Người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn thịt bò không? Miraicare
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn không tốt cho người mắc đái tháo đường. Vậy, người bịbệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Cùng Mirai Care giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết:
1. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn thịt bò nhưng nên hạn chếở một mức độ nhất định. Theo đó, trong thịt bò chứa nhiều carbohydrate nên không ảnh hưởng đến đường huyết. Ngoài ra, thành phần axit linoleic liên hợp (CLA) và axit béo có lợi trong thịt bò cũng giúp chuyển hóa đường trong cơ thể và giảm lượng cholesterol xấu, qua đó hạn chế biến chứng tim mạch.
Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc “Tiểu đường thai kỳ có ăn được thịt bò không?”. Các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể ăn thịt bò. Tuy nhiên, theo khuyến cáo củaHiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 85g thịt bò/ tuần.
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn thịt bò
2. Vì sao ăn nhiều thịt bò làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Quá trình chế biến thịt bò có thể thúc đẩy các chất béo bão hòa, muối và natri, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, để bảo quản thịt bò, người ta thường sử dụng chất phụ gia như nitrit hoặc nitrat. Các chất này làm tăng phản ứng viêm và giảm khả năng sản xuất insulin ở tuyến tụy. Các món thịt bò nướng còn chứa thành phần độc hại như hydrocacbon thơm đa vòng, amin thơm dị vòng dễ mắc tiểu đường và ung thư.
Theo một nghiên cứu được tiến hành trong 4 năm, người ăn thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn 48% so với nhóm còn lại. Không những vậy, theo nhiều nghiên cứu khác, việc ăn 50g thịt đỏ đã qua chế biến mỗi ngày sẽ làm tăng 51% nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Con số này sẽ là 91% nếu bạn tiêu thụ 100g thịt tươi hằng ngày.
Chính vì vậy, người đái tháo đường nên kiểm soát lượng thịt bò trong bữa ăn của mình.
Lý do ăn nhiều thịt bò làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường
3. Cách ăn thịt bò an toàn cho người bệnh tiểu đường
Làm thế nào để đưa thịt bò vào bữa ăn của người tiểu đường mà vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách ăn thịt bò an toàn cho người bệnh đái tháo đường dưới đây nhé:
- Về khối lượng: Theo Meredith Nguyễn - chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Methodist Charlton (Dallas, Mỹ), người tiểu đường nên ăn khoảng 508g thịt bò mỗi tuần. Khối lượng này nên chia thành 4 đến 5 bữa, tương đương với tầm 100g thịt bò/ bữa. Không ăn thịt bò trong các ngày liên tiếp.
- Về cách chế biến:
- Thịt bò hầm là cách chế biến tốt nhất cho người đái tháo đường.
- Ngoài ra, nên hạn chế món thịt bò nướng vì dễ làm tăng hàm lượng chất béo bão hòa và chất đạm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiểu đường.
- Nên ăn thịt bò nạc (không có mỡ) vì mỡ bò dễ gây béo phì, dẫn đến các biến chứng xấu cho bệnh tiểu đường.
- Để bớt ngán và điều hòa đường huyết, bạn nên ăn thịt bò cùng với rau xanh hoặc các món ăn giàu vitamin.
- Hạn chế ăn thịt bò vào bữa tối. Nguyên nhân là trong thịt bò chứa nhiều sắt, khiến gan phải “làm việc” nhiều, dẫn đến tăng đường huyết trong máu đột ngột.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
Cách ăn thịt bò phù hợp cho người tiểu đường
4. Khi nào người tiểu đường nên kiêng thịt bò?
Mặc dù người tiểu đường có ăn được thịt bò nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân được khuyên nên kiêng thịt bò:
- Người đái tháo đường mắc gout: Lượng protein cao trong thịt bò làm tăng axit uric trong máu - Nguyên nhân hình thành bệnh gout và khiến bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
- Người tiểu đường bị sỏi thận: Thịt bò là loại thịt đỏ chứa rất nhiều protein. Lượng protein lớn sẽ thúc đẩy oxalate trong nước tiểu - chất tạo nên sỏi thận.
- Người đái tháo đường kèm mỡ máu: Chất đạm và chất béo bão hòa trong thịt bò làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Do đó, người bị tiểu đường cùng mỡ máu nên kiêng loại thịt này.
- Người mắc đái tháo đường và huyết áp cao: Khi tiêu thụ thịt bò, cơ thể cần giữ nước trong máu để pha loãng natri, khiến thể tích máu tăng, gây áp lực lên thành mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
Những loại bệnh nào nên TUYỆT ĐỐI ăn thịt bò?
Như vậy, qua bài viết trên đây, Mirai Care đã giải đáp thắc mắcbệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không. Theo đó, người mắc đái tháo đường ăn được loại thịt này nhưng nên hạn chế và cần lưu ý những trường hợp cần kiêng thịt bò nhé.
Bài viết phổ biến khác