phone

Chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp bố mẹ cần biết

Chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp bố mẹ cần biết

Table of Contents


 

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội. Vậy làm thế nào giúp trẻ bị tự kỷ tự tin thể hiện bản thân, kết nối với người khác? Câu trả lời nằm ở việc xây dựng và áp dụng những chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp phù hợp. Tham khảo bài viết dưới đây của Mirai Care để bỏ túi những kinh nghiệm và phương pháp cải thiện kỹ năng này. 

1. Trẻ em mắc tự kỷ khó khăn trong giao tiếp chiếm tỷ lệ cao

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, phát triển kỹ năng ngôn ngữ và hiểu những gì mọi người nói với mình. Đó là lý do tại sao việc sử dụng ngôn ngữ theo nghĩa đen khi nói chuyện với những người tự kỷ là rất quan trọng. Chỉ có khoảng 20% trẻ bị tự kỷ có thể giao tiếp và học nhưng vẫn gặp khó khăn trong quan hệ xã hội. 

Một số trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua giao tiếp bằng mắt, biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể. Một số trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có thể giao tiếp bằng lời nói, trong khi những người khác có thể giao tiếp bằng lời nói nhưng có kỹ năng nói rất hạn chế. Một số trẻ có thể có vốn từ vựng phong phú và có thể chia sẻ nhiều chi tiết, trong khi những trẻ khác thì không.

Theo một nghiên cứu công bố trên Journal of Autism and Developmental Disorders, từ30% đến 50%trẻ tự kỷ gặp phải những hạn chế đáng kể trong việc phát triển ngôn ngữ. Đồng nghĩa với việc lượng lớn trẻ ASD có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả. Điều này gây ra những trở ngại trong việc hòa nhập và phát triển toàn diện của trẻ. 

Ngoài ra, trong mộtnghiên cứu đăng tải trên National Library of Medicine, ước tính tỷ lệ trẻ em bị ASD có khả năng nói tối thiểu dao động từ 25% đến 35%. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự đồng thuận trong việc định nghĩa khả năng nói tối thiểu và có ít báo cáo chi tiết về kết quả giao tiếp cho những trẻ này sau khi can thiệp. 

Khả năng giao tiếp là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ tự kỷ

Khả năng giao tiếp là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ tự kỷ

2. Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong giao tiếp

Hiểu được những khó khăn trong giao tiếp là bước đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp phù hợp. Dưới đây là những khó khăn trẻ bị ASD thường gặp trong giao tiếp, bạn cần biết: 

2.1 Khó khăn trong tương tác xã hội

Một trong những khó khăn đặc trưng của trẻ tự kỷ trong giao tiếp chính là hạn chế khả năng tương tác xã hội. Điều này thể hiện rõ ở việc: 

  • Khó tạo lập và duy trì mối quan hệ:Trẻ tự kỷ thường có ít bạn bè hoặc không có bạn bè. Hơn nữa, chúng còn gặp khó khăn trong việc kết bạn, tham gia các hoạt động nhóm và tránh xa các trò chơi chung. Mặt khác, vì hạn chế giao tiếp nên khi đi học, trẻ dễ bị cô lập và có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường bởi sự khác biệt. 
  • Khó hiểu và đáp ứng các tín hiệu xã hội:Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và các tín hiệu xã hội khác.
  • Khó chia sẻ cảm xúc và quan điểm:Trẻ tự kỷ có thể không thể diễn tả cảm xúc của mình một cách rõ ràng và có thể không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Thay vì dùng lời nói diễn tả ý muốn thì trẻ có xu hướng la hét, chỉ trỏ, thậm chí cáu gắt khiến bố mẹ khó hiểu. 

Trẻ tự kỷ khó chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh

Trẻ tự kỷ khó chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh

2.2 Khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ

Rất dễ để nhận thấy trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ. Điều này thể hiện rõ qua biểu hiện chậm nói, nói ít, không hiểu hoặc sử dụng ngôn từ kém linh hoạt. Cụ thểcác khác biệt trong giao tiếpnày bao gồm:

  • Chậm nói hoặc không nói:Một số trẻ tự kỷ có thể không nói cho đến khi lớn hơn hoặc chỉ nói được một vài từ. Theo thống kê của tạp chí Journal of Autism and Developmental Disorders,có khoảng 40% trẻ mắc ASD không nói được hoặc chậm nói trong giai đoạn thơ ấu. Tình trang này xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ hạn chế ngôn ngữ đến khó phát triển lời nói. 
  • Khó hiểu ngôn ngữ:Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các câu phức tạp, nghĩa bóng và các khái niệm trừu tượng. Hơn nữa, có trường hợp trẻ bị chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ, gặp khó khăn với ngôn ngữ diễn đạt (diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng) và ngôn ngữ tiếp thu (hiểu ngôn ngữ nói hoặc viết).
  • Lặp lại các từ hoặc cụm từ:Trẻ tự kỷ thường lặp lại các từ hoặc cụm từ mà chúng đã nghe nhiều lần. Tình trạng này được nhắc đến với thuật ngữ Echolalia, nhằm diễn tả sự lặp lại các từ hoặc cụm từ mà một cá nhân nghe được. Trẻ tự kỷ có thể sử dụng echolalia như một cách để giao tiếp, ngay sau khi nghe một từ hoặc cụm từ (echolalia ngay lập tức) hoặc sau đó (echolalia chậm).
  • Sử dụng ngôn ngữ một cách bất thường:Trẻ tự kỷ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách không phù hợp với ngữ cảnh hoặc không có mục đích giao tiếp rõ ràng. 

2.3 Các vấn đề cảm giác

Ngoài tương tác và ngôn ngữ, trẻ tự kỷ còn gặp một vài khó khăn liên quan đến cảm giác. Có thể kể đến như: 

  • Nhạy cảm quá mức với các kích thích:Nhiều người tự kỷ có độ nhạy cảm giác quan, có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và xử lý thông tin thính giác và thị giác. Độ nhạy cảm này có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc lọc tiếng ồn xung quanh hoặc tập trung vào biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của người nói.
  • Ít phản ứng với các kích thích:Ngược lại, trẻ tự kỷ cũng có thể ít phản ứng với các kích thích xung quanh. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc nghe hiểu, diễn đạt cảm xúc và nhu cầu của mình bằng lời nói. Điều này khiến chúng không thể hiện rõ ràng khi có kích thích từ bên ngoài. 
  • Có những sở thích đặc biệt:Một số trẻ tự kỷ có sở thích mãnh liệt với các chủ đề cụ thể và có thể gặp khó khăn khi tham gia vào các cuộc trò chuyện rộng hơn. Chúng có thể thích nói nhiều về sở thích của mình trong khi gặp khó khăn khi tham gia vào các cuộc trò chuyện qua lại về các chủ đề khác.

Trẻ tự kỷ nhạy cảm quá mức với các kích thích bên ngoài

Trẻ tự kỷ nhạy cảm quá mức với các kích thích bên ngoài

3. Chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp

Việc nâng cao kỹ năng giao tiếp ở trẻ tự kỷ là cả quá trình dài, dựa trên nhu cầu và sở thích riêng của trẻ. Bằng cách tạo ra một môi trường hỗ trợ và sử dụng nhiều chiến lược cùng phương tiện hỗ trợ khác nhau, cha mẹ có thể giúp con mình cải thiện khả năng giao tiếp. Sau đây là một số chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp hiệu quả, phụ huynh có thể cân nhắc áp dụng: 

3.1 Tạo môi trường giao tiếp thuận lợi

Đầu tiên trong danh sách chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp chính là phụ huynh phải xây dựng môi trường giao tiếp thuận lợi cho con. Môi trường này cần ưu tiên sự lành mạnh, yên tĩnh và tạo cho an toàn, thoải mái. 

Khi đó, trẻ tự kỷ sẽ giảm thiểu sự mất tập trung và sử dụng các tín hiệu trực quan. Chẳng hạn như lịch trình trực quan và hệ thống tổ chức, chúng có thể giúp thiết lập khả năng dự đoán và giảm lo lắng. Bằng cách thúc đẩy bầu không khí tích cực, bố mẹ hoàn toàn nuôi dưỡng cảm giác tin tưởng và khuyến khích con mình giao tiếp tự do hơn.

3.2 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Nằm trong chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp không thể thiếu rèn kỹ năng giao tiếp. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu thương và phương pháp phù hợp. Phụ huynh có thể rèn luyện khả năng giao tiếp cho trẻ thông qua việc nói chuyện từ từ với trẻ hàng ngày, kết hợp cùng một số hoạt động hỗ trợ khác như: 

  • Chơi các trò chơi tương tác:Các trò chơi như xếp hình, đóng vai sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội.
  • Đọc sách và kể chuyện:Giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ và tăng cường vốn từ vựng.
  • Tham gia các hoạt động nhóm:Tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với các bạn cùng trang lứa.

Tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ giao lưu cùng bạn bè đồng trang lứa

Tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ giao lưu cùng bạn bè đồng trang lứa

3.3 Tăng cường tương tác xã hội

Khi nói đến việc lên chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp, thúc đẩy tương tác xã hội được ví như “chìa khóa vàng”. Trong số các phương pháp tăng cường tương tác xã hội có 3 cái tên nổi bật nhất, chính là: 

  • Đào tạo kỹ năng xã hội:Các chương trình này bao gồm các hoạt động như nhập vai, mô hình hóa các hành vi phù hợp và tạo cơ hội thực hành trong các tình huống thực tế. Các can thiệp này nhằm mục đích cải thiện khả năng hiểu và phản ứng phù hợp của trẻ đối với các tình huống xã hội, do đó tăng cường khả năng giao tiếp tổng thể của trẻ.
  • Mô hình hóa và chơi cùng bạn bè:Chiến lược này nhằm cho phép và kích thích trẻ tự kỷ quan sát và bắt chước các hành vi xã hội của bạn bè. Chính vì thế, đây không chỉ là khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp mà còn dạy trẻ tự kỷ giao tiếp với bạn bè. 
  • Các hoạt động chú ý chung:Một số hoạt động chú ý chung gồm chơi đồ chơi cùng nhau, đọc sách hoặc tham gia các trò chơi tương tác. Các hoạt động này khuyến khích trẻ giao tiếp bằng mắt, theo dõi ánh mắt của người khác và chia sẻ sự chú ý với họ. Nhờ đó, trẻ tự kỷ phát triển các kỹ năng xã hội thiết yếu và cải thiện khả năng giao tiếp tổng thể của trẻ. 

Thúc đẩy tương tác xã hội giúp cải thiện khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Thúc đẩy tương tác xã hội giúp cải thiện khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

4. Vai trò của gia đình và nhà trường

Gia đình và nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng, thực hiện chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp. Dưới đây, Mirai Care đã tổng hợp bảng phân tích rõ vai trò của 2 yếu tố này: 

Vai trò của gia đình

Vai trò của nhà trường

Tạo môi trường, không gian sống thoải mái, an toàn, gần gũi giúp trẻ tự kỷ cảm thấy an tâm và tự tin tập giao tiếp. 

Trường học là nơi cung cấp môi trường học tập, rèn luyện phù hợp và an toàn cho trẻ tự kỷ. 

Bố mẹ càng dành nhiều thời gian nói chuyện, dạy trẻ đọc, nói câu từ đơn giản thì trẻ càng có nhiều cơ hội luyện tập ngôn ngữ. 

Chương trình học cá nhân hóa, phù hợp với trẻ tự kỷ giúp trẻ đạt được những mục tiêu cụ thể về giao tiếp. 

Đồng hành và hướng dẫn trẻ tự kỷ trong các tình huống cuộc sống để trẻ tự tin tương tác xã hội cũng như nói chuyện nhiều hơn. 

Đội ngũ giáo viên tận tâm, kiên nhẫn, chuyên môn cao dễ dàng xây dựng mối quan hệ tin cậy với trẻ và tạo động lực cho trẻ tham gia vào các hoạt động tương tác xã hội, tăng cơ hội giao tiếp. 

Sự khen ngợi, động viên của bố mẹ như tiếp thêm động lực cho trẻ mạnh dạn giao tiếp. 

Các hoạt động nhóm ở trường tạo điều kiện cho trẻ tự kỷ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc nhóm. 

Gia đình và nhà trường có vai trò quan trọng trong dạy trẻ tự kỷ giao tiếp 

Gia đình và nhà trường có vai trò quan trọng trong dạy trẻ tự kỷ giao tiếp 

Trên đây là các chia sẻ về chiến lược khuyến khích trẻ tự kỷ giao tiếp cũng như những khó khăn thường gặp. Hy vọng qua bài viết, phụ huynh có thể lựa chọn phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp phù hợp nhất cho con của mình. Vấn đề giao tiếp và ngôn ngữ được cải thiện, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống, tương lai cũng rộng mở hơn. Để hiểu rõ hơn về trẻ tự kỷ và các vấn đề liên quan, bạn đọc hãy theo dõi bản tin của Mirai Care mỗi ngày.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi