phone

Chuyên gia bật mí: Bệnh tiểu đường ăn được trái sa kê không

Chuyên gia bật mí: Bệnh tiểu đường ăn được trái sa kê không

Tác giả:

Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là kẻ giết người thầm lặng bởi những biến chứng mà chúng mang lại. Trong quá trình tìm hiểu những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường, Mirai Care nhận thấy sự băn khoăn trong việc lựa chọn thực phẩm ở người bệnh. Trong đó, một thắc mắc được nhiều người quan tâm chính là người bệnh tiểu đường ăn trái sa kê được không.

 

Nội dung bài viết:


1. Bệnh tiểu đường có ăn trái sa kê được không?

Kinh nghiệm dân gian luôn là một kho báu quý giá trong nghiên cứu khoa học đối với ngành y học. Từ xưa, ông bà ta thường lưu truyền lại những kinh nghiệm dân gian để hỗ trợ chữa trị một số bệnh. Đặc biệt, trái sa kê đã chứng minh được những lợi ích mà nó mang lại trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Không chỉ trái sa kê mà lá sa kê cũng có vị trí không nhỏ trong những bài thuốc giúp người bệnh ổn định đường huyết. 

Trái sa kê cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Trái sa kê cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Trái sa kê là một loại thực phẩm phổ biến ở miền Tây Nam Bộ và cả ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong nghiên cứu, trái sa kê có chứa thành phần flavonoid giúp chống lại tác nhân oxy hóa. Bên cạnh đó, lượng nhỏ niacin trong trái sa kê còn hỗ trợ phần nào việc giảm nồng độ cholesterol, triglycerid toàn phần trong bệnh máu nhiễm mỡ, cải thiện chức năng tim mạch. Đặc biệt ở người bệnh tiểu đường, trái sa kê cung cấp dưỡng chất chống lại những tác hại do alloxan – nicotinamid gây ra ở tuyến tụy, giúp cân bằng sự tiết insulin điều hòa đường huyết.

2. Lợi ích của trái sa kê đối với bệnh nhân tiểu đường

Trái sa kê mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như thế, vậy lợi ích cụ thể của trái sa kê đối với bệnh nhân tiểu đường được nghiên cứu như thế nào? Hãy cùng Mirai Care hiểu rõ hơn về lợi ích từ trái sa kê bằng cách tham khảo giá trị dinh dưỡng mà trái sake mang lại:

  • Carbohydrate: Tinh bột và đường có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng trực tiếp lên lượng glucose trong máu. Ở trái sake chứa lượng tinh bột không gluten mang lại nguồn năng lượng tốt nhưng lại không gây tăng đường huyết mất kiểm soát.
  • Chất xơ: Lượng chất xơ cao hỗ trợ tiêu hoá hạn chế vấn đề kích ứng ruột, tiêu chảy, táo bón. Ngoài ra, chất xơ cao có lợi trong việc chuyển hoá đường một cách hiệu quả.
  • Vitamin và khoáng chất: Sa kê chứa một lượng vừa phải vitamin C, vitamin K, vitamin E, vitamin B6,... Lượng chất này giúp người bệnh tiểu đường tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh. 

Người bệnh tiểu đường ưu tiên lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp

Người bệnh tiểu đường ưu tiên lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp

Theo số liệu của USDA, sa kê được công nhận là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Chính vì thế, đây là thực phẩm được khuyến cáo nên cho vào bữa ăn hằng ngày với một lượng vừa phải tầm 100-200g nhằm hỗ trợ điều hoà đường huyết, ổn định huyết áp. Nghiên cứu cho rằng trái sa kê được cấu thành từ nhiều dưỡng chất. Cứ 100 gam sa kê sẽ cung cấp 7,4 gam chất dinh dưỡng được khuyến nghị cho cơ thể.

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Lượng tinh bột không gluten cùng chất xơ trong sa kê giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, hạn chế tăng đường huyết đột ngột.
  • Điều hoà huyết áp: Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ và khi đó tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên trong trái sa kê chứa lượng  kali giúp giảm sự co mạch máu bằng cách mở rộng động mạch. Do vậy, ăn sa kê giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó điều hòa huyết áp và ngăn ngừa tăng huyết áp.
  • Giảm nguy cơ biến chứng tim mạch: Kali trong sa kê giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ở bệnh nhân tiểu đường, việc giảm lượng cholesterol xấu trong máu là vô cùng quan trọng vì chúng tác động trực tiếp trên hệ tim mạch. Nếu để lượng đường tăng quá cao kết hợp cùng rối loạn lipid máu sẽ dẫn đến những biến chứng xơ vữa nguy hiểm.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C trong sa kê giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong sa kê giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.

 

Thành phần dinh dưỡng của trái sa kê hỗ trợ điều hoà đường huyết và hệ tim mạch

Thành phần dinh dưỡng của trái sa kê hỗ trợ điều hoà đường huyết và hệ tim mạch

3. Lưu ý khi ăn trái sa kê đối với bệnh nhân tiểu đường

Mặc dù trái sa kê mang lại nhiều lợi ích trong việc ổn định, duy trì đường huyết hiệu quả nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một vài lưu ý khi ăn:

  • Khi ăn trái sa kê cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để họ có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp hiệu quả điều trị được tốt hơn.
  • Nên ăn sa kê tươi, rửa sạch đem luộc, hạn chế ăn sa kê đã được chế biến sẵn như chiên, sấy vì có thể chứa nhiều đường và muối không tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Nên cung cấp lượng sa kê vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều vì ngược lại sẽ làm tăng đường huyết đột ngột, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
  • Nhớ rằng trái sa kê chỉ là thực phẩm hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế không được tự ý bỏ thuốc của bác sĩ mà chỉ ăn sa kê để trị bệnh.
  • Cần phải kiểm tra chỉ số đường huyết hằng ngày kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Hạn chế những món ăn sa kê chiên rán vì ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

Hạn chế những món ăn sa kê chiên rán vì ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

Bài viết trên, Miraicare.vn đã giải đáp được phần nào thắc mắc người bệnh tiểu đường ăn trái sa kê được không, đồng thời cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Trái sa kê với những công dụng hữu ích trong vấn đề tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường đều hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh. Mỗi ngày người bệnh nên cung cấp một lượng vừa đủ để giúp cơ thể được khỏe mạnh. Bên cạnh đó bệnh nhân cần tập thể dục thường xuyên, xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng để duy trì được chất lượng cuộc sống.