phone

Bệnh tiểu đường có ăn được quả na không? Lợi hay hại?

Bệnh tiểu đường có ăn được quả na không? Lợi hay hại?

Tác giả:

Hoa quả rất thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên lượng đường trong một số loại trái cây khá cao cũng khiến nhiều người bị bệnh tiểu đường e ngại. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được quả Na không, hãy cùng Miraicare tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây ngay nhé.

1. Bệnh tiểu đường có ăn được quả na không?

Na là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, cung cấp nhiều Vitamin, khoáng chất, chất xơ... cho cơ thể nên được rất nhiều người yêu thích. Vậy, người tiểu đường có ăn được quả na không? Câu trả lời là “Có” nhé, lý do là bởi:

 

  • Na có chỉ số đường huyết thấp từ 35 - 54 nên rất an toàn, ít khả năng gây đột biến lượng trong máu.
  • Chất annonacin được tìm thấy trong na có đặc tính chống bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu và tăng cường độ nhạy insulin.
  • Cung cấp nhiều chất xơ giúp chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu, do đó giúp điều chỉnh và lượng đường trong máu
  • Giàu chất chống oxy hóa giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

 

Chí số GI trong quả na phù hợp với người bệnh tiểu đường

Chí số GI trong quả na phù hợp với người bệnh tiểu đường

 

Ngoài ra, quả na còn có chứa nhiều Vitamin C - B, protein, chất xơ, canxi,... giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng và khả năng điều trị bệnh.

2. Lợi ích của mãng cầu đối với bệnh nhân tiểu đường

2.1 Giàu chất xơ

Trung bình, trong 100g thịt na có chứa 2.4g chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường trong máu. Do đó, nó giúp giữ ổn định lượng đường huyết và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

2.2 Chống oxy hóa

Trong Na có nhiều chứa chất chống oxy hóa, đặc biệt là Flavonoid có đặc tính chống stress oxy hóa và viêm. Ngoài ra, chất chống oxy hóa là vitamin C cũng có tác dụng làm giảm căng thẳng oxy hóa và cải thiện khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu.

 

Na có nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

Na có nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

2.3 Chỉ số đường huyết thấp

Một trong những lý giải cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được na không phải kể đến chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết ở Na giao động ở mức thấp từ 35 - 54, điều này có nghĩa là các chất sẽ được hấp thụ một cách từ từ, không gây biến đổi lượng đường nhanh chóng. 

2.4 Kiểm soát quá trình sử dụng glucose

100g na có thể chứa 18mg magie giúp điều hòa lượng đường trong máu, tạo ra năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C (30mg/100g na) trong thịt na cũng có tác dụng tăng cường hấp thu glucose vào cơ bắp, từ đó giảm lượng đường trong máu, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

2.5 Hỗ trợ sản xuất insulin

Sự thiếu hụt hoặc không sử dụng Insulin hiệu quả là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường. Do đó, tăng cường bổ sung Insulin đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Trong Na có chứa Vitamin C đóng vai trò tái sản xuất insulin nên rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Đồng thời, hàm lượng kali cao trong quả Na cũng là dưỡng chất quan trọng giúp tạo điều kiện thuận lợi để tuyến tụy giải phóng insulin cần thiết cho cơ thể.

 

Quả Na giúp hỗ trợ sản xuất Insulin

Quả Na giúp hỗ trợ sản xuất Insulin

2.6 Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho người tiểu đường

Ngoài các dưỡng chất có lợi trực tiếp cho người bệnh tiểu đường thì các giá trị dinh dưỡng khác trong quả Na cũng góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh. Ngoài ra, nó còn mang lại một số lợi ích giúp cũng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường như:

 

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi, tránh kích thích sản sinh các hormon làm tăng lượng đường trong máu và giảm độ nhạy Insulin.
  • Cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu và viêm nhiễm ở người bệnh tiểu đường.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

 

Đây chính là những kiến thức y học, đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được quả na không.

3. Kết hợp quả na vào chế độ ăn hàng ngày

Ngoài việc ăn trực tiếp thịt quả Na thì bạn cũng có thể kết hợp nó với chế độ ăn hàng ngày để để đa dạng món ăn và bổ sung nhiều dưỡng chất.

3.1 Cho bữa sáng

Bạn hoàn toàn có thể ăn Na vào buổi sáng như một món tráng miệng hoặc một món ăn chính khi kết hợp cùng với các loại thực phẩm khác. 

Một công thức bữa sáng với quả Na mà bạn có thể tham khảo như: Trộn 1/2 cốc yến mạch cán + 1/2 cốc sữa hạnh nhân + 1/2 thịt Na thái hạt lựu. Khi đó, bạn sẽ có một món ăn sáng với đầy đủ thành phần dinh dưỡng mà vẫn có chỉ số GI thấp, an toàn và tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.

 

Kết hợp quả na vào chế độ ăn hàng ngày

Kết hợp quả na vào chế độ ăn hàng ngày

3.2 Cho bữa ăn vặt

Ngoài thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được quả Na không thì viêc ăn vào thời điểm nào, hàm lượng ra sao cũng được nhiều người quan tâm. 

Bạn có thể kết hợp sử dụng quả Na trong những bữa ăn vặt. Chỉ cần cắt sữa trứng thành từng miếng vuông, phủ một thìa bơ hạnh nhân và thêm ít thịt quả Na lên trên là bạn đã hoàn thành bữa phụ giàu protein và chất xơ giúp cân bằng lượng đường trong máu.

3.3 Cho bữa tối

Đối với bữa tối, một bữa ăn mặn đầy đủ dưỡng chất là rất cần thiết. Bạn có thể nướng ức gà và ăn kèm với rau củ nướng, kết hợp cùng thịt quả Na thái hạt lựu để bổ sung protein và chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, chỉ số GI thấp trong món ăn này cũng có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.

Lời kết

Bài viết trên đây, Miraicare chắc hẳn đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được quả Na không. Hãy bổ sung quả Na vào chế độ ăn hàng ngày để giúp ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quả Na quá nhiều để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi