phone

Tìm hiểu về 8 chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD

Tìm hiểu về 8 chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Nội dung bài viết:


Tìm hiểu về chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) là bước quan trọng để cha mẹ đồng hành cùng con vượt qua những khó khăn trong hành vi và tăng cường sự tập trung cho trẻ. Mirai Care sẽ hướng dẫn cha mẹ những chiến lược kỷ luật phù hợp không chỉ giúp con mình cải thiện mà còn xây dựng mối liên hệ gắn bó với chúng hơn.

Hiểu con hơn, hỗ trợ con tốt hơn - Đồng hành cùng con trên hành trình đặc biệt thật không dễ dàng. Cha mẹ cần phân biệt rõ như sau: Một trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội. Kế hoạch giáo dục sẽ tập trung vào việc dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp cơ bản, cách tương tác với người khác và hiểu các quy tắc xã hội. Đồng thời, liệu pháp tế bào gốc có thể giúp cải thiện khả năng xử lý thông tin và kết nối thần kinh ở não bộ, giúp trẻ tiếp thu và áp dụng các kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả hơn.

=> Hơn 500 trẻ tự kỷ đã điều trị thành công bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương

1. Tại sao kỷ luật trẻ ADHD lại khó?

Kỷ luật trẻ ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - Rối loạn tăng động giảm chú ý) là một thách thức lớn đối với các bậc cha mẹ và người chăm sóc. Việc áp dụng các phương pháp chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD thông thường thường không mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí có thể gây phản tác dụng.

Điều này xuất phát từ những đặc điểm cốt lõi của ADHD, khiến trẻ khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và tuân thủ các quy tắc. Một số nguyên nhân dẫn đến việc kỷ luật trẻ ADHD khó khăn:

  • Khả năng tập trung kém, bốc đồng, hiếu động

Trẻ ADHD có bộ ba triệu chứng bao gồm tập trung kém, bốc đồng, hiếu động. Bộ ba này tạo thành một vòng luẩn quẩn gây khó khăn trong việc kỷ luật trẻ. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý vào một nhiệm vụ hoặc hoạt động nào đó, kể cả khi đó là những hướng dẫn hoặc yêu cầu từ người lớn. Bên cạnh đó, trẻ có thể nói những điều không nên nói, làm những việc không được phép làm.

Tính hiếu động của trẻ ADHD được thể hiện qua những hành vi như chạy nhảy, leo trèo quá mức, nghịch ngợm đồ đạc. Năng lượng dư thừa này gây khó khăn cho việc duy trì trật tự và tuân thủ các quy tắc.

Trẻ tăng động giảm chú ý cần sự quan tâm đặc biệt của xã hội

Trẻ tăng động giảm chú ý cần sự quan tâm đặc biệt của xã hội

  • Khó hiểu và tuân thủ các quy tắc

Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của các quy tắc, đặc biệt là khi chúng được diễn đạt một cách mơ hồ hoặc không rõ ràng. Tuy nhiên, ngay cả khi đã hiểu rõ các quy tắc, trẻ ADHD vẫn gặp khó khăn trong việc tuân thủ bởi sự bốc đồng và khả năng tập trung kém. Trẻ có thể quên mất quy tắc ngay sau khi được nhắc nhở hoặc không thể kiềm chế được hành vi của mình trong một tình huống cụ thể.

  • Cảm xúc dễ thay đổi, thất thường

Trẻ có thể phản ứng mạnh mẽ với những tình huống mà những đứa trẻ khác có thể xử lý một cách bình tĩnh. Ví dụ, một lời phê bình nhỏ hoặc một sự thay đổi bất ngờ trong kế hoạch có thể khiến trẻ trở nên tức giận hoặc bực bội. 

2. Các chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD hiệu quả

Việc thực hiện các chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhất quán và phù hợp với những hạn chế về mặt nhận thức mà trẻ gặp phải. Dưới đây là một số gợi ý mà phụ huynh có thể áp dụng.

2.1. Thiết lập thói quen và tổ chức

Hãy tạo một lịch trình cố định cho các hoạt động hàng ngày của con như ăn uống, học tập, vui chơi và nghỉ ngơi. Hằng ngày, hãy đảm bảo trẻ luôn biết rằng 7 giờ sáng là giờ ăn sáng và 8 giờ tối là giờ đi ngủ. Tạo lập thói quen sẽ giúp trẻ có cảm giác an toàn và giảm lo lắng khi mọi thứ được dự đoán trước.

Chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD là thiết lập thói quen

Chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD là thiết lập thói quen

2.2. Thiết lập thói quen và quy tắc rõ ràng

Đặt ra quy tắc ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ biết được điều gì được phép làm và không được phép làm. Phụ huynh lưu ý rằng thay vì nói “Hãy cư xử tốt”, hãy nói “Con không được la hét trong nhà”, nhắc nhở trẻ thường xuyên để củng cố thói quen này.

2.3. Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn thành nhiều phần nhỏ

Trẻ mắc hội chứng ADHD dễ choáng ngợp với các nhiệm vụ phức tạp. Do đó để rèn luyện cho trẻ sự ngăn nắp, chúng ta có thể hướng dẫn trẻ “Con hãy cất đồ chơi vào hộp trước, sau đó gấp chăn trên giường.” 

2.4. Hãy sắp xếp

Trẻ ADHD rất dễ bị bối rối, không bình tĩnh nếu không đáp ứng kịp thời nhu cầu của chúng. Chính vì thế phụ huynh cần giữ cho không gian sống và học tập của trẻ gọn gàng, ít đồ gây xao nhãng. Chẳng hạn, hãy sắp xếp góc học tập với sách vở, bút viết vào hộp riêng biệt và dán nhãn rõ ràng để trẻ dễ tìm thấy và duy trì trật tự.

Chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD cho trẻ làm quen với các hoạt động có kế hoạch

Chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD cho trẻ làm quen với các hoạt động có kế hoạch

2.5. Thu hút sự chú ý của con bạn

Trước khi đưa ra yêu cầu, hãy thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách gọi tên hoặc chạm nhẹ vào vai. Có thể hiểu đơn giản ví dụ như “Nam, nhìn mẹ này, giờ con cần ngồi xuống bàn và làm bài tập toán”, khi ấy sẽ giúp trẻ tập trung và làm theo chỉ dẫn hiệu quả hơn.

2.6. Cho con bạn tham gia các hoạt động thể chất

Một kế hoạch khác trong chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD mà phụ huynh cần quan tâm đó là cho trẻ tham gia các lớp hoạt động thể chất dành riêng cho trẻ em. Cha mẹ có thể đăng ký cho trẻ tham gia lớp học bơi hoặc chạy bộ buổi sáng để trẻ cảm thấy vui vẻ và điều tiết hành vi tốt hơn.

2.7. Cố gắng đóng khung mọi thứ theo hướng tích cực, thay vì tiêu cực

Trong quá trình nuôi dạy, đồng hành cùng những đứa trẻ đặc biệt này, cha mẹ đôi lúc áp đặt yêu cầu con một cách nghiêm khắc, khi ấy trẻ thường phản ứng ngược lại. Do đó thay yêu cầu con “Đừng ném đồ chơi!”, hãy nói “Con hãy đặt đồ chơi vào hộp một cách nhẹ nhàng nhé.” Điều này sẽ giúp trẻ dễ hiểu và có động lực hơn để làm đúng.

2.8. Thiết lập hình phạt cách ly

Nếu trẻ không ngừng hét trong nhà, bạn có thể yêu cầu trẻ ngồi trong một góc yên tĩnh trong 5 phút. Hãy giải thích rõ ràng cho con hiểu “Con cần ngồi ở đây để bình tĩnh lại, sau đó mình sẽ nói chuyện.”

Trò chuyện cùng trẻ ADHD để chúng thay đổi tích cực

Trò chuyện cùng trẻ ADHD để chúng thay đổi tích cực

3. Cha mẹ nên làm gì để con ADHD phát triển toàn diện?

Việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ADHD đòi hỏi cha mẹ không chỉ kiên nhẫn mà còn cần áp dụng những phương pháp linh hoạt và phù hợp với từng cá nhân. Sau đây là các cách có thể hỗ trợ các chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD phát triển toàn diện:

3.1. Hiểu được sự khác biệt giữa trẻ em mắc ADHD và trẻ em bình thường

Trẻ ADHD thường gặp khó khăn trong việc tập trung, kiểm soát cảm xúc và hành vi, nhưng cũng có những thế mạnh đặc biệt như sáng tạo, nhiệt huyết và năng động. Cha mẹ cần học cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt này.

Chẳng hạn nếu trẻ khó tập trung vào bài tập về nhà, thay vì trách mắng, cha mẹ có thể chia nhỏ bài tập thành từng phần và khen ngợi khi trẻ hoàn thành từng phần nhỏ. Điều này giúp trẻ cảm thấy được công nhận và không nản lòng.

3.2. Hiểu những lý do khác khiến trẻ mắc ADHD có thể cư xử tệ

Không phải lúc nào hành vi xấu của trẻ cũng xuất phát từ ADHD. Trẻ có thể cư xử tệ vì mệt mỏi, căng thẳng hoặc không hiểu được kỳ vọng của người lớn. Hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp cha mẹ ứng xử phù hợp hơn.

Cha mẹ cần đồng hành và hiểu cho sự bất thường của trẻ

Cha mẹ cần đồng hành và hiểu cho sự bất thường của trẻ

3.3. Lựa chọn phương pháp điều trị ADHD hiệu quả

Ngoài các chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD, điều trị trẻ bị ADHD còn cần dựa trên sự kết hợp của các phương pháp y tế, giáo dục và hành vi. Một số phương pháp truyền thống như trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc đã được chứng minh hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp y tế như tế bào gốc cũng rất được khuyến khích. Liệu pháp tế bào gốc sử dụng tế bào gốc từ tủy xương của chính bệnh nhân để điều trị cải thiện chức năng não bộ và giảm các triệu chứng ADHD.

Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp này đạt hiệu quả cao, vớitỷ lệ cải thiện trên 95%. Phương pháp này không chỉ giảm sự hiếu động và tăng khả năng tập trung mà còn không gây ra tác dụng phụ lâu dài.

Kết hợp điều trị liệu pháp tế bào gốc với chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD

Kết hợp điều trị liệu pháp tế bào gốc với chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD

Cha mẹ cần trao đổi với các chuyên gia y tế để tìm hiểu kỹ về lợi ích và hạn chế của từng phương pháp. Sự kết hợp giữa liệu pháp y tế, hành vi và môi trường giáo dục tích cực thường mang lại hiệu quả tối ưu. Đồng thời, cha mẹ nên theo dõi sự tiến bộ của con để điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần kiên nhẫn, thấu hiểu và luôn đồng hành cùng con trong suốt quá trình điều trị, giúp con phát huy tiềm năng tối đa.

Việc tìm hiểu các chiến lược kỷ luật cho trẻ ADHD không chỉ giúp cải thiện hành vi của trẻ mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ cần thấu hiểu rằng mỗi trẻ là một cá nhân đặc biệt với những thách thức và tiềm năng riêng. Công ty Cổ phần Mirai Care tin rằng sự kiên nhẫn, đồng cảm và linh hoạt trong cách giáo dục sẽ là chìa khóa giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển toàn diện và tự tin hòa nhập vào cuộc sống.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi