phone

Dấu hiệu và cách khắc phục chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Dấu hiệu và cách khắc phục chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)

Không chỉ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, học tập và phát triển khỏe mạnh, trẻ tự kỷ còn có thể mắc các chứng rối loạn giác quan. Tùy vào mức độ bệnh, sức khỏe và thói quen mà trẻ có thể mắc các hội chứng khác nhau. Bạn có thể tham khảo các thông tin chi tiết về dấu hiệu bệnh và cách khắc phục chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷcụ thể như sau:  

Nội dung bài viết:

>> [XEM CHI TIẾT]: Điều Trị Tự Kỷ Bằng Tế Bào Gốc Hiệu Quả

1. Chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ là gì?

Rối loạn cảm giác hay còn được biết đến là rối loạn xử lý cảm giác (SPD - Sensory Processing Disorder) là một tình trạng mà não và hệ thống thần kinh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc các giác quan như thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, và cảm giác bị ảnh hưởng và không hoạt động tốt như bình thường.

Ví dụ: Khi chúng ta bị thương chảy máu, dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến não bộ giúp nhận biết và cảm nhận được cơn đau, từ đó con người bắt đầu tìm kiếm những biện pháp điều trị để giảm đau và cầm máu. Tuy nhiên, với người bị rối loạn cảm giác, họ không cảm nhận được sự đau đớn hoặc cảm nhận được ít hơn. Ngược lại, cũng có những trường hợp con người phản ứng quá mức với những vết thương hoặc kích thích từ môi trường do não bộ nhận được tín hiệu nhạy cảm quá mức.

Tìm hiểu chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Tìm hiểu chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Ngoài ra, chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ (hay rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ) còn nghiêm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều. Phần lớn trẻ tự kỷ mắc chứng bệnh này, các phản ứng và cảm xúc ở trẻ có thể mãnh liệt và khó kiểm soát hơn. Đặc biệt, sự hạn chế về ngôn ngữ, giao tiếp và những hành vi lặp đi lặp lại càng khiến tình trạng bệnh trở nặng và khó điều trị.  

2. Các dấu hiệu nhận biết rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

2.1 Rối loạn thị giác

Rối loạn thị giác là một trong những triệu chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ gây ra những khó khăn trong việc nhận biết và xử lý thông tin.

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ tự kỷ bị rối loạn thị giác như:         

  • Tránh ánh sáng mạnh: Trẻ có thể cảm thấy khó chịu và tránh những luồng ánh sáng mạnh như đèn flash hoặc ánh nắng mặt trời. Khi đó, chúng thường hay nhắm mắt, che mắt, tìm góc tối hoặc đeo kính râm ngay cả khi không cần thiết.
  • Nhìn chằm chằm vào đồ vật hoặc ánh sáng: Trẻ có thể thích nhìn chằm chằm vào đèn, màn hình TV, hoặc các đồ vật sáng bóng trong thời gian dài, dường như bị hấp dẫn bởi ánh sáng hoặc màu sắc.
  • Tập trung vào các chi tiết nhỏ: Trẻ bị rối loạn thị giác có thể bị cuốn hút bởi các chi tiết nhỏ như hoa văn trên quần áo, các hạt bụi hoặc chỉ tập trung vào một phần nhỏ của đồ vật thay vì nhìn toàn bộ.
  • Gặp khó khăn trong việc nhận diện khuôn mặt và biểu cảm: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhận diện khuôn mặt, đọc biểu cảm trên khuôn mặt hoặc phân biệt khuôn mặt khác nhau. 

2.2 Rối loạn thính giác

Thính giác là khả năng nghe, phát hiện âm thanh từ môi trường xung quanh thông qua tai. Chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ có thể gây ra các triệu chứng rối loạn thính giác với một số dấu hiệu nhận biết như:

 Rối loạn thính giác ở trẻ tự kỷ

 Rối loạn thính giác ở trẻ tự kỷ

  • Nhạy cảm quá mức với âm thanh: Trẻ có thể tỏ ra lo lắng, sợ hãi hoặc che tai khi nghe âm thanh lớn, đột ngột như tiếng còi xe, máy hút bụi, tiếng động cơ, thậm chí là tiếng nói to,...
  • Không phản ứng với âm thanh: Trẻ không nghe thấy hoặc phản ứng chậm với những âm thanh bình thường như tiếng gọi, tiếng nói chuyện, tiếng chuông điện thoại,...  
  • Khó khăn trong việc nhận diện và phân biệt âm thanh: Một số trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các loại âm thanh khác nhau, đặc biệt là khi có nhiều âm thanh xảy ra cùng lúc. 
  • Thích hoặc ghét những âm thanh cụ thể: Trẻ có thể bị cuốn hút hoặc cực kỳ khó chịu bởi những âm thanh nhất định như  tiếng nước chảy, tiếng động cơ hoạt động,..   

2.3 Rối loạn khứu giác

Chúng ta có thể nhận biết một số thực phẩm, đồ vật thông qua mùi hương của chúng. Tuy nhiên, với những người mắc chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ, đặc biệt là khứu giác thì có thể thấy một số dấu hiệu như:

  • Nhạy cảm với mùi: Trẻ có thể tỏ ra khó chịu hoặc tránh xa những nơi có mùi mạnh như nhà bếp, phòng tắm hoặc khu vực nhiều người qua lại.
  • Thiếu phản ứng với mùi: Trẻ có thể không ngửi thấy hoặc phản ứng chậm với những mùi hương dễ nhận biết như mùi thức ăn, mùi hoa, mùi hóa chất,...
  • Tìm kiếm hoặc né tránh mùi: Một số trẻ tự kỷ đặc biệt yêu thích hoặc ghét một số mùi hương nào đó và thể hiện phản ứng mạnh mẽ ngửi thấy mùi đó.  
  • Ảo giác về mùi: Dù không thực sự xuất hiện mùi hương đặc biệt nào, thế nhưng trẻ bị rối loạn khứu giác lại phản ứng và thể hiện sự quan tâm tới một mùi hương cụ thể.

2.4 Rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác ở trẻ tự kỷ là một dạng của chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ, trong đó trẻ gặp khó khăn trong việc cảm nhận và xử lý các thông tin liên quan đến mùi vị của thực phẩm và đồ uống. Điều này có thể dẫn đến những hành vi ăn uống đặc biệt hoặc kén ăn với một số dấu hiệu dễ nhận biết như:

Rối loạn vị giác ở trẻ tự kỷ

Rối loạn vị giác ở trẻ tự kỷ

  • Nhạy cảm quá mức với hương vị của thực phẩm: Trẻ có thể tỏ ra khó chịu hoặc không ăn những thực phẩm có mùi vị mạnh như cay, chua, tanh, mặn,...
  • Không cảm nhận được vị giác: Trẻ có thể không cảm nhận được hết các vị trong thực phẩm, có thể dẫn đến tình trạng thích những món ăn có hương vị rất đậm hoặc phải thêm nhiều gia vị để cảm nhận được vị giác.  
  • Ăn những thứ không phải thực phẩm: Một số trẻ mắc chứng rối loạn vị giác khiến bé cảm thấy thích thú với những thứ không phải là thực phẩm như đất, giấy,...

2.5 Rối loạn xúc giác

Chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ (rối loạn xúc giác) là tình trạng mà trẻ có những phản ứng bất thường với các kích thích xúc giác từ bên ngoài, một số dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Quá nhạy cảm: Trẻ có thể phản ứng mạnh khi viết xúc da thịt với đồ vật, đồ dùng thậm chí là cha mẹ, người thân. Đặc biệt, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi mặc quần áo, đi giày dép, hoặc cắt tóc,...
  • Ít nhạy cảm: Trẻ có thể cảm nhận được đau đớn hoặc không phản ứng nhanh nhạy khi bị đau hoặc khi chạm vào những vật nóng/lạnh. Ngoài ra, bệnh rối loạn cảm xúc khiến trẻ có xu hướng tìm kiếm các kích thích mạnh hơn như bóp chặt, cắn, ép chặt người hoặc áp lực mạnh lên cơ thể.

2.6 Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình ở trẻ tự kỷ là tình trạng mà hệ thống tiền đình (phần não bộ chịu trách nhiệm điều chỉnh thăng bằng và điều hướng không gian) hoạt động không ổn định. Điều này có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc duy trì thăng bằng, định hướng không gian, và điều hòa các cảm giác về chuyển động của cơ thể. Một số dấu hiệu thường thấy của chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ (rối loạn tiền đình) như sau:

Rối loạn tiền đình ở trẻ tự kỷ

Rối loạn tiền đình ở trẻ tự kỷ

  • Khó duy trì thăng bằng: Trẻ có thể dễ ngã, mất thăng bằng khi đi, chạy hoặc khi thực hiện các hoạt động vận động.
  • Quá nhạy cảm hoặc ít nhạy cảm với chuyển động lắc lư của đu quay, cầu trượt, xích đu hay những chuyển động của phương tiện giao thông. 
  • Khó định hướng không gian, xác định vị trí, ngay cả khi lên xuống cầu thang.
  • Chóng mặt, buồn nôn khi di chuyển nhanh, khi đứng dậy đột ngột hoặc khi nhìn vào các vật đang chuyển động.

2.7 Rối loạn cảm nhận bản thể

Rối loạn cảm nhận bản thể là một trong những chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ liên quan đến khả năng của cơ thể trong việc nhận biết vị trí, di chuyển và trạng thái của các bộ phận cơ thể mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn cảm nhận bản thể như sau:

  • Khó khăn trong việc nhận thức các vị trí của cơ thể: Trẻ có thể không nhận biết rõ ràng về vị trí của các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, mắt, mũi... Do đó, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi qua các không gian hẹp hoặc khi định vị cơ thể trong các hoạt động hàng ngày.
  • Vụng về, dễ ngã: Trẻ có thể dễ dàng vấp ngã, va vào đồ vật, hoặc mất thăng bằng khi di chuyển. 
  • Khó khăn trong việc phối hợp động tác: Trẻ có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động cần sự phối hợp của nhiều bộ phận trên cơ thể như mặc quần áo, đi giày, leo cầu thang. .. Ngoài ra, trẻ có thể không biết điều chỉnh lực khi thực hiện các hoạt động như viết, nhấn nút, cầm nắm,...
  • Thích các hoạt động vận động mạnh hoặc cảm giác áp lực mạnh: Trẻ có thể thích tham gia vào các hoạt động thể chất mạnh như nhảy, lăn, đu xà, hoặc đẩy kéo vật nặng để cảm nhận tốt hơn vị trí của cơ thể.

3. Cách điều trị rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Sau khi đã hiểu rõ về rối loạn giác quan là gì và đặc điểm cảm giác của trẻ tự kỷ, cha mẹ có thể thực hiện một số cách điều trị rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ cụ thể từng trường hợp như sau:

3.1 Khắc phục chứng rối loạn thị giác

Mắc chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ cần được điều trị kịp thời, trong đó bệnh rối loạn thị giác có thể được khắc phục như sau:

Khắc phục chứng rối loạn thị giác ở trẻ tự kỷ

Khắc phục chứng rối loạn thị giác ở trẻ tự kỷ

  • Tạo môi trường phù hợp: Điều chỉnh ánh sáng vừa đủ, nên sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì các loại đèn công suất cao. Đồng thời, hạn chế trưng bày các đồ vật có màu sắc quá sặc sỡ hoặc hình ảnh gây phân tâm để giúp trẻ tập trung hơn vào các hoạt động chính.     
  • Thực hiện các hoạt động giúp phát triển thị giác theo tư vấn của các chuyên gia, đồng thời luyện tập kết hợp 5 quan khác khác để nhanh chóng nhận biết và xử lý thông tin.
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ thị giác: Thay vì sử dụng nhiều chữ cái hoặc con số, bạn có thể kết hợp hình ảnh minh họa, biểu đồ,... để trẻ dễ nhận biết hơn.

3.2 Khắc phục chứng rối loạn thính giác

Một số cách khắc phục chứng rối loạn thính giác ở trẻ tự kỷ như sau: 

  • Học cách nhận biết các loại âm thanh: Bạn có thể dạy trẻ cách nhận biết và phân loại các âm thanh khác nhau từ to, nhỏ cho đến hỗn hợp để giúp trẻ hiểu rõ và dễ dàng xử lý với các tình huống âm thanh khác nhau. 
  • Tham gia các hoạt động âm nhạc: Khuyến khích tham gia chơi một số nhạc cụ để luyện nghe âm thanh và cải thiện phản xạ của thính giác 
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ thính giác như tai nghe chống ồn, tai nghe trợ thính,... Đồng thời, điều chỉnh môi trường âm thanh phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của trẻ.

3.3 Khắc phục chứng rối loạn khứu giác

Một số cách khắc phục chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ, cụ thể là rối loạn thính giác như sau: 

Khắc phục chứng rối loạn khứu giác ở trẻ tự kỷ

Khắc phục chứng rối loạn khứu giác ở trẻ tự kỷ

  • Sử dụng các mùi hương dịu nhẹ, an toàn để giúp trẻ làm quen dần với các mùi khác nhau. Tránh dùng các thực phẩm, đồ vật, nước xả vải có mùi nồng nặc.
  • Luyện tập kỹ thuật thở và thư giãn: Bạn có thể dạy trẻ các bài tập thở sâu để giảm căng thẳng khi gặp phải các mùi mạnh. Đồng thời, kết hợp với các phương pháp thư giãn khác như massage hoặc nghe âm nhạc nhẹ nhàng.
  • Kiểm tra và thực hiện các tư vấn của bác sĩ: Các kiểm tra y khoa sẽ xác định chính xác mức độ tổn thương và các thiệp y học cần thiết như dùng thuốc, vật lý triệu,... 

3.4 Khắc phục chứng rối loạn vị giác

Chứng rối loạn vị giác ảnh hưởng trực tiếp đến các bữa ăn hàng ngày của trẻ khiến bé chán ăn, không ngon miệng. Lâu dần sự kén ăn dẫn đến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, lười vận động và không có thể lực cần thiết để thực hiện các hoạt động hàng ngày.. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo một số cách khắc phục rối chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ (giác quan vị giác) như sau:

  • Xây dựng thói quen ăn uống theo khung giờ cố định trong từng bữa để trẻ quen dần với việc ăn đúng và đủ bữa.
  • Lựa chọn và thay thế đa dạng các thực phẩm, trái cây dễ ăn, có hương vị tự nhiên. Đồng thời, cố gắng trang trí màu sắc đẹp mắt, hình dáng đa dạng  để trẻ thích thú và sẵn sàng thử nhiều món.
  • Nghe tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia trị liệu giác quan để xây dựng kế hoạch ăn uống và điều trị, theo dõi hiệu quả.   

3.5 Khắc phục chứng rối loạn xúc giác

Bệnh rối loạn xúc giác (một dạng của chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ gây ra những khó chịu, lo lắng, sợ hãi cho trẻ tự kỷ, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày hoặc gặp khó khăn khi giao tiếp, tương tác trực tiếp. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo một số cách khắc phục chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ (rối loạn xúc giác) như sau:   

Khắc phục chứng rối loạn xúc giác ở trẻ tự kỷ

Khắc phục chứng rối loạn xúc giác ở trẻ tự kỷ

  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất như bơi lội, nhảy dây, leo trèo,... để trẻ làm quen và thích ứng với các cảm giác khác nhau.
  • Tạo môi trường sống thoải mái, sạch sẽ, thường xuyên làm sạch chăn gối, quần áo, giày dép hay những đồ vật tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
  • Cho trẻ làm quen dần với các loại cảm giác khác nhau với mức độ từ nhẹ đến nặng. Đồng thời, nghe tư vấn từ chuyên gia tư vấn trị liệu để kết hợp với bài luyện tập hiệu quả.

3.6 Khắc phục chứng rối loạn tiền đình

Chứng rối loạn tiền đình gây ra những khó khăn rất lớn trong sinh hoạt và các hoạt động thường ngày của trẻ tự kỷ. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra y khoa và thực hiện một số cách khắc phục điều trị chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ (rối loạn tiền đình) như sau:

  • Thực hành các bài tập thăng bằng như đứng trên một chân, đi trên đường thẳng, hoặc nhảy tại chỗ hoặc các bài tập nâng cao như đi xe đạp, trượt patin, trò chơi phối hợp,...
  • Cha mẹ, người thân cùng bé tham gia các trò chơi vận động như cầu lông, đá bóng, bơi lội,... đồng thời cổ vũ và khuyến khích bé tự tin và vui vẻ hơn.
  • Làm việc với chuyên gia để xây dựng lộ trình điều trị và các kế hoạch can thiệp, theo dõi phù hợp.     

3.7 Khắc phục chứng rối loạn cảm nhận bản thể

Để khắc phục chứng rối loạn cảm nhận bản thể ở trẻ tự kỷ đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp trị liệu chuyên sâu, sự hỗ trợ từ gia đình và môi trường phù hợp để giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức. Bạn có thể tham khảo các cách khắc phục chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ (rối loạn cảm nhận bản thể) như sau:

Khắc phục chứng rối loạn cảm nhận bản thể ở trẻ tự kỷ

Khắc phục chứng rối loạn cảm nhận bản thể ở trẻ tự kỷ

  • Thực hiện liệu pháp cảm giác: với các bài tập như leo trèo, đu đưa, nhảy từ bệ cao xuống và các trò chơi cần sự phối hợp cả tay-mắt giúp kích thích và điều chỉnh cảm nhận bản thể của trẻ.  
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ như găng tay, bao nắm, quả bóng nặng giúp trẻ cảm nhận tốt hơn vị trí và lực khi cầm nắm.  
  • Xây dựng các thói quen hàng ngày với quy trình cụ thể giúp trẻ dễ dàng dự đoán và điều chỉnh cảm nhận bản thể của mình.
  • Tạo môi trường an toàn, tích cực, khuyến khích bé tự tin luyện tập.

Trên đây, Miraicare đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ với từng dạng cụ thể. Bạn hãy quan sát các hành vi và thói quen của trẻ để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và điều trị kịp thời nhé.

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi