phone

Cách đồng hành cùng bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên là nỗi trăn trở của không ít ông bố bà mẹ khi con vừa tròn 12 tháng. Lúc này, bé hiếu động, tò mò về mọi thứ xung quanh và dường như không bao giờ chịu ngồi yên. Vậy đây là dấu hiệu của việc phát triển bình thường hay con đang có vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe? Mirae Care sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn qua phần nội dung bài viết dưới đây nhé. 

1. Vì sao bé 1 tuổi rất nghịch và không chịu ngồi yên?

“Vì sao bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên?” là câu hỏi của không ít phụ huynh hiện nay. Vấn đề này có phải là dấu hiệu của việc phát triển bình thường hay do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác? Nguyên nhân có thể giải thích như sau.

1.1 Giai đoạn phát triển tự nhiên

Trong giai đoạn phát triển tự nhiên này, các bé phát triển vận động rất mạnh mẽ. Các bạn nhỏ muốn tìm hiểu mọi thứ bằng cách chạm, trườn, bò, đi, nắm,... Chính vì vậy, việc các bé không chịu ngồi yên cũng một biểu tượng bình thường của sự tò mò và ham học hỏi. 

Bên cạnh đó, các bé 1 tuổi có năng lượng “rất lớn” và chưa biết cách để kiểm soát. Bé sẽ chọn vận động để giải phóng những năng lượng dư thừa. 

Bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên do dư thừa năng lượng

Bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên do dư thừa năng lượng

1.2 Rối loạn thách thức chống đối

Một số trường hợp các bé 1 tuổi có xu hướng phản kháng khi được yêu cầu tuân theo nguyên tắc, thể hiện sự ích kỷ, tính độc lập từ sớm. Đây còn được gọi là rối loạn thách thức chống đối. 

Nếu điều này chỉ diễn ra thỉnh thoảng, thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu bị rối loạn kéo dài, sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng, phụ huynh nên theo dõi sát sao. 

Bé 1 tuổi có thể bị rối loạn thách thức chống đối

Bé 1 tuổi có thể bị rối loạn thách thức chống đối

1.3 Biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý

Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý thường được chẩn đoán ở độ tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện từ sớm, có thể kể đến như: 

  • Hiếu động thái quá, không thể ngồi im 
  • Khó tập trung, dễ bị phân tâm bởi các tác động từ bên ngoài 
  • Hành động bốc đồng, thiếu kiên nhẫn 

Trẻ bị tăng động không chịu ngồi yên

Trẻ bị tăng động không chịu ngồi yên

2. Cách đồng hành cùng bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên

Việc bố mẹ đồng hành với bé 1 tuổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm thể chất, trí tuệ, cảm xúc và kỹ năng xã hội. Dưới đây là một số cách đồng hành với bé mà bố mẹ có thể tham khảo, áp dụng.

2.1 Chấp nhận và tận dụng năng lượng

Trẻ 1 tuổi có nguồn năng lượng dồi dào, luôn muốn vận động thì đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển thể chất cho bé. Bố mẹ nên chấp nhận và tận dụng năng lượng này để giúp con khám phá về thế giới xung quanh. 

Bố mẹ có thể để con tham gia vào các hoạt động như bò, chạy, đi, leo trèo hay cầm nắm đồ vật,... để con được phát triển cơ bắp, tăng cường khả năng phối hợp và nâng cao nhận thức về môi trường. 

Bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên thì mẹ có thể cùng con chơi

Bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên thì mẹ có thể cùng con chơi

2.2 Tạo môi trường an toàn để bé khám phá

Gợi ý cách đồng hành thứ 2 với bé để bố mẹ tham khảo thêm đó chính là tạo ra môi trường để con khám phá. Phụ huynh có thể sắp xếp lại nội thất trong gia đình sử dụng các đồ bảo vệ góc bàn, ổ điện, loại bỏ các đồ vật nhỏ dễ vỡ, có thể gây nguy hiểm để con có một không gian an toàn để vui chơi, phù hợp với độ tuổi của trẻ. 

Phụ huynh có thể chuẩn bị thêm các món đồ chơi kích thích vận động cho trẻ như bóng mềm, đồ chơi kéo đẩy, xe chòi chân,... Các món đồ chơi này phù hợp với trẻ, bé vừa có thể vui chơi thoải mái, phát triển bản thân, phụ huynh không cần lo lắng về vấn đề an toàn. 

Tạo ra một không gian an toàn, bổ ích để trẻ vui chơi, vận động

Tạo ra một không gian an toàn, bổ ích để trẻ vui chơi, vận động

2.3 Thiết lập thói quen ngắn gọn

Ở giai đoạn 1 tuổi, sự tâm trung của các bé rất ngắn, dễ bị phân tán bởi môi trường xung quanh. Bố mẹ có thể tận dụng điều này để thiết lập thói quen ngắn gọn nhưng nhất quán. 

Ví dụ, mẹ có thể đọc sách tranh với bé, hát ru hoặc thực hiện một và động tác nhẹ nhàng để con hiểu rằng đó là thời điểm để nghỉ ngơi. Việc duy trì thói quen ngắn hạn còn tạo ra nếp sống khoa học, tốt cho sự phát triển của trẻ sau này. 

Cùng trẻ xem tranh trước khi đi ngủ để tạo thành thói quen tốt

Cùng trẻ xem tranh trước khi đi ngủ để tạo thành thói quen tốt

2.4 Tăng cường vận động có mục tiêu

Vận động có mục tiêu cũng là một cách để bé xả năng lượng một cách tích cực mà bố mẹ có thể tham khảo. Ví dụ, mẹ có thể cho con ra công viên để chạy nhảy trên bãi cỏ, chơi lăn bóng cùng con hoặc bật nhạc và cùng bé nhảy múa. 

Các hoạt động này giúp con phát triển về thể chất, rèn luyện kỹ năng phối hợp, tăng cường khả năng lắng nghe và tập trung tốt hơn. Khi trẻ được vận động “đủ”, bé sẽ dễ bình tĩnh hơn, không quấy khóc nhiều do có nhiều năng lượng dư thừa. 

Tăng cường vận động có mục tiêu giúp trẻ kiểm soát được năng lượng

Tăng cường vận động có mục tiêu giúp trẻ kiểm soát được năng lượng

3. Khi nào cần sự hỗ trợ từ chuyên gia?

Trong trường hợp bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên có những hành vi bất thường như quá hiếu động, không phản ứng khi được gọi tên, có những hành vi khác lạ so với các bạn cùng trang lứa, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. 

Lợi ích của việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa là giúp phát hiện và can thiệp kịp thời nếu con có vấn đề về sức khỏe và sự phát triển. Dựa theo kiến thức chuyên môn, các bác sĩ, chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng bệnh của bé và đưa ra lời khuyên hữu ích. 

Nếu con bị chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý, bố mẹ nên tìm hiểu và áp dụng những phương pháp cải thiện phù hợp như: 

  • Tạo môi trường yên tĩnh, ít kích thích.
  • Duy trì lịch sinh hoạt ổn định.
  • Khuyến khích trẻ vận động có kiểm soát.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
  • Massage thư giãn.
  • Tăng cường giao tiếp và tương tác với trẻ.

Tăng cường vận động có mục tiêu giúp trẻ kiểm soát được năng lượng

Chơi cùng để tăng cường giao tiếp với trẻ 

Bên cạnh những phương pháp trên, liệu pháp tế bào gốc cũng đang được nhiều phụ huynh quan tâm đến. Phương pháp này được đánh giá là có khả năng cải thiện triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ 1 tuổi bằng cách tái tạo, phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương. 

Liệu pháp tế bào gốc này được đánh giá là phương pháp tiền năng trong việc điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Một số lợi ích có thể kể đến như: 

  • Tái tạo tế bào thần kinh:Phương pháp này có khả năng kích thích sự tái tạo và phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc suy yếu trong não bộ của trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý, giúp cải thiện chức năng não bộ và giảm triệu chứng bệnh. 
  • Cải thiện chức năng não bộ:Bằng cách tái tạo tế bào thần kinh, liệu pháp tế bào gốc để cải thiện chức năng não bộ liên quan đến sự chú ý, kiểm soát hành vi và khả năng học tập của trẻ. Nhờ đó, trẻ có thể tập trung tốt hơn, kiểm soát hành vi bốc đồng, cải thiện kết quả học hỏi. 
  • Giảm triệu chứng tăng động giảm chú ý:Liệu pháp tế bào gốc có tác dụng điều hòa hoạt động của hệ thống miễn dịch và thần kinh, ngăn chặn quá trình tự miễn, từ đó cải thiện chức năng của hệ thần kinh trung ương. Điều này góp phần tích cực vào sự phát triển về ngôn ngữ, hành vi và nhận thức của người bệnh. 
  • Mang đến tiềm năng hiệu quả lâu dài:Phương pháp tế bào gốc được đánh giá là có hiệu quả lâu dài trong việc điều trị chứng tăng động giảm chú ý. Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa liệu pháp mới so với các phương pháp truyền thống chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. 
  • Cải thiện rối loạn hành vi:Trẻ được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là có thể trở nên bình tĩnh, kiểm soát kiểm soát cảm xúc tốt hơn, ít có hành vi bộc phát, khiến trẻ có thể tập trung vào các hoạt động khác. 

Liệu pháp tế bào gốc được sử dụng trong điều trị chứng tăng động giảm chú ý

Liệu pháp tế bào gốc được sử dụng trong điều trị chứng tăng động giảm chú ý

Nếu các bậc phụ huynh quan tâm đến liệu pháp tế bào gốc trong điều trị chứng tăng động giảm chú ý, bạn có thể liên hệ với Mirae Care. Mirai Care là một đơn vị uy tín trong việc kết nối khách hàng với bệnh viện tại Nhật để thực hiện tế bào gốc. 

Mirae Care đã được cấp phép hoạt động hợp pháp, có đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về liệu pháp tế bào gốc và quy trình điều trị tại Nhật Bản. Chúng tôi cam kết cung cấp thông tin minh bạch, chính xác, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình từ tư vấn, làm thủ tục, đến khi hoàn thành điều trị. 

Mirae Care cũng thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện uy tín hàng đầu tại Nhật, đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn Mirae Care để làm cầu nối với bệnh viện tại Nhật, áp dụng liệu pháp điều trị mới để cải thiện tình trạng sức khỏe của con. 

Qua nội dung bài viết về chủ đề bé 1 tuổi rất nghịch không chịu ngồi yên trên đây, hy vọng bố mẹ đã có thêm kiến thức và kỹ năng để đồng hành với các bé yêu trong giai đoạn phát triển quan trọng này. Nếu cần tìm hiểu thêm về liệu pháp tế bào gốc, bạn có thể liên hệ với Mirai Care để được tư vấn thêm.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi