vui vẻ, phấn khích, lo âu, bồn chồn, hoặc thay đổi trong năng lượng và hành vi. 

Chẳng hạn như, bạn có cảm thấy quá năng động hoặc tự tin quá mức trong một khoảng thời gian dài không? Hay bạn có cảm thấy như mình có thể làm bất cứ điều gì, không có giới hạn nào trong suy nghĩ hay hành động không? Hoặc là Bạn có cảm thấy bồn chồn hoặc khó ngồi yên không? Mỗi câu hỏi sẽ có các lựa chọn trả lời có hoặc không. 

  • Bước 3: 

Sau khi trả lời tất cả các câu hỏi, kết quả sẽ được tổng hợp dựa trên số câu trả lời "Có". Nếu có từ 7 câu hỏi trở lên có câu trả lời có thì bạn có thể đang có nguy cơ mắc phải rối loạn cảm xúc, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực.

Lưu ý, bài test rối loạn cảm xúc MDQ không phải là công cụ duy nhất để chẩn đoán, không mang tính chính xác tuyệt đối 100%. Việc đánh giá chi tiết và chính thức cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế.

Bài test MDQ gồm các câu hỏi về dấu hiệu điển hình của rối loạn lưỡng cực

Bài test MDQ gồm các câu hỏi về dấu hiệu điển hình của rối loạn lưỡng cực

3.2 Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực Goldberg

Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực Goldberg (GBSS) được nhà tâm lý học Ivan K nghiên cứu và phát triển. Đây là công cụ sàng lọc phổ biến dùng để đánh giá nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực, sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Bài test dành cho cá nhân đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm. 

Ưu điểm bài test 

  • Phát hiện sớm các trường hợp rối loạn lưỡng cực để điều trị kịp thời. 
  • Cung cấp thông tin hữu ích cho các chuyên gia tâm lý trong việc chẩn đoán và lên phác đồ điều trị.
  • Câu hỏi đơn giản, ngắn gọn

Cách làm bài test

Bài test GBSS gồm 12 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 6 lựa chọn từ 0 đến 5 tương ứng với mức độ trạng thái, hành động gặp phải. Bạn cần đọc cẩn thận từng câu hỏi và lựa chọn câu trả lời mô tả chính xác nhất với tình trạng bản thân đang gặp phải. Các câu trả lời tương ứng với số như sau: 

  • Không bao giờ (0)
  • Chỉ một chút (1) 
  • Đôi khi/ Thỉnh thoảng (2) 
  • Mức độ trung bình (3) 
  • Khá nhiều/ Khá thường xuyên (4) 
  • Rất nhiều/ Rất thường xuyên (5) 

Các câu hỏi trong bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực Goldberg gồm: 

  • Đôi lúc bản thân có tâm trạng rất tốt, năng động và làm việc rất hiệu quả
  • Đôi khi nói nhiều, nói nhanh hơn bình thường và thường xuyên chuyển chủ đề liên tục trong các cuộc trò chuyện.
  • Tâm trạng bất ổn, dễ bị cáu kỉnh và tức giận
  • Có giai đoạn rất hứng thú trong đời sống tình dục và tăng tần suất quan hệ rõ rệt
  • Có những lúc đạt được thành công rực rỡ trong công việc và thay đổi công việc nhiều lần
  • Có những giai đoạn buồn chán không rõ lý do và cũng có giai đoạn tâm trạng rất vui vẻ, lạc quan và sáng tạo trong công việc
  • Có những giai đoạn lạc quan, hứng thú nhưng cũng có giai đoạn tuyệt vọng và bi quan không thể hiểu rõ nguyên do
  • Có những lúc vừa cảm thấy chán nản vừa cảm thấy hưng phấn
  • Đôi khi tự tin thái quá nhưng cũng có khi thiếu tự tin về bản thân.
  • Bản thân có những lúc rất tức giận và giữ thái độ thù địch với mọi người mà không rõ lý do.
  • Có những lúc muốn hòa nhập vào những nơi đông người, náo nhiệt nhưng cũng có khi muốn yên tĩnh, có xu hướng giam mình trong phòng và sống tách biệt với mọi. 
  • Có khi cười đùa vui vẻ quá mức nhưng cũng có khi khóc lóc, buồn bã sâu sắc không rõ lý do.

