phone

Có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không? - Lưu ý QUAN TRỌNG

Có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không? - Lưu ý QUAN TRỌNG

Tác giả:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nuôi thú cưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần, giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn đắn đo thực sự có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không. Bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, đồng thời đưa ra những gợi ý hữu ích cho các bậc phụ huynh.

 

Nội dung bài viết:


1. Có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không?

Có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Việc nuôi thú cưng có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ, tuy nhiên cần được thực hiện một cách cẩn thận và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới cùng nhau nghiên cứu và đưa ra kết luận có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không. Một số báo cáo mới nhất chứng minh lợi ích của việc cho trẻ chơi với thú cưng.

Nghiên cứu của các nhà thú y thuộc Đại học Purdue (West Lafayette, Mỹ) trên 38 trẻ tự kỷ và so sánh với 76 trẻ em bình thường (xét trên cùng lứa tuổi). Tất cả trẻ đều đeo vòng tay đặc biệt để ghi nhận sự lo lắng và phản ứng khi gặp các tình huống xã hội. Quy trình nghiên cứu như sau: 

  • Bước 1:Cho trẻ đọc thầm một cuốn sách. 
  • Bước 2:Đọc sách cho 2 người bạn cùng nghe. 
  • Bước 3:Để chúng chơi với nhau 10 phút tự nhiên. 
  • Bước 4:Tách 2 đứa trẻ, cho chơi cùng chuột lang trong vòng 10 phút. 

Kết quả trả về cho thấy trẻ tự kỷ có mức độ lo lắng cao hơn khi đọc thầm và chơi trong nhóm. Thế nhưng, khi chơi đùa cùng chuột lang, mức độ lo lắng của trẻ tự kỷ giảm đáng kể. 

Hay một nghiên cứu khác của Đại học Montreal phát hiện rằng huấn luyện chó cũng giúp trẻ tự kỷ giảm thiểu lo lắng. Ngoài ra, trên tạp chí tạp chí Psychoneuroendocrinology cũng từng đăng tải một nghiên cứu cho thấy chó có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội. Tác giả nghiên cứu, BS Sonia Lupien nói rằng nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng những chú chó tác động rất tốt tới nồng độ hormone stress trong cơ thể của trẻ. 

Phụ huynh hoàn toàn có thể cho trẻ tự kỷ chơi cùng thú cưng

Phụ huynh hoàn toàn có thể cho trẻ tự kỷ chơi cùng thú cưng

2. Trẻ tự kỷ chơi với thú cưng sao cho an toàn?

Hoàn toàn có thể là câu trả lời cho thắc mắc có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không. Thế nhưng, làm thế nào để trẻ tự kỷ an toàn khi chơi lại là một nỗi lo khác của nhiều phụ huynh. Dưới đây, Mirai Care sẽ gợi ý cho bạn một vài tips nhỏ giúp trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ chơi với thú cưng an toàn hơn: 

2.1 Lựa chọn thú cưng phù hợp

Việc nuôi thú cưng có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ, từ việc cải thiện kỹ năng xã hội đến giảm căng thẳng. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thú cưng phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trẻ tự kỷ thường nhạy cảm với tiếng động, mùi hoặc xúc giác hơn so với trẻ bình thường. Vì thế, phụ huynh hãy ưu tiên những loài thú cưng ôn hòa, ít gây kích thích. 

Ngoài ra, bố mẹ nên kiểm tra xem trẻ có dị ứng với lông, bụi hoặc các chất tiết của động vật không. Một vài loại thú cưng dễ gây dị ứng hoặc nguy hiểm đối với trẻ tự kỷ như mèo, chó lớn, chim mỏ nhọn,.... 

2.2 Giới thiệu cách trẻ tự kỷ chơi với thú cưng an toàn

Nếu còn thắc mắc có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không thì phụ huynh hãy thử cho trẻ tiếp xúc với một số loài hiền, dịu tính trước. Trẻ sẽ quan sát thú cưng từ xa trước, rồi tiền lại gần chạm nhẹ vào chúng dưới sự giám sát của người lớn. Ngoài ra, khi trẻ đã quen, phụ huynh hãy khuyến khích trẻ tương tác với thú cưng thông qua một vài hành động như vuốt ve nhẹ, cho ăn và chơi cùng. 

Nên để trẻ tự kỷ tiếp xúc với thú cưng từ xa dần đến gần

Nên để trẻ tự kỷ tiếp xúc với thú cưng từ xa dần đến gần

2.3 Giám sát và hướng dẫn

Cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng là một cách tuyệt vời để giúp bé giảm căng thẳng, tăng cường tương tác và phát triển các kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn cho cả bé và thú cưng, phụ huynh cần có những biện pháp thích hợp. 

Việc giám sát chặt chẽ và dạy trẻ cách tương tác nhẹ nhàng với vật nuôi vô cùng quan trọng. Bằng cách này, trẻ có thể tận hưởng niềm vui khi chơi với bạn đồng hành nhỏ bé của mình.

2.4 An toàn cho cả hai

Phụ huynh tuyệt đối không được để trẻ và thú cưng ở một mình, đặc biệt là trong những lần đầu tiên chúng làm quen. Đồng thời, luôn quan sát để kịp thời can thiệp nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của sự căng thẳng hoặc xung đột.

Ngoài ra, trẻ tự kỷ thường có khuynh hướng dễ bạo lực nên có thể tác động đến thú cưng khi không hài lòng. Vì thế, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách vuốt ve, ôm thú cưng một cách nhẹ nhàng để tránh làm chúng sợ hãi. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn nên dạy thú cưng các lệnh như "ngồi", "nằm", "đứng yên" để kiểm soát hành vi của chúng trước khi tiếp xúc với trẻ. 

2.5 Tạo thói quen tốt

Trước khi cho trẻ tiếp xúc trực tiếp, hãy để trẻ quan sát thú cưng từ xa, hoặc cho trẻ xem hình ảnh, video về thú cưng. Dần dần cho phép trẻ chạm vào thú cưng dưới sự giám sát của người lớn, bắt đầu từ những bộ phận ít nhạy cảm như lưng hoặc chân.

Ngoài ra, bạn hãy tạo cho trẻ thói quen tham gia vào việc cho thú cưng ăn, giúp trẻ hiểu rằng động vật cũng cần được chăm sóc. Hay hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi đơn giản cùng thú cưng để tăng tương tác. 

Để trẻ tiếp xúc với thú cưng nhẹ nhàng dưới sự giám sát của người lớn

Để trẻ tiếp xúc với thú cưng nhẹ nhàng dưới sự giám sát của người lớn

Góc chia sẻ của Miraicare:

Nhiều phụ huynh thường kỳ vọng việc cho con học các lớp chuyên biệt sẽ "chữa khỏi" bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, các phương pháp can thiệp tâm lý và thực phẩm chức năng chỉ mang lại hiệu quả cải thiện một phần.

Để đạt được kết quả điều trị toàn diện và nhanh chóng hơn, liệu pháp tế bào gốc tủy xương đang được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất.

Với hơn 500 trường hợp điều trị thành công, phương pháp này đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các triệu chứng như tăng động, giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ và các hành vi tiêu cực ở trẻ tự kỷ.

>> Tìm hiểu chi tiết: Hiệu quảđiều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương
 

3. Lợi ích của việc cho trẻ tự kỷ nuôi thú cưng

Nếu bạn còn băn khoăn có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không thì có thể tham khảo thêm một vài lợi ích của việc cho trẻ tự kỷ nuôi thú cưng dưới đây: 

3.1 Cải thiện kỹ năng xã hội

Một nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ có chó cưng thể hiện kỹ năng xã hội tốt hơn so với trẻ không có chó. Sự hiện diện của một chú chó trong nhà có liên quan đến tương tác xã hội, chia sẻ và hợp tác nhiều hơn giữa trẻ. Ví dụ, khi trẻ tự kỷ dắt chó đi dạo, trẻ có thể gặp những người mới xin phép được vuốt ve chú chó. Điều này tạo cơ hội cho trẻ phát triển kỹ năng xã hội và bắt đầu các tương tác xã hội.

3.2 Giảm căng thẳng, lo âu

Sự hiện diện êm dịu của vật nuôi đã được chứng minh là làm giảm mức độ căng thẳng và lo lắng ở trẻ tự kỷ. Tương tác với động vật giải phóng oxytocin, một loại hormone liên quan đến sự gắn kết và thư giãn, dẫn đến giảm các hành vi liên quan đến căng thẳng. 

Bất cứ khi nào trẻ cảm thấy quá tải hoặc lo lắng, trẻ có thể ngồi cạnh chú chó, vuốt ve nó hoặc chỉ đơn giản là ở bên chú chó. Điều này làm dịu, giải tỏa căng thẳng và thúc đẩy sự thư giãn.

3.3 Tăng cường kỹ năng chăm sóc

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội. Bởi vậy, khi nuôi thú cưng, chúng sẽ trở thành một người bạn đồng hành đặc biệt, không phán xét và luôn ở bên cạnh trẻ. Điều này giúp trẻ học cách yêu thương, quan tâm và chăm sóc một sinh vật sống khác. 

Hơn nữa, việc chăm sóc thú cưng đòi hỏi sự kiên trì và trách nhiệm cao. Trẻ sẽ học cách cho thú cưng ăn đúng giờ, dọn dẹp chuồng trại, đưa thú cưng đi dạo... Từ đó, trẻ hình thành ý thức về trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh. 

Cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng giúp tăng kỹ năng chăm sóc

Cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng giúp tăng kỹ năng chăm sóc

3.4 Cải thiện kỹ năng vận động

Việc nuôi thú cưng được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để hỗ trợ trẻ tự kỷ cải thiện và nâng cao các kỹ năng vận động. Lợi ích này chắc hẳn đã giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không. 

Các hoạt động thường ngày như đi dạo với chó, chơi đùa với mèo hay chăm sóc các loài vật nhỏ khác đều yêu cầu trẻ phải vận động cơ thể một cách linh hoạt và phối hợp.Thường xuyên chơi đùa với thú cưng khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất một cách tự nhiên. Chạy theo thú cưng, ném bóng cho chúng hay đơn giản như vuốt ve thú cưng đều là những hoạt động giúp tăng cường sự linh hoạt và phối hợp tay chân của trẻ. 

4. Lưu ý việc cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng

Việc cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng và có sự chuẩn bị chu đáo. Một số lưu ý quan trọng khi cho trẻ tự kỷ chơi cùng thú cưng bố mẹ cần nhớ: 

  • Thường xuyên đưa thú cưng đi khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo chúng không mắc bệnh gây ảnh hưởng đến trẻ. 
  • Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt rửa tay sau khi chơi với thú cưng để tránh lây nhiễm bệnh (nếu có). 
  • Không được để thú cưng nhảy lên người trẻ trong quá trình chơi cùng. 
  • Mỗi trẻ tự kỷ có đặc điểm riêng nên phụ huynh phải quan sát để điều chỉnh phương pháp và chọn thú cưng phù hợp với trẻ. 
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhà trị liệu hoặc chuyên gia về hành vi động vật để được tư vấn cụ thể.

Cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng cần lưu ý nhiều điều quan trọng 

Cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng cần lưu ý nhiều điều quan trọng 

Chắc hẳn bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng không. Có thể thấy, thú cưng sẽ trở thành “người bạn” lý tưởng với trẻ tự kỷ giúp cải thiện nhiều kỹ năng cho trẻ, giảm thiểu lo âu và căng thẳng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bố mẹ cần lưu ý trong việc lựa chọn loại thú cưng, huấn luyện cả trẻ và thú cưng. Hãy theo dõi Mirai Caređể không bỏ lỡ tin tức về chăm sóc trẻ tự kỷ vô cùng hữu ích mỗi ngày nhé!

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://dawnbridge.vn/tre-tu-ky-choi-voi-thu-cung-sao-cho-an-toan-hieu-qua/ 
  2. https://www.levelaheadaba.com/pets-for-autistic-children.
  3. https://autismadvance.com/what-are-the-benefits-of-pets-in-children-with-autism/
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi