phone

Dấu hiệu suy thận mà bạn không nên bỏ qua

Dấu hiệu suy thận mà bạn không nên bỏ qua

Tác giả:

Suy thận là một trong bốn căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nước ta hiện nay. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này là vô cùng quan trọng. Vậy, dấu hiệu suy thận là gì? Cách phòng ngừa bệnh suy thận như thế nào? Cùng Miral Care tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé?

Nội dung bài viết


1. Suy thận là gì? 

Suy thận là một tình trạng bệnh lý mà trong đó các chức năng của thận bị suy giảm. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh nhân bị thận mãn tính. Ở giai đoạn này, nếu không có sự can thiệp kịp thời như: cấy ghép thận hoặc chạy thận thì người bệnh khả năng cao sẽ khó duy trì được sự sống. 

Sở dĩ suy thận nguy hiểm đến tính mạng vì thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng các chất trong cơ thể, loại bỏ chất thải và dịch cơ thể không cần thiết qua nước tiểu. Khi các chức năng này của thận bị suy giảm, các chất thải không thể được lọc ra khỏi máu và sẽ tích tụ trong cơ thể, gây hại đến sức khỏe.

Suy thận được chia thành hai loại chính:

  • Suy thận mạn tính: Đây là quá trình suy giảm chức năng thận diễn ra chậm trong thời gian dài (nhiều tháng hoặc nhiều năm). Ở giai đoạn đầu, suy thận mạn tính thường phát triển chậm và không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Do đó, người bệnh cần phải hết sức chú ý đến sức khỏe, kịp thời nhận biết các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu để ngăn ngừa sự gia tăng của tình trạng bệnh và nguy cơ biến chứng nguy hiểm. 
  • Suy thận cấp tính: Đây là tình trạng mà chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng và nhanh chóng, thường diễn ra chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Nguyên nhân chủ yếu của suy thận cấp tính là do: viêm nhiễm,  tắc nghẽn đường tiểu hoặc sự suy giảm nghiêm trọng của lưu lượng máu đến thận. Với suy thận cấp tính, người bệnh cần được điều trị ngay lập tức để ngăn chặn sự suy giảm chức năng thận và nguy cơ biến chứng.

2. 10 dấu hiệu suy thận bạn nên cẩn trọng và đi khám ngay

Để giúp bạn kịp thời phát hiện suy thận ở giai đoạn và điều trị có hiệu quả nhất, dưới đây Miral Care cung cấp cho bạn 10 dấu hiệu suy thận thường gặp nhất: 

2.1 Ngáy to và kéo dài

Dấu hiệu suy thận - Ngáy to và kéo dài

Một trong những dấu hiệu của suy thận mạn tính là ngáy to và kéo dài khi ngủ. Nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu này là do người bệnh bị rối loạn giấc ngủ làm xuất hiện tình trạng ngưng thở tạm thời một hoặc nhiều lần trong khi ngủ. Mặc dù khoảng thời gian tạm ngưng thở bị chỉ kéo dài trong khoảng vài giây đến một phút, nhưng ngay sau đó người bệnh sẽ tiếp tục ngáy to và kéo dài.

2.2 Suy nhược cơ thể

Một biểu hiện khác thường gặp ở giai đoạn đầu của suy thận là sự suy nhược cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu suy nhược cơ thể này là do suy thận mạn tính kèm theo tình trạng thiếu máu. 
Lúc này, so với người bệnh thường, hiệu suất làm việc của thận chỉ hoạt động ở mức từ 20% đến 50%. Do đó, người bệnh sẽ có thể cảm thấy bị mệt mỏi và uể oải mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ, duy trì giấc ngủ và nghỉ ngơi đúng giờ. Đây chính là tín hiệu có thể cho thấy suy thận đang bắt đầu trong cơ thể chúng ta. 

2.3 Da bị phát ban và ngứa ngáy

Da bị phát ban ngứa ngáy là một dấu hiệu suy thận

Nếu như bạn cảm thấy ngứa ngáy và xuất hiện ban trên da thì rất có thể là dấu hiệu của suy thận giai đoạn đầu. Bởi vì khi chức năng thận bị suy giảm, quá trình lọc các chất thải trong máu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Chính điều này làm cho da có sự thay đổi như: nổi ban và cảm giác ngứa ngáy.

2.4 Đau lưng

So với những cơn đau thông thường, dấu hiệu đau lưng của suy thận thường sẽ không ở phía sau vùng lưng mà sang phía trước vùng hông hoặc chậu. Nếu bạn đang trải qua những cơn đau lưng như vậy, hãy thăm khám bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu.

2.5 Khó thở

Suy thận không chỉ gây ảnh hưởng tới chức năng lọc các chất thải trong máu mà còn gây ảnh hưởng đến việc sản xuất ra hồng cầu. Việc này làm cơ thể gặp bị ứ dịch và gây suy giảm chức năng của phổi. Đồng thời, việc giảm lượng hồng cầu được sản xuất ra cũng gây khó khăn trong việc vận chuyển oxy. Do đó, khó thở cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp của suy thận giai đoạn đầu mà nhiều người bệnh có thể trải qua.

2.6 Bị hôi miệng

Suy thận có dấu hiệu bị hôi miệng

Khi chất thải không thể được loại bỏ khỏi cơ thể và tích tụ trong máu, có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi. Bên cạnh hơi thở có mùi, người bệnh sẽ còn cảm nhận được một mùi vị không thường thấy trong miệng, có thể giống vị của kim loại. Tình trạng này thường rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các vấn đề răng miệng khác.

2.7 Cơ thể phù nề

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng chân, tay và mặt bị phù nề là do chất thải không thể được loại bỏ khỏi cơ thể, khiến cho người bệnh bị tích trữ nước. Tình trạng này thường xuất hiện và là một biểu hiện thường thấy ở giai đoạn đầu của suy thận.

2.8 Tiểu tiện bất thường

Sự suy giảm chức năng của thận có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến tình trạng tiểu tiện. Do đó, để phát hiện những biểu hiện của suy thận giai đoạn đầu cần phải chú ý đến cả việc tiểu tiện. Nếu tần suất tiểu tiện của bạn có sự thay đổi và nước tiểu có màu sắc bất thường hoặc có mùi không thường thì rất có thể đây là dấu hiệu của suy thận giai đoạn đầu. 

2.9 Mất ngủ

triệu chứng của bệnh suy thận - mất ngủ

Sự tích tụ các chất độc trong máu có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của hệ thần kinh, bao gồm hệ thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật. Đồng thời, cũng như gây ra các biến đổi về cấu trúc và chức năng cơ. Hậu quả là làm cho người bệnh giảm trí tuệ, suy giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ.

2.10 Chán ăn, buồn nôn

Mặc dù không phải là dấu hiệu đặc trưng cho một bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, khi các chức năng của thận bị suy giảm làm tích tụ chất độc trong cơ thể, gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược, dẫn đến cảm giác chán ăn, buồn nôn. 

3. Cách phòng ngừa bệnh suy thận

dấu hiệu suy thận và cách phòng ngừa bệnh suy thận

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh suy thận mà bạn nên thực hiện để có một sức khỏe tốt nhất: 

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Bạn nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên để giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết, duy trì cân nặng, và giảm căng thẳng. Đồng thời, cân bằng lượng acid uric, glucose và cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng rượu và bia cùng với các chất kích thích khác. 
  • Dinh dưỡng hợp lý: Bạn nên điều chỉnh, kiểm soát lượng muối, đạm và dầu mỡ nạp vào cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, hãy tăng cường bổ sung rau, củ, quả và thực phẩm tự nhiên vào cơ thể.
  • Uống đủ nước: Duy trì cân bằng nước trong cơ thể là quan trọng, vì thiếu nước có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thận và gây suy giảm chức năng thận.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc này nên được thực hiện ít nhất là 6 tháng/lần hoặc sau khi có các dấu hiệu suy thận để kịp thời phát hiện và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp.
  • Giảm căng thẳng: Nên tìm cách giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, thực hành thiền hoặc tạo ra thời gian cho bản thân để thư giãn.
  • Quản lý các bệnh khác: Tiểu đường và tăng huyết áp tăng là hai căn bệnh làm tăng nguy cơ mắc suy thận. Do đó, bạn nên theo dõi và kiểm soát tốt các bệnh này để giảm nguy cơ suy thận.

4. Tìm hiểu thêm về điều trị suy thận bằng tế bào gốc

Trong bệnh thận,liệu pháp tế bào gốc nhằm mục đích giảm viêm bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch, đồng thời thúc đẩy các tế bào thay thế tế bào thận bị tổn thương bằng tế bào mới, giúp phục hồi chức năng lọc của thận.

Liệu pháp dựa trên tế bào gốc trung mô (MSC) đưa ra một giải pháp đầy hứa hẹn cho bệnh thận, với nghiên cứu sâu rộng hỗ trợ tiềm năng của nó trong lĩnh vực này. MSC là các tế bào đa năng có thể được lấy từ nhiều mô khác nhau và khi được sử dụng trong điều trị bệnh thận, MSC có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe so với lọc máu. Việc vận chuyển MSC đến thận có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau, khiến nó trở thành một lựa chọn điều trị linh hoạt.

Trong ghép thận cho bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD), liệu pháp MSC đã cho thấy tiềm năng tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện kết quả sau phẫu thuật. Một nghiên cứu trong đó MSC được truyền tĩnh mạch cùng với thuốc ức chế miễn dịch ở bệnh nhân ESRD đã chứng minh tính an toàn và khả thi của nó.

Về cơ bản, liệu pháp dựa trên MSC có khả năng cách mạng hóa việc điều trị bệnh thận và các biến chứng liên quan. Các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện tiếp tục khám phá những cách tối ưu để khai thác hiệu lực và khả năng tái tạo của MSC, từ đó mở đường cho những đột phá trong việc cải thiện cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh thận.

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về điều trị suy thận bằng tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến dấu hiệu suy thận và cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Rất mong qua bài viết này bạn có thể kịp thời thăm khám nếu như mình có một trong những dấu hiệu nêu trên. Đồng thời, giúp bạn biết những cách thức phòng ngừa bệnh suy thận một cách hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh suy thận hãy liên hệ ngay với Miral Care để được tư vấn nhanh chóng nhé!

Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi