phone

Bé tự kỷ chậm nói nên bổ sung dưỡng chất gì? Chuyên gia chia sẻ

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Bé tự kỷ chậm nói nên bổ sung dưỡng chất gì? Đây được xem là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ đảm bảo sự phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ chia sẻ cho các cha mẹ những dưỡng chất cần thiết đối với trẻ tự kỷ chậm nói.

 

1. Bé tự kỷ chậm nói nên bổ sung dưỡng chất gì?

Theo một nghiên cứuđược ghi trong “Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics” thực hiện trên 288 trẻ em 2-11 tuổi cho thấy có đến 56% bé thiếu hụt vitamin D, canxi, kali, axit pantothenic và choline. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh cần đảm bảo chế độ ăn uống có đầy đủ dưỡng chất sau.

1.1 Omega-3 (DHA, EPA)

Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng màng tế bào của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ rối loạn phổ tự kỷ.Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 187 trẻ em rối loạn phổ tự kỷ, mỗi bé được dùng vitamin E (800 IU/ngày) và chất béo omega-3 (560 mg DHA + 1390 mg EPA/ngày). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 97% cải thiện đáng kể ở nhiều lĩnh vực hành vi bao gồm lời nói, giao tiếp bằng mắt, hành vi, các vấn đề về cảm giác và các triệu chứng tiêu hóa.

Omega 3 đóng vai trò quan trọng với trí não

Omega 3 đóng vai trò quan trọng với trí não

Qua đó, cho thấy omega 3 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Trong đó, DHA là một trong những loại omega-3 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ, thị lực và hệ thần kinh. Ngoài ra, omega-3 còn giúp tăng cường lưu thông máu đến não, cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ, ngôn ngữ và hành vi.

Đối với trẻ tự kỷ chậm nói, việc bổ sung omega 3 giúp đảm bảo sự phát triển của trí não, cải thiện hành vi và ngôn ngữ. Các cha mẹ có thể bổ sung hai loại omega 3 quan trọng nhất thông qua thực phẩm, dầu cá hoặc dùng viên nang theo chỉ định của bác sĩ. Một số thực phẩm giàu omega 3 tiêu biểu như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, hạt macca,...

1.2 Vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của xương, hệ miễn dịch và chức năng não bộ. Đối với trẻ tự kỷ chậm nói, vitamin D có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển não bộ và hệ thần kinh.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng cách hiệu quả. Tuy nhiên, trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường có hàm lượng vitamin D tương đối thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch và chức năng của não bộ.

Theo PubMed, EMBASE, Web of Science và Thư viện Cochrane tổng hợp,có đến 95% nghiên cứucho thấy trẻ tự kỷ chậm nói có hàm lượng vitamin D thấp hơn những trẻ em phát triển bình thường. Vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý bổ sung dưỡng chất này cho trẻ thông qua thực phẩm, nắng sáng hoặc viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ có thể tham khảo những thực phẩm giàu vitamin D dưới đây:

  • Các loại cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,...
  • Lòng đỏ trứng gà.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua và phô mai thường được bổ sung vitamin D.
  • Các loại hạt và ngũ cốc.

1.3 Vitamin B6 và Magie

Vitamin B6 và Magie là hai dưỡng chất quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt là đối với sự phát triển thần kinh và tâm lý của trẻ. Vitamin B6 tham gia vào quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện chức năng não bộ, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung. 

Vitamin B6 và Magie đóng vai trò quan trọng với hệ thần kinh

Vitamin B6 và Magie đóng vai trò quan trọng với hệ thần kinh

Magie cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và lo âu. Từ đó, hạn chế tối đa các hành vi bốc đồng và tăng động ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ. 

Để đảm bảo sự phát triển của trẻ tự kỷ chậm nói, cha mẹ có thể bổ sung dưỡng chất cho bé qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung. Đối với trường hợp sử dụng viên uống, bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Các bậc phụ huynh có thể cải thiện hàm lượng vitamin B6 và Magie cho trẻ thông qua các nhóm thực phẩm như:

  • Các loại cá: Cá ngừ, cá hồi,...
  • Những loại thịt: Thịt ức gà, thịt bò, gan động vật,...
  • Những loại hạt: Hạt hướng dương, hạt dẻ cười,...
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu pinto,...
  • Các loại rau, củ, quả: Chuối, cà rốt, cải bó xôi, bơ, ngũ cốc,...

1.4 Kẽm

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển não bộ, hệ miễn dịch và chức năng tiêu hóa. Đối với trẻ tự kỷ, kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, kẽm tham gia vào quá trình phát triển các chức năng của não bộ, đặc biệt là những vùng có liên quan đến ngôn ngữ và hành vi. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn tham gia vào quá trình cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng tránh các bệnh nhiễm trùng.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên PMC - Pubmed Central thực hiện trên 1.967 trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ(1.553 nam và 414 nữ) cho thấy có đến 83,6% trẻ rối loạn phổ tự kỷ có hàm lượng kẽm thấp hơn trẻ em bình thường. Vì thế, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ tự kỷ, cha mẹ cần bổ sung kẽm cho bé thông qua thực phẩm hoặc những viên uống bổ sung.

Thức ăn có hàm lượng kẽm cao giúp cải thiện sự phát triển của trẻ

Thức ăn có hàm lượng kẽm cao giúp cải thiện sự phát triển của trẻ

Trong những bữa ăn hàng ngày, các bậc phụ huynh nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng kẽm cao như:

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu,...
  • Hải sản:Hàu, tôm, cua,...
  • Các loại hạt: Hạt bí xanh, hạt điều, hạt hạnh nhân,...

1.5 Sắt

Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Sắt tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm vận chuyển oxy đến não, hỗ trợ chức năng nhận thức và phát triển hệ thần kinh.

Sắt là thành phần chính của hemoglobin, protein trong hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và mô trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Bên cạnh đó, nguyên tố vi lượng này còn hỗ trợ quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện chức năng nhận thức.

Trẻ tự kỷ nên sử dụng thức ăn có hàm lượng sắt cao

Trẻ tự kỷ nên sử dụng thức ăn có hàm lượng sắt cao

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên National Library of Medicine cho thấy có đếnhơn 50% trẻ rối loạn phổ tự kỷ bị thiếu máu do thiếu sắt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ và khả năng nhận thức, khả năng phát triển của trẻ. Vì thế, nguyên tố sắt là một trong những câu trả lời cho câu hỏi bé tự kỷ chậm nói nên bổ sung dưỡng chất gì.

Để hạn chế tình trạng thiếu sắt ở bé tự kỷ chậm nói, cha mẹ nên bổ sung khoáng chất này qua các loại thực phẩm hoặc viên uống hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng viên uống, các bậc phụ huynh nên cho bé đi kiểm tra tình trạng máu trước. Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể cho trẻ sử dụng những thực phẩm giàu sắt như: Rau muống, rau xanh đậm, thịt đỏ, gan,...

1.6 Probiotics (men vi sinh)

Probiotics, hay còn gọi là men vi sinh, là những vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ tự kỷ, vì nhiều trẻ có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ gia tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằnghệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến não bộthông qua "trục não ruột", từ đó giúp cải thiện tâm trạng lo âu, căng thẳng của bé.

Men vi sinh giúp tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ

Men vi sinh giúp tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại men vi sinh dạng bột hoặc viên, các bậc phụ huynh có thể bổ sung Probiotics cho trẻ bằng cách này. Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho bé qua những thực phẩm như: Sữa chua, những món ăn lên men, kim chi, dưa chua,....

