Cấy Ghép Tế Bào Gốc Chữa Bại Não Và Những Điều Cần Lưu Ý
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene
Cấy ghép tế bào gốc chữa bại não là một trong những ứng dụng đáng được ghi nhận của nền y học hiện đại, gieo mầm hy vọng cho bệnh nhân mắc bệnh mạn tính này. Vậy đối tượng nào nên ghép tế bào gốc chữa bại não? Cần lưu ý điều gì sau khi thực hiện phương pháp này? Cùng chúng tôi tìm lời giải đáp chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây!
Nội dung bài viết
1. Bại não là gì? Dấu hiệu của bệnh bại não
Bại não ảnh hưởng đến chức năng vận động và sự phát triển của cơ thể
Trước khi tìm hiểu chi tiết về cấy ghép tế bào gốc chữa bại não, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một vài thông tin về bệnh bại não:
1.1 Bại não là gì?
Bại não hay Cerebral Palsy là tình trạng não bộ hoặc một vùng não bộ bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động và sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra, bại não còn dẫn đến trí tuệ kém, rối loạn ngôn ngữ, thay đổi hành vi hoặc gặp các vấn đề về thị giác, thính giác và cảm giác của trẻ.
Bệnh bại não xảy ra trước, trong và sau khi sinh với tỷ lệ bại não vào khoảng 2/1000 trẻ sơ sinh, trong đó, bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Trong bài chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Duy Chinh - Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, nguyên nhân gây ra bại não ở trẻ được chia thành 3 nhóm:
- Trước sinh: Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng tiết niệu của người mẹ,thiếu oxy não của bào thai hoặc mẹ mắc một số bệnh như tiền sản giật, tuyến giáp,....
- Trong khi sinh: Sinh non, nhẹ cân, sang chấn sản khoa.
- Sau sinh: Trẻ bị xuất huyết não, hạ đường huyết, mắc một số triệu chứng gây tổn thương thần kinh những năm đầu đời hoặc bị vàng da nhân.
1.2 Dấu hiệu của bệnh bại não
Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh bại não sớm nhất gồm:
- Lúc vừa sinh, trẻ không khóc hoặc khóc yếu.
- Sau khi sinh, cơ thể mềm nhão, không vận động hoặc cử động các chi khó khăn.
- Đầu rũ xuống, không tự ngẩng lên được.
- Bế ẵm, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, thay quần áo cho trẻ khó khăn vì người bị cứng đờ.
- Bất tỉnh, co giật và miệng sùi bọt mép.
- Chậm lẫy, chậm bò, chậm biết ngồi,....
- Mất khả năng nhận biết kể cả mẹ, chậm giao tiếp.
- Không phản ứng lại trước âm thanh, đồ chơi có màu sắc, không nhìn vào mặt người thân.
- Khuôn mặt không có cảm xúc, không thể hiện vui thích bằng mắt.
- Hay sặc sữa, bú mẹ và ăn uống khó khăn.
- Chảy quá nhiều rãi, thở khò khè, lượng dịch họng tiết ra tăng bất thường.
- Một số biểu hiện khác như sụp mí, lác mắt, nghe kém, méo miệng,...
- Thiếu sự linh hoạt trong các kỹ năng vận động.
2. Những trường hợp bại não có thể ghép tế bào gốc
Theo các chuyên gia, không phải ai cũng có thể cấy ghép tế bào gốc chữa bại não. Bởi phương pháp này khá khó và tỷ lệ biến chứng sau cấy ghép tương đối cao. Khi tiến hành cấy ghép tế bào gốc điều trị bại não, trẻ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Người bị bại não phải nặng từ mức II đến mức V dựa trên phân loại GMFCS.
- Chụp MRI xác định tỷ lệ và vị trí tổn thương trùng khớp với nguyên nhân gây bại não.
- Không có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, nhiễm sắc thể, biến đổi gen, rối loạn đông máu, bị dị ứng thuốc gây mê/ thuốc kháng sinh, bị nhiễm trùng,....
- Khám lâm sàng và cận lâm sàng xác định người bệnh đủ sức khỏe tham gia cấy ghép tế bào gốc.
>>> Xem thêm phương pháp điều trị suy thận bằng tế bào gốc
3. Chi phí cấy ghép tế bào gốc cho trẻ bại não
Cấy ghép tế bào gốc chữa bại não được đánh giá có mức chi phí cao hơn so với những phương pháp điều trị khác. Trung bình khoảng 700 triệu- 1 tỷ đồng, tùy vào mỗi khu vực, quốc gia. Mức chi phí cấy tế bào gốc cho trẻ bại não trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể nhiều hoặc ít hơn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Khu vực sinh sống của trẻ, ở xa sẽ phát sinh thêm chi phí di chuyển.
- Các loại tế bào gốc khác nhau sẽ có giá khác nhau.
- Số lượng tế bào gốc cần cấy.
- Chi phí làm xét nghiệm, khám sàng lọc, cận sàng lọc.
- Chi phí nằm viện gồm tiền phòng (loại phòng), ăn uống, sinh hoạt, thuốc,...
- Loại thuốc đặc biệt trẻ sử dụng (nếu cần).
Lưu ý, gia đình người bệnh phải chi trả hoàn toàn chi phí cấy ghép, không được nhận bảo hiểm từ bất cứ đơn vị bảo hiểm nào, hi hữu có nhưng rất ít.
4. Quy trình ghép tế bào gốc cho trẻ bại não
Tùy vào khu vực và tỷ lệ tổn thương não của trẻ, các chuyên gia sẽ thực hiện các quy trình ghép khác nhau. Tuy nhiên, đa số cấy ghép tế bào gốc chữa bại não đều thực hiện theo quy trình chuẩn sau:
Bước 1: Cung cấp thông tin
Bố mẹ cung cấp thông tin về ngày tháng năm sinh, cân nặng của bé lúc sinh. Ngoài ra, người mẹ cần trình bày tiền sử bệnh (nếu có), kết quả sàng lọc trước sinh (nếu có), những bất thường xảy ra trong lúc sinh và biến cố, thay đổi của trẻ trong thời gian phát triển.
Bước 2: Khám lâm sàng
Các bác sĩ tiến hành khám lâm sàng các bộ phận gồm xương khớp, hệ thần kinh, tim, phổi và kiểm tra phản xạ gân xương, lực cơ của trẻ. Sau đó, tiến hành đánh giá tình trạng của bé dựa vào:
- Chỉ số cân nặng, chiều cao.
- Khả năng nhận thức.
- Chức năng vận động và trường lực cơ.
Bước 3: Khám cận lâm sàng
Khám cận lâm sàng, chụp MRI để xác định tỷ lệ tổn thương chất xám vỏ não, tổn thương chất trắng dưới vỏ và nhân não. Chụp xong, trẻ sẽ được đo điện não đồ để bác sĩ đánh giá tỷ lệ bị động kinh có thể gặp phải trước - sau khi cấy ghép tế bào.
Sau đó, tiến hành đo điện tim cho trẻ để đảm bảo an toàn khi gây mê, cấy ghép tế bào gốc.
Bước 4: Cấy ghép tế bào gốc
Sau khi nắm rõ tình trạng của người bệnh và đảm bảo đáp ứng cấy ghép, bác sĩ sẽ xếp lịch và tiến hành cấy tế bào gốc. Sau khi cấy ghép, người bệnh phải nằm viện theo dõi một thời gian, ngắn hoặc dài tùy vào tình trạng mỗi người.
Bước 5: Theo dõi sau cấy ghép
Theo dõi sau khi cấy ghép và tái khám để được tư vấn, điều chỉnh thuốc điều trị phù hợp. Người nhà bệnh nhân cần chú ý theo dõi các vấn đề sau:
- Theo dõi sốt: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể người bệnh, có thể sử dụng nhiệt kế hoặc mu bàn tay kiểm tra trán.
- Theo dõi đau: Khi thấy trẻ quấy khóc bất thường, cơ thể gồng cứng lên kèm ngủ ít thì có thể trẻ đang bị đau ở vị trí nào đó. Bạn nên ghi chép số lần xuất hiện cơn đau để trao đổi với bác sĩ.
- Tình trạng hô hấp: Bố mẹ cần theo dõi sát sao nhịp thở của trẻ ổn định không, có bị ho hay thở khò khè hoặc rút lõm ngực không.
- Biểu hiện bất thường: Trong những ngày đầu sau cấy ghép, trẻ có thể quấy khóc, ngủ kém hơn, thậm chí bị động kinh.
- Theo dõi nôn: Khi nôn, bạn nên cho người bệnh nằm nghiêng, tránh tình trạng dịch đi vào mũi gây sặc phổi. Hãy ghi lại số lần trẻ nôn hàng cùng những thay đổi trên để báo lại với bác sĩ điều trị.
5. Điều trị bại não bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
Trong một công bố của Bệnh viện Vinmec, khoảng 80% bệnh nhân bại não sau khi được cấy ghép tế bào gốc có thể cải thiện chức năng vận động, khả năng ghi nhớ và phối hợp giữa các bộ phận tốt hơn. Không phải ai tiến hành cấy ghép tế bào gốc điều trị bại não cũng thành công bởi còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của não và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Theo một số chuyên gia, phương pháp này chỉ hỗ trợ và giúp phục hồi những tổn thương ở não chứ không thể chữa khỏi tuyệt đối. Đồng thời, đây là phương pháp điều trị khó nên có thể xảy ra một vài rủi ro ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành cấy ghép.
Vì thế, người nhà bệnh nhân cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định can thiệp bằng hình thức này và nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, lắng nghe tư vấn về tỷ lệ thành công.
6. Sau cấy tế bào gốc cho trẻ bại não cần lưu ý gì?
Để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh và hiệu quả cấy ghép thành công cao, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Kiêng tắm sau phẫu thuật 1-2 ngày phẫu thuật để tránh bị nhiễm lạnh, gây viêm phổi.
- Nghỉ ngơi tại phòng thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Không nên di chuyển xa.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, theo dõi xem trẻ có bị đau, buồn nôn, nôn, gặp vấn đề về hô hấp hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường như quấy khóc, ngủ kém, động kinh (ít gặp) hay không.
- Chú ý tái khám đúng thời gian, thông thường 3 tháng tái khám 2 lần, sau đó định kỳ 3 tháng/lần cho đến khi được 12 tháng để bác sĩ đánh giá tỷ lệ đáp ứng của cơ thể với tế bào gốc.
7. Bệnh bại não có thể chữa khỏi bằng tế bào gốc không?
Vì bại não là do chấn thương não khi sinh nên liệu pháp tế bào gốc có thể mang lại những lợi ích đặc biệt và có khả năng làm giảm mức độ khuyết tật thể chất ở những người mắc bệnh bại não. Tuy nhiên, ngày nay, bệnh bại não có thể được kiểm soát nhưng không thể chữa khỏi .
8. Thử nghiệm lâm sàng liệu pháp tế bào gốc chữa bại não
Hiện nay trên thế giới có 12 thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc để điều trị bại não. Bốn trong số này đang tuyển dụng, một đang hoạt động nhưng không tuyển dụng và bảy đã hoàn thành. Nhiều thử nghiệm trong số này đang sử dụng các tế bào đơn nhân có nguồn gốc từ tủy xương/máu (sự kết hợp của các tế bào ban đầu được tìm thấy trong tủy xương có chứa tế bào gốc tạo máu (tế bào gốc tạo ra tế bào hồng cầu và bạch cầu, còn được gọi là HSC) và BM-MSC). Những người khác đang sử dụng HSC tinh khiết hoặc máu cuống rốn có chứa UC-MSC và HSC. Nhiều thử nghiệm trong số này đã vượt qua giai đoạn đầu của thử nghiệm lâm sàng mà chỉ tìm cách đánh giá liều lượng chính xác và độ an toàn của biện pháp can thiệp. Những thử nghiệm này thực sự đang bắt đầu kiểm tra tính hiệu quả của các tế bào gốc này trong việc điều trị bại não.
Cho đến nay, kết quả của một nghiên cứu duy nhất được công bố. Nghiên cứu này có ba nhóm trẻ em tham gia: Những trẻ chỉ được điều trị phục hồi chức năng thông thường, những trẻ nhận được một loại thuốc gọi là erythropoietin (được chứng minh là có hứa hẹn trong điều trị bại não) cùng với liệu pháp phục hồi chức năng thông thường, hoặc những trẻ nhận được máu cuống rốn (chứa tế bào gốc) + erythropoietin + Liệu pháp phục hồi chức năng thông thường. Nghiên cứu cho thấy nhóm nhận tế bào gốc cho thấy sự cải thiện lớn hơn về đánh giá nhận thức và vận động khi so sánh với các nhánh điều trị khác.
Nguồn tại liệu tham khảo: https://www.canchild.ca/en/resources/276-current-state-of-stem-cell-treatments-for-cerebral-palsy-a-guide-for-patients-families-and-service-providers
Kết luận
Với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép tế bào gốc chữa bại não. Đừng quên theo dõi Mirai Care để cập nhật thông tin nhanh nhất về sức khỏe nhé!
Bài viết phổ biến khác