phone

Nguyên nhân và cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao

Nguyên nhân và cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao

Tác giả:

Chấn thương trong luyện tập và thi đấu thể thao là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các bạn nên biết một số cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao hiệu quả và một số nguyên nhân cần tránh. Điều này sẽ giúp các vết thương nhanh chóng được điều trị và phục hồi. Do đó, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Miraicare để có thêm kiến thức nhé. 

1. Nguyên nhân gây đau đầu gối khi chơi thể thao

1.1 Chấn thương

Một trong những nguyên nhân chính khiến các vận động viên bị đau đầu gối đó là gặp phải chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao. Các bệnh về đầu đối khi chơi thể thao như: rách sụn chêm, trật khớp gối, gãy xương đầu gối, tổn thương dây chằng,... Điều đáng nói là cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao do bị chấn thương thường rất phức tạp, khó điều trị và có thể kéo dài rất lâu.

 

Chấn thương trong thể thao khiến vận động viên bị đau đầu gối

Chấn thương trong thể thao khiến vận động viên bị đau đầu gối

1.2 Tập luyện quá sức

Luyện tập trong thời gian dài có thể khiến đầu gối phải hoạt động quá mức, chịu áp lực nặng nề từ đó gây đau nhức, sưng đỏ. Điều này không những gây chấn thương cho vận động viên mà còn ảnh hưởng đến quá trình luyện tập lâu dài. Nếu cứ thường xuyên tập luyện quá sức, đầu gối có thể bị đau mãn tính và khó để phục hồi.

1.3 Kỹ thuật tập luyện sai

Tập luyện sai kỹ thuật, đặc biệt là những động tác khó, nhanh, mạnh gây ra những tổn thương không đáng có cho đầu gối. Các khớp gối, dây chằng, xương,... đột ngột bị đè nặng hoặc phải chịu lực lớn gây ra đau nhức, sưng tấy, thậm chí là đứt dây chằng, gãy xương. Đặc biệt, quá trình này thường diễn ra rất nhanh, cần sơ cứu kịp thời và đưa ra cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao nhanh chóng, phù hợp.

 

Luyện tập sai kỹ thuật khiến vận động viên bị đau đầu gối

Luyện tập sai kỹ thuật khiến vận động viên bị đau đầu gối

1.4 Không khởi động kĩ trước khi tập

Với những người chơi thể thao, đặc biệt là những người chơi mới, không thường xuyên tập luyện thì cần phải khởi động kỹ trước khi tập. Nếu không, đầu gối đột ngột phải vận động, chịu áp lực trọng lượng lớn sẽ gây đau nhức, khó chịu. Đặc biệt, bạn có thể sẽ không cảm nhận được ngay lúc tập nhưng sau khi nghỉ ngơi có thể thấy rõ cơn đau.

1.5 Bệnh lý nền

Một số bệnh lý nền dễ gây đau nhức và tổn thương đầu gối khi chơi thể thao như: viêm khớp, gân xương bánh chè, gout,... Ngoài ra, các chấn thương cũ cũng là nguyên nhân dễ gây đau đầu gối. Do đó, nếu thuộc các đối tượng này, người chơi nên thận trọng khi chơi thể thao, cần luyện tập vừa phải, khởi động kỹ trước khi tập,...

2. Khi nào đau khớp gối sau chơi thể thao cần đi bệnh viện?

Đau đầu gối khi chơi thể thao là một chấn thương dễ gặp phải, do đó nhiều người thường chủ quan, chỉ sơ cứu và nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị thương nặng, điều này có thể khiến bệnh tình nặng hơn và bỏ qua cơ hội tốt để điều trị. Do đó, nếu thấy một số biểu hiện sau, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra và sớm tìm ra cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao hiệu quả.