Bài test GBSS dùng để đánh giá nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực

Bài test GBSS dùng để đánh giá nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực

3.3 Bài test rối loạn cảm xúc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)

Bên cạnh Goldberg, bài test quang phổ lưỡng cực 3 trục (TABS) cũng khá phổ biến. Bài test này được phát triển bởi bác sĩ Greg Mulhauser nhằm mục đích xác định nguy cơ rối loạn cảm xúc cùng các giai đoạn của bệnh gồm hưng phấn, trầm cảm và hỗn hợp. 

Ưu điểm bài test 

  • Đánh giá toàn diện về các triệu chứng của rối loạn cảm xúc trong quang phổ lưỡng cực (Bipolar Spectrum).
  • Thiết kế dễ sử dụng với các câu hỏi hướng đến các triệu chứng chính của rối loạn cảm xúc. 
  • Vừa phát hiện rối loạn lưỡng cực vừa phân loại mức độ nghiêm trọng. 
  • Phát hiện các dạng rối loạn cảm xúc "mờ".

Cách thực hiện 

Bài test này gồm 19 câu hỏi với 4 câu trả lời tương ứng với số điểm khác nhau. Trong đó, câu số 17, 18 và 19 không được tính điểm mà để loại trừ một vài khả năng có thể xảy ra. Kết thúc bài test, bạn cộng tất cả điểm của các câu hỏi từ 1 đến 16 với nhau để xem kết quả. Điểm càng cao chứng tỏ bạn có khả năng bị rối loạn lưỡng cực càng lớn. Các câu trả lời tương ứng với số như sau: 

  • Hiếm khi (0)
  • Thỉnh thoảng (1) 
  • Thường xuyên (2) 
  • Hầu hết thời gian (3)

Các câu hỏi 17 và 19 được sử dụng để quyết định có nên loại trừ chẩn đoán rối loạn lưỡng cực hay không. Còn câu hỏi 18 được sử dụng để thẩm định một lần nữa quyết định loại trừ chẩn đoán rối loạn lưỡng cực. 

Bài test quang phổ lưỡng cực 3 trục xác định các giai đoạn của rối loạn cảm xúc

Bài test quang phổ lưỡng cực 3 trục xác định các giai đoạn của rối loạn cảm xúc

4. Tôi có gặp vấn đề về rối loạn cảm xúc không?

Để biết bạn có gặp vấn đề về rối loạn cảm xúc hay không, sau khi hoàn thành bài test, bạn hãy cộng tổng điểm các câu hỏi và đối chiếu với kết quả dưới đây: 

Bài test rối loạn cảm xúc MDQ

Với bài test này, bạn được cho là có dấu hiệu của rối loạn cảm xúc nếu kết quả tổng hợp cuối cùng tương ứng với đánh giá sau: 

  • Ở câu số 1, bạn đưa ra 7 lựa chọn là có. 
  • Câu hỏi số 2, bạn chọn có. 
  • Câu hỏi số 3, bạn chọn ảnh hưởng tương đối hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực Goldberg

  • Từ 0 – 15 điểm:Bạn có thể đang bị trầm cảm nặng hoặc đơn cực. 
  • Từ 15 – 24 điểm:Bạn có biểu hiện của trầm cảm nặng hoặc rối loạn trong phổ lưỡng cực.
  • Từ 25 điểm trở lên:Bạn có thể bị rối loạn lưỡng cực. 

Bài test rối loạn cảm xúc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)

  • Từ  0 – 9 điểm:Bạn bình thường, không có biểu hiện hưng cảm – trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.
  • Từ 10 – 17 điểm:Bạn có biểu hiện của hưng cảm hoặc trầm cảm nhẹ. 
  • Từ 18 – 21 điểm:Bạn có biểu hiện của tình trạng rối loạn nhân cách ranh giới.
  • Từ 22 – 35 điểm:Bạn có biểu hiện hưng cảm hoặc trầm cảm mức độ từ nhẹ đến trung bình
  • Trên 36 điểm:Bạn có biểu hiện rối loạn cảm xúc lưỡng cực mức độ trung bình đến nặng.

Dựa trên tổng điểm bài test để biết bạn có gặp vấn đề về rối loạn cảm xúc không

Dựa trên tổng điểm bài test để biết bạn có gặp vấn đề về rối loạn cảm xúc không

Có thể thấy, các bài test rối loạn cảm xúc đều được nghiên cứu, phát triển bởi các chuyên gia tâm lý hàng đầu và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, các bài test chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán của bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Vì thế, khi kết quả bài test cho thấy bạn có biểu hiện của rối loạn cảm xúc, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để kiểm tra, đánh giá một cách chính xác nhất.

Liên hệ Miraicare ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!
Website: https://miraicare.vn/
Hotline: 18008144 

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi