phone

Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà - Miraicare

Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà - Miraicare

Tác giả:

Bệnh đột quỵ diễn ra rất nhanh chóng và đột ngột, trong thời gian ngắn nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, trong thời gian chờ đợi được đưa đến cơ sở y tế, người nhà bệnh nhân có thể thực hiện cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà để tăng tỷ lệ sống và giảm biến chứng.

1. Cấp cứu đột quỵ là gì? Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ?

Cấp cứu đột quỵ là thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm cứu sống người bệnh và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Thời điểm vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ đó là trong khoảng 3-6 tiếng đồng hồ, sau thời gian đó, tỷ lệ tỷ vong hoặc tai biến, tần phế là rất cao. Do đó, trước khi được bác sĩ cấp cứu, người nhà bệnh nhân có thể thực hiện các cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà.

Cần nhanh chóng sơ cứu khi người bệnh có dấu hiệu đôt quỵ
Cần nhanh chóng sơ cứu khi người bệnh có dấu hiệu đôt quỵ

2. Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ cần sơ cứu ngay

Bệnh đột quỵ thường xảy ra đột ngột do bị tích tụ máu đông hoặc mảng bám ở mạch máu khiến các tế bào não bị chết do thiếu oxy.  Một số dấu hiệu nhận biết đột quỵ và cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà như:

 

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ cần sơ cứu ngay

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ cần sơ cứu ngay

  • Khuôn mặt bị lệch, biến dạng, mất cân đối hoặc bị chảy xệ một bên.
  • Cử động khó khăn, không thể giơ hai tay qua đầu cùng lúc.
  • Đột ngột nhức đầu dữ dội, chóng mặt, không thể ngồi hay đi đứng.
  • Giọng nói thay đổi, bị ngọng, dính chữ.
  • Rối loạn thị giác, nhìn mờ hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
  • Tê hoặc yếu ở mặt, tay, chân, đặc biệt là một bên cơ thể.

3. Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà

3.1 Bước 1: Gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp

Ngay khi phát hiện người thân có những dấu hiệu của bệnh đột quỵ bạn cần gọi ngay đến dịch vụ cấp cứu khẩn cấp qua số điện thoại 115. Hãy thông báo cho họ biết địa chỉ nhà hoặc vị trí cụ thể và mô tả tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ nhân viên hướng dẫn cách sơ cứu và các lưu ý nên làm nên tránh để tránh làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.

3.2 Bước 2: Sơ cứu đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu

Quá trình đợi xe cứu thương đến sẽ mất khoảng vài phút đến vài chục phút tùy thuộc vào vị trí của bạn. Trong thời gian đó, hãy thực hiệncách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhàđể ổn định tinh thần bệnh nhân và kiểm soát tình trạng bệnh với các lưu ý sau:

  • Đặt phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để dễ thở hơn.
  • Nới lỏng quần áo người bệnh, đặc biệt là phần cổ áo. 
  • Kiểm tra hô hấp, trong trường hợp người bệnh bị ngừng tim hãy tiến hành xoa bóp ngoài lồng ngực.
  • Ghi chú lại thời điểm phát hiện đột quỵ và các triệu chứng bệnh nhân gặp phải.
  • Mang theo hoặc ghi lại các loại thuốc mà người bệnh đang uống.
  • Không cho người bệnh ăn uống bất kỳ thứ gì.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà

Sơ cứu người bệnh đột quỵ đúng cách là rất quan trọng

3.3 Bước 3: Cung cấp thông tin về tình trạng của người bệnh

Sau khi đã được đưa đến cơ sơt y tế gần nhất, người nhà bệnh nhân cần kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh trước, trong và sau khi người bệnh bị đột quỵ. Đây sẽ là những lưu ý rất quan trọng giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán sớm và thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời. 

4. Các câu hỏi thường gặp về cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà

4.1 Sơ cứu đột quỵ có khả năng cứu sống bệnh nhân cao không?

Thời điểm vàng để thực hiện cách sơ cứu người bị đột quỵ co giật tại nhà là khoản 3-6 tiếng tính từ khi người bệnh có những triệu chứng đầu tiên. Trong khoảng thời gian này nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách thì khả năng cứu sống người bệnh sẽ cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ tử vong và di chứng sau đột quỵ.

4.2 Có phải tất cả trường hợp đột quỵ đều sơ cứu như nhau?

Đột quỵ được chia thành 2 loại chính là đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết, do đó mỗi loại cần có cách xử lý khi người thân bị đột quỵ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Có thể sử dụng thuốc tan cục máu (thrombolytics) nhưng chỉ nên được thực hiện bởi các chuyên gia y tế.
  • Đột quỵ xuất huyết não: Nên kiểm soát chảy máu và giảm áp lực lên não, không nên dùng thuốc tan cục máu vì nó có thể làm tình trạng nặng hơn.

Dựa vào triệu chứng đột quỵ của bệnh nhân để sơ cứu phù hợp

Dựa vào triệu chứng đột quỵ của bệnh nhân để sơ cứu phù hợp

4.3 Tôi nên làm gì nếu người bệnh đột quỵ đang mang thai?

Phụ nữ mang thai bị đột quỵ rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời quá trình thực hiện cách sơ cứu người bị đột quỵ tại nhà cũng cần lưu ý hơn rất nhiều để vừa kiểm soát tinh thần và tình trạng bệnh.

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức và thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng mang thai của bệnh nhân.
  • Đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như nhịp thở, mạch đập.
  • Tránh cho bệnh nhân ăn uống hoặc sử dụng thuốc.
  • Cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý, thuốc đang sử dụng (nếu có) cho nhân viên y tế.

4.4 Tôi có thể làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

Bệnh đột quỵ diễn biến nhanh và gây ra các biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể phòng tránh nếu có lối sống khoa học như:

Các phương pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ

Các phương pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ

 

  • Tập thể dục thường xuyên, quản lý cân nặng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tránh căng thẳng. mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đa dạng thực phẩm và nhóm chất, hạn chế uống bia rượu, thuốc lá.
  • Kiểm soát huyết áp, colestor và chỉ số đường huyết.

Bệnh đột quỵ rất nguy hiểm thậm chí đe dọa tới tính mạng, do đó thực hiện cách sơ cứu người bị đột quỵ tài nhà là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần bình tĩnh, liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời.

CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI CARE

Website: https://miraicare.vn/
Hotline: 18008144
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 09, tòa IDMC, 18 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Người đại diện: Tổng Giám Đốc Nguyễn Việt Tiến

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi