Điều Trị Suy Thận Bằng Tế Bào Gốc
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene
Hiện nay, điều trị bệnh bằng tế bào gốc được xem là một phương pháp điều trị mới giúp loại bỏ những căn bệnh nan y khó chữa. Vậy, Điều Trị Suy Thận Bằng Tế Bào Gốc Có Phải Là Giải Pháp Hiệu Quả, hãy cùng Miraicare tìm hiểu trong bài viết này ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về bệnh suy thận
1.1 Bệnh suy thận là gì?
Bệnh suy thận là một tình trạng bệnh lý trong đó thận chỉ hoạt động ở mức thấp hơn 15% so với bình thường, khi đó thận sẽ bị mất một số chức năng và không có khả năng lọc các chất thải từ máu. Do đó, nếu không được điều trị, ghép thận hoặc chạy thận thì người bệnh sẽ yếu dần và không có khả năng duy trì sự sống.
Phân loại suy thận:
- Suy thận cấp tính: diễn ra trong một thời gian ngắn và có khả năng phục hồi một phần hoặc hoàn toàn chức năng thận nếu được điều trị nhanh chóng, hiệu quả ngay từ đầu.
- Suy thận mãn tính: tình trạng bệnh phát triển trong thời gian dài và các giải pháp điều trị chỉ nhằm kiểm soát chứ không thể phục hồi được chức năng thận.
1.2 Nguyên nhân gây ra suy thận
Một số nguyên nhân gây ra bệnh suy thận như:
- Giảm lưu lượng máu đến thận khiến thận không nhận tiếp được lượng máu cần thiết: Tình trạng này xảy ra thường do các nguyên nhân như: bị bệnh tim, suy gan, bị bỏng nặng, dị ứng, nhiễm trùng nặng, dùng thuốc cao huyết áp, thuốc chống viêm,...
- Đào thải nước tiểu kém hiệu quả khiến độc tố tích tụ tại thận dẫn tới các vấn đề như sỏi thận, đại phì tuyến tiền liệt, tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang,...
- Một số nguyên nhân khác như: nhiễm trùng, nhiễm độc kim loại nặng, viêm mạch máu, bệnh lupus, viêm cầu thận, xơ cứng bì,...
1.3 Triệu chứng bệnh suy thận
Những người bị bệnh suy thận có thể xuất hiện những triệu chứng như:
- Thường xuyên mệt mỏi hơn, suy nhược cơ thể, khó tập trung.
- Khó ngủ, đi tiểu thường xuyên hơn đặc biệt là vào ban đêm.
- Làn da bị khô và ngứa
- Sưng phù mắt cá chân và bàn chân.
- Cơ bắp bị chuột rút, mất cân bằng điện giải.
2. Điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
Trong bệnh thận, liệu pháp tế bào gốc nhằm mục đích giảm viêm bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch, đồng thời thúc đẩy các tế bào thay thế tế bào thận bị tổn thương bằng tế bào mới, giúp phục hồi chức năng lọc của thận. Cách tiếp cận sáng tạo này có thể mang lại một phương pháp chữa trị tiềm năng cho bệnh thận, đặc biệt đối với những người không phù hợp để ghép thận.
Liệu pháp dựa trên tế bào gốc trung mô (MSC) đưa ra một giải pháp đầy hứa hẹn cho bệnh thận, với nghiên cứu sâu rộng hỗ trợ tiềm năng của nó trong lĩnh vực này. MSC là các tế bào đa năng có thể được lấy từ nhiều mô khác nhau và khi được sử dụng trong điều trị bệnh thận, MSC có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe so với lọc máu. Việc vận chuyển MSC đến thận có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau, khiến nó trở thành một lựa chọn điều trị linh hoạt.
Trong ghép thận cho bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD), liệu pháp MSC đã cho thấy tiềm năng tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện kết quả sau phẫu thuật. Một nghiên cứu trong đó MSC được truyền tĩnh mạch cùng với thuốc ức chế miễn dịch ở bệnh nhân ESRD đã chứng minh tính an toàn và khả thi của nó.
Về cơ bản, liệu pháp dựa trên tế bào gốc có khả năng cách mạng hóa việc điều trị bệnh thận và các biến chứng liên quan. Các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện tiếp tục khám phá những cách tối ưu để khai thác hiệu lực và khả năng tái tạo của tế bào gốc, từ đó mở đường cho những đột phá trong việc cải thiện cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh thận.
2.1 Nghiên cứu điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc
Tế bào gốc là những tế bào có khả năng biến đổi, tăng sinh và biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt. Do đó, chúng có thể giúp thay thế và sửa chữa các tế bào cũ đã bị tổn thương, hư hỏng. Chính vì thế, các nhà khoa học đã tận dụng đặc tính này để nghiên cứu để giúp điều trị một số bệnh nan y khó chữa như: ung thư phổi, bệnh tự kỷ, bệnh tự miễn dịch, đái tháo đường,...
Hiện nay, điều trị suy thận bằng tế bào gốc đang là một hướng đi mới trong quá trình điều trị suy thận. Các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các loại tế bào gốc để nuôi cấy và truyền lại vào cơ thể bệnh nhân để giúp phục hồi và tăng cường các chức năng của thận.
Trong bệnh thận, liệu pháp tế bào gốc nhằm mục đích giảm viêm bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch, đồng thời thúc đẩy các tế bào thay thế tế bào thận bị tổn thương bằng tế bào mới, giúp phục hồi chức năng lọc của thận.
Đối với bệnh nhân suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn đầu, liệu pháp tế bào gốc có thể đảo ngược tổn thương thận và ngăn ngừa tổn thương thêm cho chức năng thận.
Có thể nói, liệu pháp tế bào gốc một phương pháp chữa trị tiềm năng cho bệnh thận, đặc biệt đối với những người không phù hợp để ghép thận.
Một số nghiên cứu về tế bào gốc điều trị suy thận mang lại kết quả tốt đẹp về phương pháp điều trị này:
- Nghiên cứu của Makhlough và cộng sự (1) về tế bào gốc trung mô điều trị bệnh thận mạn cho thấy kết quả truyền MSC an toàn và dung nạp được. Không có thay đổi đáng kể về eGFR và SCr.
- Nghiên cứu của Villanueva và cộng sự (2) về tế bào gốc trung mô điều trị bệnh thận mạn cho thấy kết quả truyền MSC an toàn và không gây tác dụng phụ. Cải thiện đáng kể về mặt thống kê trong việc bài tiết protein qua nước tiểu nhưng không có GFR
- Nghiên cứu của Makhlough và cộng sự (3) về tế bào gốc điều trị CKD do bệnh thận đa nang di truyền gen trội cho thấy kế quả truyền MSC an toàn và dung nạp được. Không có thay đổi đáng kể về eGFR và SCr
2.2 Kết quả nghiên cứu điều trị
Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu quá trình điều trị suy thận bằng tế bào gốc và thu được những kết quả tương đối khả quan.
Tế bào gốc trung mô (MSC) tiết ra cytokine và các yếu tố kích thích tăng trưởng giúp hỗ trợ quá trình tạo máu và kích hoạt quá trình tái tạo mô. Những tế bào này sẽ đổi thành tế bào biểu mô thận, tế bào hình ống và tế bào trung bì chức năng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng sống sót của mỗi tế bào gốc lên tới 95%, thậm chí có những kết quả tốt lên đến 99%. Từ đó, tế bào gốc trung mô có khả năng làm giảm các phản ứng viêm, làm giảm quá trình apoptosis và làm tăng khả năng phục hồi các chức năng của thận.
Hầu hết các bệnh nhân mắc suy thận mãn tính khi được điều trị bằng tế bào gốc đều có những cải thiện sức khỏe tích cực đến như: tăng khả năng lọc máu, bệnh tình tiến triển chậm lại, căn bằng khoáng chất và muối,....
3. Quá trình thực hiện điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc
Liệu pháp dựa trên tế bào gốc trung mô (MSC) đưa ra một giải pháp đầy hứa hẹn cho bệnh thận, với nghiên cứu sâu rộng hỗ trợ tiềm năng của nó trong lĩnh vực này. MSC là các tế bào đa năng có thể được lấy từ nhiều mô khác nhau và khi được sử dụng trong điều trị bệnh thận, MSC có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe so với lọc máu. Việc vận chuyển MSC đến thận có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau, khiến nó trở thành một lựa chọn điều trị linh hoạt.
Trong ghép thận cho bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD), liệu pháp MSC đã cho thấy tiềm năng tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện kết quả sau phẫu thuật. Một nghiên cứu trong đó MSC được truyền tĩnh mạch cùng với thuốc ức chế miễn dịch ở bệnh nhân ESRD đã chứng minh tính an toàn và khả thi của nó.
Các bước trong quy trình thực hiện điều trị suy thận bằng tế bào gốc như sau:
Quá trình thực hiện điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc
- Bước 1: Thăm khám và nghe tư vấn từ chuyên gia
- Bước 2: Lựa chọn số lượng và loại tế bào gốc phù hợp để nuôi cấy, nhân giống.
- Bước 3: Truyền tế bào gốc vào cơ thể bệnh nhân
- Bước 4: Theo dõi và phục hồi sau điều trị
4. Những loại tế bào gốc được sử dụng để điều trị bệnh thận
Hiện nay, các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu liệu pháp điều trị suy thận bằng tế bào gốc. Một số loại tế bào gốc có thể được sử dụng trong điều trị bệnh suy thận như:
- Tế bào gốc toàn năng ESCs (Embryonic Stem Cells): được thu thập từ phôi thai.
- Tế bào gốc phôi iPSCs (Induced Pluripotent Stem Cells): được tạo ra thông qua kỹ thuật chuyển hóa từ tế bào thành tế bào gốc có khả năng đa tiến hoá.
- Tế bào gốc trung mô HSCs (Hematopoietic Stem Cells): thường được tìm thấy trong tủy xương.
- Tế bào đa năng cảm ứng MSCs (Mesenchymal Stem Cells): được tìm thấy trong tủy xương, mô mỡ, mô xương, mô sụn, mô liên kết và mô cơ.
5. Miraicare hỗ trợ ghép tế bào gốc cho bệnh nhân suy thận ở Nhật Bản
Miraicare hỗ trợ ghép tế bào gốc cho bệnh nhân suy thận ở Nhật Bản
Điều trị suy thận bằng tế bào gốc là một phương pháp điều trị mới, đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ chuyên môn của các bác sĩ và máy móc công nghệ hiện đại,... Do dó, hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa được cấp phép điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc.
Chính vì thế mà Miraicare ra đời nhằm hỗ trợ cho các bệnh nhân có mong muốn điều trị suy thận bằng liệu pháp tế bào gốc. Tại Miraicare chúng tôi luôn tự tin có thể mang tới cho khách hàng lộ trình và hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhất giúp họ yên tâm sang Nhật Bản điều trị.
Ưu điểm khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại Mirai Care:
- Lãnh đạo Mirai Care đã có hơn 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ người bệnh tiếp cận với liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc.
- Mỗi năm có hơn 300 khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ tại Mirai Care.
- Có khoảng 70% khách hàng tái sử dụng dịch vụ.
6. Những câu hỏi liên quan về điều trị suy thận bằng tế bào gốc
6.1 Liệu pháp tế bào gốc có thể thay đổi phương pháp điều trị suy thận như thế nào
Nếu liệu pháp tế bào gốc chứng tỏ là phương pháp điều trị thành công bệnh suy thận thì nó có thể cách mạng hóa lĩnh vực thận học. Một số tác động có thể thấy được từ liệu pháp tế bào gốc cho bệnh thận là:
- Giảm nhu cầu lọc máu và cấy ghép: Một trong những lợi ích tiềm năng đáng kể nhất của liệu pháp tế bào gốc là nó có thể làm giảm nhu cầu lọc máu và ghép thận. Điều này có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mắc bệnh thận.
- Đáp ứng nhu cầu y tế chưa được đáp ứng: Suy thận là một thách thức sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Các phương pháp điều trị mới là cần thiết để làm chậm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Liệu pháp tế bào gốc có thể giúp đáp ứng nhu cầu y tế chưa được đáp ứng này.
6.2 Chi phí điều trị suy thận bằng tế bào gốc so với phương pháp truyền thống
Chi phí của liệu pháp tế bào gốc có thể khác nhau tùy thuộc vào tính chất cụ thể của phương pháp điều trị. Chi phí điều trị suy thận bằng tế bào gốc có thể tốn kém hơn so với phuong pháp truyền thống, tuy nhiên so với phương pháp ghép thận, chi phí tế bào gốc có thể hợp lý hơn
Tổng kết
Điều trị suy thận bằng tế bào gốc là phương pháp tiên tiến, hiện đại giúp bạn tăng khả năng điều trị bệnh thành công, lấy lại cơ thể khỏe mạnh.
Đừng quên tiếp tục theo dõi Mirai Care để nhận được những chia sẻ hữu ích và sức khỏe và phương pháp điều trị mới nhất nhé!
-----
Tài liệu tham khảo:
- https://www.dvcstem.com/post/can-stem-cells-help-kidney-disease
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8316868/
Bài viết phổ biến khác