Phát hiện dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh nên làm gì?
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Mặc dù tự kỷ thường được chẩn đoán khi trẻ ở độ tuổi lớn nhưng dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi cũng khá dễ nhận biết. Phát hiện kịp thời giúp phụ huynh và các chuyên gia can thiệp sớm, mang lại cơ hội tốt nhất cho trẻ phát triển. Bài viết sau, Mirai Care sẽ chỉ ra các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết con dưới 2 tuổi bị tự kỷ.
1. Các dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi
Để giúp lựa chọn phương pháp can thiệp tự kỷ sớm và hiệu quả, việc nhận diện các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi vô cùng quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình mà phụ huynh cần lưu ý trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ.
1.1 Dấu hiệu về giao tiếp và tương tác xã hội
Một trong những dấu hiệu bé tự kỷ dưới 2 tuổi dễ thấy nhất chính là trong giao tiếp và tương tác xã hội. Những dấu hiệu này có thể không rõ ràng và thay đổi tùy thuộc vào từng trẻ, nhưng một số dấu hiệu phổ biến cần lưu ý bao gồm:
- Không có hoặc ít giao tiếp bằng mắt: Trẻ không nhìn vào mắt người khác, đặc biệt là cha mẹ hoặc người chăm sóc. Việc giao tiếp qua ánh mắt là một phần quan trọng trong sự phát triển xã hội của trẻ, giúp trẻ tạo ra kết nối với người khác và học hỏi từ sự tương tác. Nếu trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện hoặc chỉ nhìn lướt qua mà không giữ giao tiếp mắt lâu, điều này có thể là dấu hiệu của vấn đề trong khả năng tương tác xã hội.
- Không phản ứng với tên: Đây là một trong những dấu hiệu bé tự kỷ dưới 2 tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi thường phản ứng khi nghe tên mình được gọi, như quay đầu lại, nhìn hoặc dừng lại hành động. Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ, khi được gọi tên, trẻ không quay đầu lại hoặc không có phản ứng hồi đáp lại.
- Không có hoặc ít biểu cảm: Biểu cảm là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp, giúp trẻ thể hiện cảm xúc và hiểu cảm xúc của người khác. Vì thế, trẻ ít khi cười, khóc hoặc thể hiện các cảm xúc khác trên khuôn mặt cũng là lời cảnh báo nguy cơ bị tự kỷ.
- Không thích được ôm ấp: Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi chính là phản ứng mạnh mẽ khi được ôm ấp, vuốt ve. Đối với trường hợp này, việc ôm ấp hoặc tiếp xúc thân mật khiến chúng không thoải mái, thậm chí giận dữ, hành động bạo lực để tránh né khi bị chạm vào.
- Không tương tác với người khác: Trẻ không quan tâm đến những người xung quanh, không chơi đùa hoặc tương tác với họ. Điều này đặc biệt rõ ràng trong các tình huống chơi nhóm, khi trẻ không tham gia vào trò chơi hoặc không chú ý đến bạn đồng hành.
- Không chia sẻ: Việc chia sẻ đồ chơi hoặc sự chú ý với người khác là một phần quan trọng trong việc học hỏi và phát triển các kỹ năng xã hội.Dấu hiệu trẻ tự kỷ 18 tháng tuổi dễ thấy chính là thích một mình,không chia sẻ đồ chơi, cảm xúc hoặc trải nghiệm của bản thân với người khác.
- Khó khăn trong việc bắt chước: Trẻ gặp khó khăn trong việc bắt chước hành động hoặc âm thanh của người khác. Chẳng hạn như không bắt chước những cử chỉ như vẫy tay, vỗ tay hay không bắt chước âm thanh của những từ đơn giản.
Trẻ tự kỷ không quan tâm, không chơi đùa và tương tác với mọi người
1.2 Dấu hiệu về ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ
Trẻ tự kỷ dưới 2 tuổi thường gặp các bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Cụ thể:
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi về ngôn ngữ
- Trẻ dưới 2 tuổi không nói được các từ đơn giản như “ba”, “mẹ” hoặc chậm nói so với trẻ khác cùng tuổi sẽ có nguy cơ bị tự kỷ.
- Thay vì sử dụng từ ngữ để yêu cầu đồ vật hoặc thể hiện nhu cầu, trẻ tự kỷ có thể sử dụng các cử chỉ hoặc âm thanh mà không có ý nghĩa rõ ràng.
- Trẻ chỉ nói ra các âm thanh đơn giản mà không thể xây dựng thành câu hoàn chỉnh là dấu hiệu của tự kỷ chậm phát triển ngôn ngữ.
- Lặp lại một từ hoặc âm thanh vô nghĩa trong một thời gian dài mà không thay đổi ngữ cảnh hoặc không áp dụng vào tình huống giao tiếp.
- Không hiểu hoặc không phản hồi với các yêu cầu đơn giản như “Đi với mẹ”, “Đưa cho mẹ cái cốc”,....
- Không biểu lộ mong muốn bằng ngôn ngữ hoặc cử chỉ rõ ràng, kể cả nói cơ bản “có”, “không” hoặc chỉ tay để thể hiện yêu cầu món đồ.
Dấu hiệu tự kỷ trẻ 2 tuổi trở xuống về giao tiếp phi ngôn ngữ
- Không giao tiếp bằng cử chỉ như chỉ tay yêu cầu lấy đồ hoặc vẫy tay tạm biệt là một dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi sớm.
- Ít thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt hoặc không thể hiện cảm xúc rõ ràng, ví dụ không cười khi nhìn thấy điều gì vui vẻ hoặc không khóc khi cảm thấy khó chịu.
- Khi giao tiếp, trẻ có xu hướng né tránh nhìn vào mắt người khác, kể cả cha mẹ hoặc người chăm sóc.
- Không phản ứng, không quay lại nhìn khi người khác cố gắng thu hút sự chú ý của mình bằng cách gọi tên.
- Không hứng thú với các hoạt động giao tiếp xã hội, chẳng hạn như không chơi cùng bạn bè hoặc không thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh.
- Trẻ có thể lặp lại một hành động, cử chỉ hoặc tư thế nào đó mà không có mục đích giao tiếp rõ ràng.
- Không biết cách sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ để tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc chia sẻ những đồ vật thú vị với người khác khiến trẻ gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ tự kỷ dựa vào ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ
1.3 Dấu hiệu về hành động và sở thích
Thông qua hành động và sở thích hàng ngày, cha mẹ có thể nhận ra sự bất thường, nghi ngờ tự kỷ của con. Cụ thể:
Dấu hiệu về hành động
Hành động của trẻ tự kỷ thường liên quan đến các hành vi lặp đi lặp lại, khó khăn trong việc thay đổi thói quen hoặc môi trường và thiếu sự linh hoạt trong hành động. Các dấu hiệu hành động có thể bao gồm:
- Trẻ lặp đi lặp lại một hành động hoặc tư thế như vỗ tay, lắc người hoặc xoay người, đồ vật mà không có mục đích rõ ràng hoặc không thay đổi.
- Trẻ cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi và có thể khóc, quấy khóc hoặc có những biểu hiện lo lắng khi môi trường xung quanh thay đổi.
- Trẻ cần sự ổn định trong môi trường và các hoạt động trong ngày nên khi có sự thay đổi, trẻ thường cảm thấy hoang mang và không thể thích nghi ngay lập tức.
- Trẻ không thử nghiệm các hành động mới hoặc không thể thay đổi cách tương tác, thay vào đó, trẻ chỉ tiếp tục làm những việc đã làm trước đó mà không sáng tạo thêm.
Dấu hiệu về sở thích
- Trẻ dưới 2 tuổi bị tự kỷ có xu hướng chỉ quan tâm đến một số đồ chơi hoặc hoạt động cụ thể, như chỉ chơi với xe ô tô hoặc bóng và không quan tâm đến các đồ chơi khác.
- Trẻ không chơi với các đồ vật theo cách sáng tạo như đồ chơi xây dựng, trò đóng vai,....
- Trẻ tự kỷ đặc biệt chú ý vào các chi tiết nhỏ của đồ vật, nhìn chăm chú vào các đối tượng hoặc hiện tượng nhưng không giao tiếp.
Trẻ tự kỷ thường lặp đi lặp lại một động tác và thích chơi một mình
2. Tại sao việc phát hiện sớm lại quan trọng?
Phát hiện dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi sớm là điều vô cùng quan trọng vì những lý do sau:
- Thúc đẩy phát triển giao tiếp:Phát hiện và can thiệp sớm giúp trẻ bị tự kỷ học được cách giao tiếp và tương tác với người khác. Hơn nữa, phát hiện sớm giúp cha mẹ và các chuyên gia đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp, cải thiện kỹ năng cơ bản cho trẻ như ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, từ đó giúp trẻ có thể tự lập hơn khi trưởng thành.
- Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn: Việc phát hiện và can thiệp sớm giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức của trẻ, từ đó giảm thiểu các vấn đề về hành vi và tăng cường khả năng hòa nhập vào xã hội.
- Giảm bớt các hành vi tiêu cực: Trẻ tự kỷ có xu hướng cáu kỉnh, tự làm đau mình, hoặc gây ra các hành vi tiêu cực khi không hài lòng. Phát hiện và can thiệp sớm giúp giảm bớt những hành vi này bằng cách cung cấp các kỹ năng thay thế và quản lý cảm xúc, từ đó giúp trẻ dễ dàng hòa nhập hơn.
- Tăng cường khả năng quản lý cảm xúc: Trẻ tự kỷ dưới 2 tuổi gặp khó khăn trong việc nhận diện và quản lý cảm xúc của mình. Bởi vậy, phát hiện và áp dụng các chương trình can thiệp sớm sẽ giúp trẻ học cách hiểu và điều chỉnh cảm xúc, giảm thiểu các cảm giác quá tải hoặc lo âu.
- Cải thiện khả năng hòa nhập: Phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp con hòa nhập cộng đồng, hiểu các quy tắc xã hội và xây dựng mối quan hệ với bạn bè.
- Hỗ trợ hòa nhập trường học: Càng phát hiện sớmdấu hiệu bé tự kỷ dưới 2 tuổi thì việc áp dụng chương trình can thiệp càng mang lại hiệu quả cao. Nhờ đó, trẻ dễdàng hòa nhập vào môi trường học đường hơn, từ đó giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho đời sống.
Phát hiện tự kỷ càng sớm việc ứng dụng biện pháp can thiệp càng hiệu quả
3. Cha mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con có dấu hiệu tự kỷ?
Khi thấy các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi ở con, cha mẹ cần thực hiện những bước hợp lý để đảm bảo sự chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất. Việc đầu tiên khi nghi ngờ chính là cha mẹ nên tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Điều trị sớm giúp trẻ cải thiện các kỹ năng quan trọng và hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.
Bên cạnh giáo dục can thiệp, liệu pháp tế bào gốc cũng được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn để điều trị tự kỷ cho con. Phương pháp này sử dụng tế bào gốc để cải thiện chức năng não bộ của trẻ tự kỷ. Theo các chuyên gia, giai đoạn điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc tốt nhất là độ tuổi từ 2-3. Đây được xem là thời điểm vàng để bắt đầu điều trị tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc.
Số liệu của Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo chỉ ra rằng có tới > 95% người tự kỷ cải thiện sau điều trị bằng tế bào gốc. Viện nghiên cứu điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo đãđiều trị bệnh tự kỷ cho trẻ 3 tuổi. Trước khi điều trị, bé có dấu hiệu quá nhạy cảm giác quan nghiêm trọng, đặc biệt là ở miệng. Bên cạnh đó, trẻ gần như không có khả năng phát âm và thường xuyên bộc phát các cơn kích động kéo dài chiếm khoảng một nửa thời gian trong ngày.
Sau 3 tháng điều trị bằng tế bào gốc, trẻ đã cải thiện đáng kể như giảm sự nhạy cảm với âm thanh, đi bộ liên tục khoảng 40 phút khi được dắt tay hỗ trợ. Về phát triển ngôn ngữ, trẻ đã bắt đầu có khả năng bắt chước âm thanh cuối của từ. Tại cơ sở trị liệu phát triển, trẻ đã bắt đầu có thể đáp lại bằng các từ đơn giản như "vâng”. Về điều hòa cảm xúc, trẻ cũng cải thiện đáng kể, thể hiện được tâm trạng vui vẻ, ngoại trừ khi đói hoặc mệt mỏi.
Như vậy, việc lựa chọn sử dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ cho trẻ mang lại hiệu quả vô cùng tối ưu. Hiện nay, tại Việt Nam, Mirai Care là đơn vị hợp tác độc quyền với Viện Nghiên cứu Trị liệu và Cấy ghép Tế bào gốc Tokyo để kết nối nhiều bệnh nhân tự kỷ với liệu pháp tế bào gốc, giúp hàng triệu trẻ em phát triển bình thường, khỏe mạnh và hòa nhập với cuộc sống.
Mirai Care giúp trẻ tự kỷ dưới 2 tuổi tiếp cận với liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc
Trên hành trình chăm sóc và tìm kiếm phương pháp điều trị có hiệu quả cho trẻ tự kỷ đầy thách thức. Với sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng trẻ tự kỷ tại Việt Nam, Mirai care là cầu nối đồng hành cùng trẻ tự kỷ tiếp cận đến phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
"Sự chậm phát triển của trẻ tự kỷ không đồng nghĩa với việc chúng không có tiềm năng phát triển"
Hãy đểMiraicaređồng hành cùng bố mẹ trên hành trình này nhé!
Trên đây là các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi bao gồm về giao tiếp, ngôn ngữ, tương tác xã hội, hành vi và sở thích. Hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ có thể sớm phát hiện thông qua hoạt động hàng ngày của con và nắm rõ cần làm gì khi nghi ngờ con bị tự kỷ. Và đừng quên theo dõi Mirai Care mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích cho hành trình nuôi dạy, chăm sóc con.
Bài viết phổ biến khác