 

Tình trạng đau đầu gối phải đến bệnh viện

Tình trạng đau đầu gối phải đến bệnh viện

 

  • Đau đớn nghiêm trọng, không thể đứng lên, đi lại
  • Biến dạng khớp, xuất hiện những chỗ lồi lõm quanh đầu gối
  • Đau liên tục không giảm trong vài ngày
  • Sưng to nhanh chóng
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng kèm theo sốt, ớn lạnh
  • Có tiếng kêu lạ, đặc biệt là khi di chuyển

3. Cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao tại nhà

3.1 Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi và tránh vận động, đi lại là cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao đầu tiên mà vận động viên cần thực hiện. Mọi cử động đều có thể chạm đến vết thương khiến nó bị nặng và khó điều trị hơn. 

3.2 Chườm nóng/chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là hai phương pháp điều trị phổ biến để giảm đau và sưng ở đầu gối sau chấn thương do chơi thể thể thao. Điều này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng, viêm đồng thời còn giúp ngăn ngừa tổn thương mô và giảm co thắt cơ. Tùy vào tình trạng vết thương mà bạn có thể lựa chọn chườm nóng hoặc chườm lạnh hoặc kết hợp cả hai.

Chườm nóng/lạnh để thực hiện cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao

Chườm nóng/lạnh để thực hiện cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao

4. Các phương pháp trị đau đầu gối khi chơi thể thao bị chấn thương

4.1 Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cách chữa đau đầu gối khi đá bóng cũng khi khi chơi các môn thể thao khác mà bạn cần thực hiện đó là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, đồng thời tránh tình trạng trở nặng. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với nghỉ ngơi và chườm nóng/lạnh thường xuyên.

4.2 Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao dành cho các trường hợp có chấn thương nặng không thể tự phục hồi. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương mà có thể làm các tiểu phẫu hoặc đại phẫu thích hợp. Một số ca phẫu thuật thường được thực hiện như: nội soi khớp gối, phẫu thuật nối tái tạo dây chằng, phẫu thuật thay khớp gối, phẫu thuật cắt bỏ xương dưới sụn,...

4.3 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp hiệu quả để điều trị đau đầu gối, giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp, cải thiện khả năng vận động và ngăn ngừa tái phát chấn thương. Phương pháp này thường được kết hợp với các phương pháp khác như dùng thuốc, chườm nóng/lạnh, sau phẫu thuật,... Tuy nhiên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ, lựa chọn các động tác vừa phải và theo dõi phản ứng cơ thể trong quá trình vật lý trị liệu.

4.4 Sử dụng liệu pháp tế bào gốc

Cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao hiện đại nhất có thể thực hiện đó là sử dụng liệu pháp tế bào gốc. Tế bào gốc khi tiêm vào khớp gối sẽ giúp tái tạo lại lớp sụn bị mất, tăng cường sự tiết các hoạt dịch giúp cho việc vận động trở lại dễ dàng hơn. Thông thường sự tái tạo lại lớp sụn mất từ 3-6 tháng.

 

Hầu như các bệnh nhân đã sử dụng dịch vụ liệu pháp tế bào gốc tại Miracare giảm đau gần như ngay sau tiêm 2-3 ngày. Sau 6 tháng trở đi, tùy vào cơ địa của bệnh nhân mà khớp gối có sự phục hồi rõ rệt.

 

Đối với phần lớn bệnh nhân có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp, hiệu quả của Tế Bào Gốc duy trì được khoảng 3-4 năm. Trường hợp kết hợp các bài tập thể dục giúp tăng cường chức năng cơ đùi, lối sinh hoạt lành mạnh, bệnh nhân bị Viêm khớp gối, bị chấn thương khớp gối có thể duy trì ở trạng thái ổn định hơn.

 

Sử dụng tế bào gốc để trị đau đầu gối khi chơi thể thao

Sử dụng tế bào gốc để trị đau đầu gối khi chơi thể thao

 

Trên đây, Miraicare đã giới thiệu đến bạn các cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao. Tùy vào tình trạng chấn thương mà bạn có thể tự điều trị tại nhà hoặc đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Ngoài ra, hãy ghi nhớ các nguyên nhân dễ xảy ra chấn thương để phòng tránh nhé