phone

Nhận biết hành vi của trẻ tự kỷ và cách cải thiện hiệu quả

Nhận biết hành vi của trẻ tự kỷ và cách cải thiện hiệu quả

Tác giả:

Trẻ tự kỷ thường bộc lộ các hành vi và thói quen đặc biệt ngay từ sớm. Do đó, việc hiểu biết và nắm bắt các hành vi của trẻ tự kỷ giúp cha mẹ nhanh chóng phát hiện tình trạng bất thường của con để sớm tìm ra phương án điều trị hiệu quả. 

 

Nội dung bài viết:


>> Bố mẹ có biết: 10 Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em phổ biến hiện nay

1. Hành vi của trẻ tự kỷ thường gặp nhất 

1.1 Chậm nói, hay nói linh tinh từ không có nghĩa

Một trong các hành vi bất thường của trẻ tự kỷ đó là chậm nói hoặc hay nói linh tinh những từ không có nghĩa. Điều này là do khả năng phát triển ngôn ngữ của bé bị hạn chế, trẻ không nghe hiểu một phần hoặc toàn bộ lời nói của người lớn.

Một số trẻ có thể sử dụng những từ hoặc cụm từ không có nghĩa đối với người khác, nhưng có ý nghĩa đặc biệt đối với chính họ. Đây có thể là những từ chúng tự tạo ra hoặc sử dụng theo cách riêng. Ngoài ra, thay vì sử dụng ngôn ngữ nói, trẻ có thể dựa vào các cách giao tiếp khác như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt hoặc âm thanh.

1.2 Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt

Thông thường, khi giao tiếp chúng ta có thói quen trao đổi và tương tác bằng mắt. Tuy nhiên, với trẻ tự kỷ, bé thường ít hoặc không giao tiếp bằng mắt. Trong cuộc đối thoại trực tiếp, bé có xu hướng quay đi chỗ khác hoặc nhìn lung tung. Điều này có thể là do trẻ thiếu tự tin, mất khả năng tập trung hoặc cảm giác sợ hãi, lo lắng khi nhìn thẳng vào người khác.

Hành vi thường gặp ở trẻ tự kỷ

Hành vi thường gặp ở trẻ tự kỷ

1.3 Hành vi lặp đi lặp lại một cách máy móc

Thói quen lặp đi lặp lại một cách máy móc các chuyển động cơ thể, các hành động không có mục đích rõ ràng hoặc không phù hợp với hoàn cảnh là một hành vi của trẻ tự kỷ. Bé có thể thường xuyên đập tay, lắc đầu, quay tròn, lật hoặc sắp xếp đồ vật,... trong trạng thái mơ hồ.

1.4  Thường chống đối với người lớn xung quanh

Thế giới của trẻ tự kỷ thường cô lập và khác biệt với mọi người, do đó những suy nghĩ và hành động sẽ có xu hướng khác, thậm chí là chống đối với người lớn xung quanh. Khi không vừa ý hoặc cảm xúc bị kích động, hành vi của trẻ tự kỷ thường bị mất kiểm soát, có thể gào khóc, thậm chí là đánh đập, ng vứt mọi thứ xung quanh.

 

Trẻ tự kỷ thường chống đối với người lớn xung quanh

Trẻ tự kỷ thường chống đối với người lớn xung quanh

1.5 Khép mình, ít tương tác giao tiếp với bạn

Hành vi của trẻ tự kỷ thường gặp nhất đó là khép mình và ít tương tác, giao tiếp với bạn bè. Bé không có nhu cầu được vui vẻ, trò chuyện với các bạn cùng trang lứa, ngược lại thường thu mình và ngại, tránh né khi phải tiếp xúc với người khác. Điều này càng khiến trẻ tự kỷ ít nói, chậm phát triển khả năng ngôn ngữ và khép mình vào thế giới riêng.

1.6 Gắn bó bất thường với đồ vật

Thay vì tìm kiếm những niềm vui bên ngoài từ gia đình, bạn bè xung quanh, trẻ tự kỷ không thích nói chuyện và giao tiếp với người khác. Do đó, bé thường gắn bó và đặc biệt yêu thích một vài món đồ vật gần gũi như búp bê, mô hình đồ chơi, đồ dùng hàng ngày,... Nếu đột nhiên đồ vật này bị mất đi hoặc bị ai đó dành mất, trẻ tự kỷ có thể sẽ phản ứng rất mạnh như la hét, nổi giận, tức giận với mọi người xung quanh.

 

Trẻ tự kỷ gắn bó bất thường với đồ vật

Trẻ tự kỷ gắn bó bất thường với đồ vật

1.7 Chậm chạp trong các hoạt động

Trẻ em bình thường hay hiếu động, tò mò và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Thế nhưng với những đứa trẻ bị tự kỷ bé thường chậm chạp trong các hoạt động từ ăn uống, ngủ nghỉ cho tới vui chơi, giải trí. Thay vì thích thú và tranh giành đồ chơi như những đứa trẻ khác, hành vi của trẻ tự kỷ thường phản ứng chậm và không dám tham gia các hoạt động đông người, phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau.

1.8 Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ

Ngoài các vấn đề về giao tiếp, thể hiện cảm xúc, trẻ tự kỷ còn khó ngủ và bị rối loạn giấc ngủ. Bé có thể sợ hãi, lo lắng vào ban đêm, ngủ không sâu hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm mà khó ngủ lại,... Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bé mà còn ảnh hưởng xấu đến giờ giấc sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của cả gia đình.

 

Trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ

Trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ

1.9 Thực hiện những hành vi lập dị, kỳ lạ

Trẻ tự kỷ có thể thực hiện những hành vi lập dị, kỳ lạ do sự khác biệt trong cách nhận biết và phản ứng với thế giới xung quanh. Những hành vi của trẻ tự kỷ này thường được thể hiện khá thường xuyên từ lời nói, cử chỉ, hành động cho đến những cách xử lý vấn đề. Do đó, người nhà cần theo dõi và quan tâm nhiều hơn đến bé để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

1.10 Thiếu hụt nhận thức về trí tuệ

Mức độ thiếu hụt nhận thức về trí tuệ của trẻ tự kỷ thường không giống nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, so với những đứa trẻ đồng trang lứa, trẻ tự kỷ thường khó khăn hơn trong việc tập trung, ghi nhớ và xử lý thông tin. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ cần nhiều thời gian hơn để nắm bắt kiến thức hoặc kỹ năng mới, đặc biệt là những tình huống yêu cầu khả năng tư duy hoặc lập luận.

Thiếu hụt nhận thức về trí tuệ ở trẻ tự kỷ

Thiếu hụt nhận thức về trí tuệ ở trẻ tự kỷ

1.11 Rối loạn ăn uống

Không chỉ bị rối loạn giấc ngủ, trẻ tự kỷ còn bị rối loạn ăn uống như: chỉ ăn một vài thực phẩm cụ thể, nhạy cảm với mùi hương, ăn ít hoặc ăn nhiều trong mỗi bữa,... Khi đó, cha mẹ không nên bắt ép bé ăn các món khác mà nên nhờ tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng và cho bé tiếp xúc dần dần với đa dạng thực phẩm.

>> Xem chi tiết: Giải đáp chi tiết về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam - Miraicare

2. Tại sao trẻ tự kỷ lại có những hành vi đặc biệt?

Hành vi của trẻ tự kỷ thường khác biệt so với những đứa trẻ khác do những tổn thương trong não bộ làm ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin. Những hành vi đặc biệt này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân liên quan đến cảm giác, nhận thức, giao tiếp và nhu cầu cảm xúc. 

3. Làm sao để hướng dẫn trẻ tự kỷ có hành vi tích cực

Trẻ tự kỷ thường không ý thức được các hành động và suy nghĩ của mình, do đó cha mẹ nên hướng dẫn và định vị hành vi của bé theo hướng tích cực theo các bước sau:

Bước 1: Quan sát và đánh vi thói quen, phản ứng của trẻ trong các trường hợp rồi lựa chọn một hành vi tích cực để bé thay đổi theo như: chào người lớn, nói cảm ơn, xin lỗi,...

Bước 2: Trao đổi, trò chuyện cởi mở và thoải mái với trẻ, nói cho bé biết ý nghĩa và khi nào bé cần thực hiện hành vi tích cực này.

Bước 3: Quan sát, nhắc nhở bé thực hiện hành vi tích cực trong các tình huống cụ thể hàng ngày.

Bước 4: Khen ngợi, tặng thưởng khi bé thực hiện các hành vi tích cực và nhắc nhở nhẹ nhàng khi bé quên.

Hướng dẫn trẻ tự kỷ có hành vi tích cực

Hướng dẫn trẻ tự kỷ có hành vi tích cực

Tùy vào các hành vi của trẻ tự kỷ, bạn có thể thay đổi suy nghĩ và thói quen của bé cho phù hợp. Tuy nhiên, không nên quá gò bó, nghiêm khắc và không nên thay đổi nhiều hành vi trong cùng một khoảng thời gian để bé có thể cảm thấy thoải thấy và tự nhiên.

4. Cần làm gì để cải thiện các hành vi bất thường của trẻ tự kỷ

4.1 Cho trẻ đi khám kiểm tra

Khi thấy các hành vi bất thường của trẻ tự kỷ với các biểu hiện như trên, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Tại đây, các bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện một vài bài kiểm tra như: xét nghiệm y khoa, chẩn đoán hành vi, đánh giá phát triển tâm lý, đánh giá chuyên sâu,.. Từ đó, đưa ra kết luận về mức độ bệnh tự kỷ và phương hướng điều trị với từng hành vi giao đoạn và sự phát triển của bé.

4.2 Can thiệp sớm giúp cải thiện kỹ năng ở trẻ tự kỷ

Trẻ bị tự kỷ rất khó để có thể tự phát triển và hòa nhập với xã hội như bình thường, do đó gia đình có thể can thiệp sớm giúp cải thiện kỹ năng và hành vi của trẻ tự kỷ như:

Can thiệp sớm giúp cải thiện kỹ năng ở trẻ tự kỷ

Can thiệp sớm giúp cải thiện kỹ năng ở trẻ tự kỷ

  • Sử dụng liệu pháp tâm lý: Trò chuyện, trao đổi giúp trẻ học cách nhận biết và điều chỉnh các suy nghĩ theo hướng tiêu cực và đúng đắn.
  • Sử dụng liệu pháp ngôn ngữ: Dạy trẻ cách phát âm rõ ràng, mở rộng vốn từ vựng và cách chia sẻ, thể hiện suy nghĩ..
  • Sử dụng liệu pháp cảm xúc: Cho trẻ sẽ tham gia các hoạt động giúp cân bằng cơ thể, quản lý các vấn đề về cảm giác và tăng cường khả năng tập trung

4.3 Tạo môi trường học tập và sống phù hợp

Tạo môi trường học tập và lối sống phù hợp là cách giúp cha mẹ kiểm soát và cải thiện các hành vi của trẻ tự kỷ, do đó bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Thiết lập lịch trình cố định: Trẻ tự kỷ thường cảm thấy thoải mái hơn khi có một lịch trình hàng ngày ổn định và có thể dự đoán được. Do đó, bạn hãy tạo ra một lịch trình rõ ràng cho các hoạt động hàng ngày như ăn, ngủ, học, chơi và nghỉ ngơi. 
  • Giảm thiểu kích thích cảm giác: Trẻ tự kỷ thường nhạy cảm hơn với âm thanh, ánh sáng hoặc các yếu tố cảm giác khác. Vậy nên, hãy tạo cho bé một môi trường yên tĩnh, có không gian riêng và ít bị làm phiền bởi người khác.
  • Khuyến khích sự giao tiếp: Mặc dù trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp và thể hiện cảm xúc, tuy nhiên việc tạo cơ hội và khuyến khích các phương pháp giao tiếp khác nhau giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin trò chuyện hơn.
  • Tạo không gian an toàn: Trẻ tự kỷ thường không tự ý thức được sự nghiêm trọng trọng các hành vi của mình, do đó không nên để các đồ vật nguy hiểm, có thể khả năng sát thương xung quanh trẻ.

4.4 Điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương 

Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh tự kỷ ở trẻ em có thể được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương. Việc tiêm, truyền tế bào gốc trực tiếp vào cơ thể giúp thay thế, sửa chữa các tế bào cũ bị tổn thương, đồng thời bổ sung tế bào mới cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, phương pháp này đã chứng minh được khả năng giảm viêm, phục hồi kết nối thần kinh, thúc đẩy sự hình thành mạch và biệt hóa các tế bào nội mô,...

Điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương 

Điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương 

Theo nghiên cứu của trung tâm Phát triển Trẻ Tự kỷ (ACDC), 91% người mắc chứng tự kỷ đã cho thấy những cải thiện về mặt lâm sàng sau khi ghép tế bào gốc. Các hành vi của trẻ tự kỷ đã giảm đáng kể, trẻ có thể cải thiện khả năng giao tiếp bằng mắt và tăng khả năng tập trung.  
Trên đây, Miraicare.vn đã giới thiệu đến bạn các hành vi của trẻ tự kỷ thường gặp nhất. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển về trí tuệ, cảm xúc và hoạt động của trẻ, do đó cha mẹ cần can thiệp y học ngay từ sớm và sử dụng những phương pháp điều trị hiệu quả.