phone

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Giải đáp cùng Miraicare

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Giải đáp cùng Miraicare

Tác giả:

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, khoảng 55% bệnh nhân tiểu đường Việt Nam đã mắc biến chứng. Biến chứng của bệnh tiểu đường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm chế độ ăn uống chưa phù hợp. Do đó, với một thức phẩm nhiều carbohydrate như khoai lang, nhiều người đái tháo đường sẽ thắc mắc bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không. Cùng Mirai Care tìm hiểu lời giải đáp nhé. 

 

Nội dung bài viết:


1. Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người mắc đái tháo đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang. Tuy nhiên, tần suất và khối lượng ăn thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng tiểu đường của mỗi người. Sở dĩ người đái tháo đường có thể ăn được khoai lang là do trong loại thực phẩm này tuy có nhiều carbohydrate nhưng lại giàu chất xơ. 

Chất xơ trong khoai lang giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Chính vì vậy, nếu ăn khoai lang một cách hợp lý và kiểm soát lượng ăn, khoai lang sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người đái tháo đường. 

Chia sẻ về bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không 

Chia sẻ về bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không 

2. Tác dụng của khoai lang với người tiểu đường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại khoai lang khác nhau, dưới đây là những loại khoai lang phù hợp với người tiểu đường cùng những lợi ích tuyệt với của chúng cho người đái tháo đường:

  • Khoai lang cam - Giàu chất xơ, làm giảm sự hấp thụ đường và tinh bột 

Khoai lang cam là loại khoai lang có vỏ ngoài màu nâu đỏ, ruột màu cam đậm. Với ưu điểm nổi bật là giàu chất xơ và chỉ số GI thấp ( chỉ số đường huyết thấp), khoai lang cam không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi thưởng thức, cũng như làm giảm quá trình hấp thụ đường và tinh bột. 

Mặc dù vậy, người tiểu đường vẫn cần kiểm soát khẩu phần ăn khoai lang cam qua việc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khoai lang cam rất tốt cho người đái tháo đường 

Khoai lang cam rất tốt cho người đái tháo đường 

  • Khoai lang tím: Chỉ số GI thấp, ngăn ngừa nguy cơ béo phì 

Khoai lang tím là loại khoai có vỏ lẫn ruột màu tím. Loại khoai này còn có chỉ số đường huyết GI thấp hơn cả khoai lang cam nên hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Không những vậy, khoai lang tím còn chứa anthocyanins, qua đó hạn chế nguy cơ béo phì và kháng insullin trong cơ thể.

  • Khoai lang trắng Nhật Bản: Chỉ số GI tốt, cung cấp nguồn carbohydrate tốt 

Khoai lang trắng Nhật Bản có vỏ ngoài màu tím và ruột bên trong màu vàng. Trong thành phần của khoai lang Nhật có chứa polysaccharide tự nhiên tên là caiapo. Đây là một chất có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khoai lang Nhật đặc biệt chứa lượng carbohydrate tốt, nên giúp ổn định đường huyết tốt hơn các loại khoai lang khác. 

3. Cách ăn khoai lang tốt cho người bệnh tiểu đường

Khoai lang chỉ có tác dụng tích cực cho người đái tháo đường với cách ăn như sau: 

  • Kiểm soát khối lượng khoai lang: Người đái tháo đường nên cân đo lượng khoai lang tiêu thụ mỗi ngày. Thông thường, mỗi ngày họ chỉ nên ăn nửa củ khoai lang cỡ trung bình (khoảng 15g) là vừa đủ. Tuy nhiên, đây chỉ là con số chung, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để kiểm soát lượng khoai lang tiêu thụ tốt nhất.
  • Nên ăn khoai lang luộc: Khoai lang luộc có chỉ số GI thấp hơn khoai lang nương, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Hạn chế ăn khoai lang với thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Do khoai lang cũng có nhiều tinh bột nên bạn không nên ăn cùng với các thực phẩm giàu tinh bột khác như cơm, bánh mì,...
  • Đo đường huyết sau khi ăn khoai lang: Để kiểm soát đường huyết một cách cẩn thận và chắc chắn nhất khi tiêu thụ khoai lang, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi ăn khoai để có sự điểu chỉnh phù khẩu phần ăn phù hợp. 

Tham khảo cách ăn khoai lang phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

4. Một số lưu ý khi ăn khoai lang cho người tiểu đường

Để việc ăn khoai lang không mang lại tác dụng phụ cho người đái tháo đường, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Nên tiêu thụ khoai lang sau khi ăn bữa chính để giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.
  • Người mắc tiểu đường nên kết hợp thêm một chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể thao thường xuyên bên cạnh việc ăn khoai lang. 
  • Người tiểu đường cần lưu ý theo dõi đường huyết sau khi tiêu thụ khoai lang để kiểm soát lượng khoai lang nạp vào cơ thể cho phù hợp. 

5. Một số câu hỏi về bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không

Khi thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không”, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn những điều dưới đây. Cùng tham khảo ngay giải đáp của Mirai Care nhé! 

Bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu gam khoai lang/ngày

Bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu gam khoai lang/ngày

5.1 Tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không?

Tiểu đường có thể ăn khoai lang thay cơm được. Mặc dù chứa nhiều tinh bột nhưng chỉ số GI khá thấp, chỉ khoảng 44 đến 46 nên có thể kiểm soát đường huyết hiệu quả. 

5.2 Tiểu đường có ăn khoai lang mật được không?

Tiểu đường có thể ăn được khoai lang mật. Tuy nhiên, bạn cần ăn thành nhiều bữa để tránh tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, người mắc đái tháo đường khi ăn khoai lang mật cũng cần tuân thủ theo cách ăn khoai lang tốt mà Mirai Care chia sẻ ở trên. 

5.3 Ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày là tốt cho người tiểu đường?

Lượng khoai lang phù hợp cho người tiểu đường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, cân nặng, tuổi tác,... Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cho chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thông thường, người bệnh tiểu đường có thể ăn khoảng ½ củ khoai cỡ vừa, tương đương 100 - 200g. 

Trên đây là giải đáp của Mirai Care về thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?”. Người mắc đái tháo đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang, đặc biệt là khoai lang cam, khoai lang tím, và khoai lang Nhật Bản. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý cách ăn khoai lang đúng chuẩn để mang lại nhiều lợi ích nhất cho người đái tháo đường nhé.