2. Chế độ ăn uống cho trẻ tự kỷ chậm nói

Bên cạnh câu hỏi bé tự kỷ chậm nói nên bổ sung dưỡng chất gì, nhiều phụ huynh còn quan tâm đến chế độ ăn uống cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Khi xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ, phụ huynh cần đảm bảo bữa ăn hàng ngày có những nhóm chất dưới đây:

  • Thực phẩm giàu protein: Protein có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển cơ bắp, hệ thần kinh và các cơ quan khác của cơ thể. Nguồn protein tốt bao gồm thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu và hạt.
  • Nhóm thực phẩm giàu Carbohydrate: Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nên ưu tiên các loại carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Chất béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và hệ thần kinh. Nguồn chất béo tốt bao gồm dầu ô liu, dầu dừa, quả bơ và các loại hạt.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm phát triển xương, hệ miễn dịch và chức năng não bộ. Vì thế, trong mỗi bữa ăn, cha mẹ nên đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất này cho trẻ.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng lưu ý cho trẻ tránh xa những món ăn có hại cho sức khỏe như: Thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, nước ngọt, món ăn nhiều đường,...

Chế độ ăn hàng ngày của trẻ tự kỷ

Chế độ ăn hàng ngày của trẻ tự kỷ

3. Điều trị chậm nói tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc Nhật Bản

Điều trị chậm nói tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc là một trong những phương pháp y học hiện đại nhất. Biện pháp này mở ra kỷ nguyên mới trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh, giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát triển tốt nhất.

Liệu pháp tế bào gốc tủy xương là phương pháp sử dụng tế bào gốc có nguồn gốc tủy xương tự thân tiêm vào tĩnh mạch để thúc đẩy các mô, thần kinh bị tổn thương. Theo thống kê của viện nghiên cứu, điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo, có đến hơn 90% bệnh nhân hồi phục thành công sau khi điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc.

Hiện  nay, Công Ty Cổ Phần Mirai Care là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam hợp tác với Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI). Mục tiêu của Viện nghiên cứu và Mirai Care là hướng đến cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em tự kỷ, giúp bé nâng cao chất lượng cuộc sống cách hiệu quả.

Mirai Care hợp tác với TSRI tư vấn điều trị bệnh kỷ tự bằng tế bào gốc

Mirai Care hợp tác với TSRI tư vấn điều trị bệnh kỷ tự bằng tế bào gốc

Bài viết trên Mirai Care đã chia sẻ cho bạn câu trả lời cho câu hỏi bé tự kỷ chậm nói nên bổ sung dưỡng chất gì. Hy vọng qua bài viết này, các cha mẹ có thể dễ dàng lên chế độ ăn uống cho trẻ tự kỷ chậm nói cách hiệu quả nhất.

TRẮC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM:

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
Câu 1/10

Câu 1.
Ít giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn vật từ góc độ không bình thường?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 2.
Phớt lờ khi được gọi, phớt lờ một cách thường xuyên, không quay đầu về phía có tiếng nói?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 3.
Sợ hãi quá mức với tiếng ồn (như máy hút bụi); thường xuyên bịt tai?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 4.
Bộc phát cơn giận dữ hoặc phản ứng thái quá khi không được như ý muốn

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 5.
Không thích được chạm vào hoặc ôm (ví dụ: xoa đầu, nắm tay…)

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 6.
Trẻ có bị mất khả năng ngôn ngữ đã từng có không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 7.
Khi muốn điều gì đó, trẻ có kéo tay cha mẹ hoặc dẫn cha mẹ đi không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 8.
Trẻ có lặp lại những từ đã nghe, một phần của câu nói hoặc quảng cáo trên TV không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 9.
Trẻ có thói quen xếp đồ chơi thành hàng không?

Vui lòng chọn một đáp án!

Câu 10.
Trẻ có sở thích bị giới hạn (như xem đi xem lại cùng một video) không?

Vui lòng chọn một đáp án!

(Hãy chọn mức độ phù hợp với trẻ)

[0]. Không có biểu hiện triệu chứng

[1]. Có biểu hiện triệu chứng mức bình thường

[2]. Biểu hiện triệu chứng ở mức nặng

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi