Lên chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày tết đảm bảo sức khỏe
Vào những ngày Tết, thời gian ăn uống, sinh hoạt của trẻ thường bị đảo lộn. Đặc biệt, cha mẹ khó kiểm soát thực phẩm, các chất phụ gia trong chế độ ăn của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày tết được Mirai Care chia sẻ dưới đây.
1. Những thách thức về ăn uống đối với trẻ tự kỷ trong dịp Tết
Theo một số nghiên cứu cho thấy, có đến70% trẻ em tự kỷ gặp nhiều vấn đề liên quan đến ăn uống, bao gồm: Ăn uống có chọn lọc, nhạy cảm với kết cấu, khó khăn khi nhai, nuốt,.... Đặc biệt, trong những ngày Tết, việc tiêu thụ những món ăn giàu năng lượng, có nhiều gia vị còn gây thêm nhiều thách thức cho trẻ tự kỷ:
1.1 Thay đổi thói quen ăn uống
Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết luôn có sự thay đổi, do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt gia đình và những món ăn vào dịp này, bao gồm:
- Giờ ăn không cố định:Trẻ mắc chứng tự kỷ có thể biểu hiện các mẫu ăn cứng nhắc, ăn theo cùng một thứ tự và tuân theo thời gian nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vào những ngày Tết, việc di chuyển, vui chơi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian dùng bữa. Điều này gây nên tình trạng giờ ăn không cố định ở trẻ tự kỷ.
- Ăn nhiều đồ ăn lạ:Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa hơn trẻ em bình thường. Việc sử dụng nhiều đồ ăn lạ, những món ăn nhiều gia vị vào ngày Tết dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu.
- Gặp khó khăn trong việc tiếp nhận món ăn mới:Theo ước tính, có đến45% - 90% trẻ tự kỷ gặp tình trạng khó khăn trong ăn uống, bao gồm tính chọn lọc thực phẩm cách gay gắt. Mâm cơm ngày Tết thường rất phong phú với nhiều món ăn mới lạ, khác biệt so với thực đơn hàng ngày của trẻ khiến trẻ tự kỷ cảm thấy lo lắng và từ chối ăn.
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn khi tiếp nhận món ăn mới
1.2 Thực phẩm ngày Tết
Thực phẩm ngày Tết luôn chứa nhiều calo, bao gồm: Thịt kho hột vịt, bánh, kẹo, mứt, đồ ngọt, bánh chưng,... Đây được xem là một trong những thách thức trong việc lên chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết:
- Nhiều đường, bánh kẹo, nước ngọt:Vào những ngày Tết, trẻ thường có xu hướng ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt hoặc những món ăn giàu đường, chất béo. Tuy nhiên, trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường có hệ tiêu hóa nhạy cảm, dễ gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Vì thế, những món ăn nhiều đường hoặc bánh kẹo, đường ngọt có thể khiến trẻ bị tiêu chảy hoặc khó tiêu trong thời gian dài.
- Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia:Đa phần, những món ăn vào dịp Tết cổ truyền luôn mang vị đậm đà, chứa nhiều chất phụ gia. Bên cạnh đó, nhiều món ăn có thể chứa các thành phần gây dị ứng hoặc không phù hợp với chế độ ăn đặc biệt của trẻ tự kỷ. Ví dụ, các loại hạt, hải sản, trứng,... có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số trẻ.
- Các món ăn truyền thống có thể không phù hợp với khẩu vị hoặc chế độ ăn của trẻ:Cá nhân mắc chứng tự kỷ có thể gặp tình trạng nhạy cảm giác quan cao, đặc biệt liên quan đến kết cấu thực phẩm. Những món ăn truyền thống ngày Tết có hương vị, kết cấu khác biệt khiến trẻ khó tiếp nhận.
Thực phẩm tết gây khó khăn cho chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết
1.3 Khó khăn trong giao tiếp về ăn uống
Trẻ em rối loạn phổ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn liên quan đến giao tiếp.Theo thống kê, trẻ em mắc ASD có thể gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, một số bé còn không thể hiểu rõ lời nói của người đối diện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bày tỏ nhu cầu ăn uống:
- Trẻ khó diễn đạt nhu cầu ăn uống:Đây được xem là một trong những thách thức liên quan đến chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt nhu cầu và cảm xúc của mình, đặc biệt là liên quan đến việc ăn uống khiến phụ huynh khó hiểu được con mình đang muốn gì và cần gì.
- Khó từ chối những món ăn không phù hợp:Vào những ngày Tết, bữa ăn thường có nhiều món ăn khác lạ, bao gồm: Bánh chưng / bánh tét, thịt kho hột vịt, thịt đông, giò, chả,... Những món ăn khác lạ thường gây áp lực cho bé trong những bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, với khả năng biểu thị cảm xúc kém, dẫn đến trẻ khó từ chối những món ăn không phù hợp.
Trẻ tự kỷ ngại giao tiếp về ăn uống
2. Nguyên tắc vàng trong chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ tự kỷ trong những ngày Tết, các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống của bé. Dưới đây là những nguyên tắc vàng trong việc xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ:
2.1 Duy trì thói quen ăn uống
Đa phần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ luôn duy trì thói quen ăn uống cách cứng nhắc, bao gồm: Chỉ ăn một loại thức ăn, bài xích những loại thực phẩm mới, ăn uống theo một thời gian nhất định,... Để đảm bảo chế độ ăn uống cho trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh nên cho bé duy trì những thói quen dưới đây:
- Đảm bảo giờ ăn có sự đồng nhất so với ngày thường:Trẻ tự kỷ thường ăn uống theo một khung giờ cố định, có sự cứng nhắc về thói quen dùng bữa. Vì thế, các bậc phụ huynh nên cố gắng giữ giờ ăn càng gần với ngày thường càng tốt. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn vặt quá nhiều nhằm tránh ảnh hưởng đến bữa chính.
- Đảm bảo đủ 3 bữa chính và các bữa phụ nếu cần:Trong dịp Tết, các bậc phụ huynh vẫn nên thiết kế chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết đảm bảo 3 bữa chính và 2 bữa phụ đan xen. Đặc biệt, cha mẹ cũng nên cho bé tham gia vào việc lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn để khuyến khích sự tham gia và hứng thú của trẻ đối với thực phẩm.
Cha mẹ nên đảm bảo thời gian ăn uống phù hợp
2.2 Lựa chọn thực phẩm an toàn và lành mạnh
Ngày Tết trẻ thường ăn nhiều bánh, kẹo, nước ngọt, đồ ngọt,... Những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm tăng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ tự kỷ. Để đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế tối đa tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn thực phẩm an toàn và lành mạnh, bao gồm:
- Ưu tiên thực phẩm tươi, tự nhiên:Trái cây và rau quả nên là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày tết để cung cấp cho bé một lượng lớn vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất chống oxy hóa. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đảm bảo bữa ăn có đầy đủ protein, tinh bột từ các loại rau củ quả tươi, trái cây theo mùa, thịt nạc, cá,...
- Hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn chế biến sẵn:Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ, đồ uống nhiều đường,... là những thứ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên giảm thiểu tối đa những món ăn vặt trên.
- Đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm:Trẻ tự kỷ thường kén chọn thức ăn, sở thích hạn chế hoặc vì có hệ tiêu hóa nhạy cảm, dễ dị ứng với những món ăn khác lạ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần nhằm đảm bảo món ăn đó phù hợp với trẻ.
2.3 Kiểm soát khẩu phần ăn
Kiểm soát khẩu phần ăn là một trong những nguyên tắc vàng trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết. Hệ tiêu hóa của trẻ tự kỷ thường nhạy cảm hơn so với trẻ em bình thường. Vì thế, các bậc phụ huynh nên hạn chế tối đa bánh ngọt, thực phẩm chế biến sẵn,...
Hầu hết trẻ em sẽ ăn khoảng 2-3 giờ một lần nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện. Để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ ngày tết, cha mẹ nên kiểm soát khẩu phần ăn bằng cách chia nhỏ bữa ăn. Nên cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng vào 3 bữa chính: Sáng, trưa, tối - trước 19h. Ngoài ra, giữa bữa sáng và trưa hoặc trưa và tối, bạn nên cho trẻ ăn nhẹ bằng các món: Trái cây, bánh dinh dưỡng, ngũ cốc, sữa chua, sữa hộp,...
Phụ huynh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
2.4 Đảm bảo đủ nước
Uống đủ nước là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ em, và trẻ tự kỷ cũng không ngoại lệ. Trong những ngày Tết với nhiều hoạt động, việc đảm bảo trẻ luôn được cung cấp đủ nước là điều cần thiết.
Trẻ nhỏ thường dễ bị mất nước so với người lớn, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng. Vì thế, cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày, nên sử dụng nước lọc hoặc nước trái cây tươi. Đây cũng được xem là một trong những nguyên tắc vàng khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày tết.
Đặc biệt, bạn nên hạn chế cho trẻ sử dụng nước ngọt có gas. Để đảm bảo trẻ tự kỷ tự giác uống nước mỗi ngày, các bậc phụ huynh có thể áp dụng những mẹo dưới đây:
- Sử dụng ống hút có hình nhân vật hoạt hình nhằm khơi gợi sự tò mò của trẻ.
- Sử dụng những chiếc ly có hình thù ngộ nghĩnh hoặc trang trí ly nước bằng những hình vẽ sẽ thu hút sự chú ý của trẻ.
- Chuẩn bị một bình nước cầm tay nhỏ nhắn, khuyến khích trẻ mang theo bên mình.
- Thêm nước trái cây vào bữa phụ trong những ngày nắng nóng nhằm cung cấp đủ lượng nước, bổ sung vitamin C cho trẻ.
Uống đủ nước giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ
2.5 Tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong một số trường hợp, một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc gây ra những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Vì thế, việc áp dụng chế độ ăn đặc biệt, chẳng hạn chế độ ăn không chứa gluten hoặc không chứa casein nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ có chế độ ăn đặc biệt, các bậc phụ huynh cần hỏi qua bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh phù hợp cho ngày Tết. Ngoài ra, chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết cần đảm bảo đủ dinh dưỡng nếu phải kiêng những dưỡng chất gây dị ứng.
3. Gợi ý thực đơn cho trẻ tự kỷ ngày Tết
Đối với trẻ tự kỷ mắc chứng chọn lọc thức ăn nghiêm trọng thường gặp những khó khăn trong những bữa ăn ngày đầu năm mới. Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết cần đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế sử dụng những thức ăn giàu năng lượng.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo bảng thực phẩm dưới đây:
Thực đơn cho trẻ tự kỷ ngày Tết đảm bảo dinh dưỡng
4. Lời khuyên cho phụ huynh về chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày tết
Trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ thường có biểu hiện khác biệt về hành vi ăn uống, bao gồm: Thích hoặc tránh một số loại thực phẩm nhất định, nhạy cảm về kết cấu, ăn uống có chọn lọc cách gay gắt,...
Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ cũng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cao hơn trẻ em bình thường. Vì thế, khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày Tết, cha mẹ nên chú ý các lời khuyên dưới đây:
- Lên danh sách thực phẩm phù hợp với trẻ:Trước khi lên thực đơn cho trẻ tự kỷ vào ngày tết, bạn cần lập danh sách các loại thực phẩm, bao gồm: Thực phẩm bé bị dị ứng, thực phẩm yêu thích, thực phẩm giàu dinh dưỡng,...
- Lên thực đơn bữa ăn hàng ngày trong dịp Tết:Cha mẹ có thể dựa vào danh sách thực phẩm để xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ. Để có thể chủ động trong các bữa ăn, bạn nên chuẩn bị sẵn thực đơn 5 bữa, gồm: 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
- Tạo không khí gia đình trong các bữa ăn:Không gian bữa ăn cũng quyết định rất lớn đến trẻ tự kỷ, cha mẹ nên lựa chọn không gian có ít tiếng ồn, hạn chế ánh sáng quá mạnh. Bên cạnh đó, không gian ấm cúng, vui vẻ, cũng tạo cho bé sự hứng thú trong mỗi bữa ăn.
Phụ huynh nên tạo không khí cho bé trong những bữa ăn
5. Hiệu quả điều trị của liệu pháp tế bào gốc với trẻ tự kỷ
Liệu pháp tế bào gốc được mệnh danh là biện pháp điều trị tiềm năng cho trẻ tự kỷ. Phương pháp điều trị bằng tế bào gốc tủy xương tự thân giúp phát triển tế bào thần kinh, từ đó gia tăng tế bào thần kinh trong não một cách hiệu quả.
Liệu pháp tế bào gốc có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện nhiều kỹ năng như:
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng xử lý thông tin của các giác quan.
- Khả năng học hỏi.
- Cải thiện sự tập trung.
- Ổn định cảm xúc.
Nhờ vậy mà trẻ rối loạn phổ tự kỷ có cơ hội học tập các kỹ năng xã hội, dễ dàng hòa nhập với gia đình, bạn bè. Từ đó, dễ dàng tận hưởng cảm giác ấm cúng, hạnh phúc của không khí tết bên gia đình.
Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ ngày tết quyết định rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển của bé. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống vào ngày tết cách khoa học nhất. Hy vọng qua những thông tin được Mirai Care chia sẻ trên, cha mẹ có thể dễ dàng chuẩn bị những bữa ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ vào dịp Tết Nguyên Đán này.
Bài viết phổ biến khác