phone

10 Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em mà bạn cần biết

10 Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em mà bạn cần biết

Tác giả:

Tự kỷ là căn bệnh rối loạn phát triển lan tỏa bởi rối loạn hệ thần kinh với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát từ lúc trẻ 3 tuổi, trong đó, 2 giai đoạn vàng để phát hiện và điều trị là 2 đến 5 tuổi. Hệ quả của việc can thiệp muộn là trẻ khi trưởng thành lệ thuộc hoàn toàn vào người lớn, đánh mất đi tương lai,... mặc dù có thể chữa trị được nhưng chi phí rất tốn kém. Chính vì vậy, ba mẹ không nên chủ quan trước 10 dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em dưới đây. 

 

Nội dung bài viết


1. Trẻ em có dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ ở độ tuổi nào?

Bệnh tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ thường bắt đầu khi trẻ khoảng 3 tuổi và kéo dài đến hết đời người. Các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ em có thể cải thiện theo thời gian nhưng không mất đi hoàn toàn. Một số trẻ bộc lộ dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ ngay trong những tháng đầu đời. Một số khác phát triển bình thường trong 24 tháng đầu, sau đó khả năng học hỏi kỹ năng mới bắt đầu ngưng lại.

Ngoài ra, cũng có những bé có biểu hiện của bệnh tự kỷ từ 2 tuổi hoặc muộn hơn. Theo thống kê, khoảng ⅓ cho đến ½ cha mẹ phát hiện triệu chứng tự kỷ ở trẻ trước 1 tuổi, 80 - 90% nhận ra dấu hiệu bệnh tự kỷ khi bé dưới 24 tháng tuổi. Việc nhận biết dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em sớm (từ 2 đến 5 tuổi) rất quan trọng. Việc can thiệp kịp thời giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội cần thiết, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhi.  

Độ tuổi trẻ bắt đầu có dấu hiệu bệnh tự kỷ

Độ tuổi trẻ bắt đầu có dấu hiệu bệnh tự k

>> [Xem thêm]: Điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương tại Nhật Bản

2. Các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em cha mẹ cần biết

Cách phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em trở nên đơn giản hơn nếu bố mẹ nắm vững 10 dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em dưới đây: 

2.1 Ít tiếp xúc với xã hội

Ít tiếp xúc với xã hội là dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em rõ ràng nhất. Các biểu hiện này thể hiện qua ánh mắt, điệu bộ, lời nói, cử chỉ,... Bé thường không nhìn trực tiếp vào người đối diện hoặc nhìn như họ không hiện diện ở đó. Trẻ em tự kỷ không phân biệt được người thân, người lạ, hay người quen, chỉ thích chơi một mình và cũng không chia sẻ đồ chơi cho các bạn khác.

Khi có nhu cầu, bé sẽ cầm tay dắt người khác để thể hiện mong muốn, nói cách khác, bệnh nhi tự kỷ sử dụng người lớn xung quanh như một công cụ để lấy vật mình thích. Bên cạnh đó, cũng có một số triệu chứng khác mà bố mẹ có thể tinh y thấy như:

  • Từ tháng thứ 3: Không cười
  • Từ tháng thứ 8: Không sợ người lạ, không hãi môi trường lạ

2.2 Hành vi chống đối

Trẻ có biểu hiện khó chịu, giận dữ mãnh liệt, hoàng sợ vô cùng khi người lớn thay đổi một thói quen nào đó mà trẻ không muốn. Ví dụ như thay đổi kiểu tóc, thay đổi thứ tự đi tắm, ăn tối, sắp xếp lại đồ đạc trong phòng,... Đây được gọi chung là hành vi chống đối sự biến đổi của môi trường xung quanh. 

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có biểu hiện hành vi chống đối

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có biểu hiện hành vi chống đối

2.3 Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp

Thêm một dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em dễ dàng phát hiện đó là rối loạn ngôn ngữ giao tiếp. Trẻ hầu như không có ngôn ngữ giao tiếp hoặc bị câm, hoặc phát ra những âm thanh vô nghĩa, lời nói lặp đi lặp lại. Trong một số trường hợp khác, vùng ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm, trẻ nói chuyện đơn điệu, không có ngữ điệu, sai văn phong, ngữ nghĩa,...

2.4 Hành vi lặp đi lặp lại

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có những hành vi lặp đi lặp lại thiếu tính sáng tạo, không mang tính khám phá xã hội, nghèo nàn tính tưởng tượng như vần vò tay, lắc lư đầu, nhìn vào quạt trần một lúc lâu, xếp đồ vật thẳng hàng, đóng mở cửa nhiều lần,...  Ngoài ra, có nhiều bé thích tự gây thương tích cho mình làm ba mẹ lo lắng.

2.5 Gắn bó bất thường

Gắn bó lạ thường với một đồ vật vô tri vô giác cũng là một trong biểu hiện của trẻ bị bệnh tự kỷ. Bé quan tâm đến các chi tiết của đồ vật mà không để ý đến công dụng, chức năng của đồ vật đó. Ngoài ra, trẻ cũng có thể liếm, ngửi, hít chúng. 

Gắn bó bất thường với đồ vật nào đó là một dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em

Gắn bó bất thường với đồ vật nào đó là một dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em

2.6 Vận động chậm chạp

Một trong các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ nữa là vận động chậm chạp. Nguyên nhân là do giảm hoặc rối loạn trương lực cơ toàn thân, khiến trẻ gặp khó khăn và từ chối trong việc vận động. Một số biểu hiện khác đó là vặn bàn tay, đập đầu, xoay đầu,... những tốc độ diễn ra chậm. 

2.7 Thích chơi một mình

Trẻ bình thường sẽ thích chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa, quan tâm đến những nơi nhộn nhịp, náo nhiệt. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ sẽ chỉ thích chơi một mình trong không gian riêng, với những đồ vật đặc biệt gắn bó mà lúc nào bé cũng mang theo. Nếu như bạn thay đổi “những người bạn thân thiết” đó, trẻ sẽ trở nên rất bực, tức tối mãnh liệt, la hét và lầm lì. 

2.8 Hành vi kỳ lạ

Trẻ tự kỷ thường có những hành động không quen hoặc chuyển động bất thường tùy thuộc vào hệ thần kinh. Các bé có thể mút ngón tay cái, cắn móng tay, đi nhón chân, lắc lư qua lại,... Một số trường hợp dáng đi của trẻ cứng nhắc với hai tay hai bên hoặc bước đi vụng về. Các hành động này thường tự chủ, lặp đi lặp lại hoặc gián đoạn. 

Trẻ bị tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ

Trẻ bị tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ

2.9 Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em. Triệu chứng sớm bao gồm kén ăn, nôn mửa, rối loạn mút ngón tay,... Quá trình ăn uống không có tiến triển, trẻ từ chối ăn đồ không được băm nhỏ, thực đơn hàng ngày đa phần là thức ăn từ sữa. 

2.10 Khiếm khuyết về trí tuệ

Đa số trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết về trí tuệ. Theo thống kê khoảng 40% trẻ em tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ mắc bệnh tự kỷ phát triển trí tuệ chậm và chỉ có khoảng 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường. 

3. Các giai đoạn dễ nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ

Triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em sẽ khá khác nhau dựa trên mỗi giai đoạn tuổi:

3.1 Giai đoạn từ 0 - 1 tuổi

Trẻ sơ sinh thường có xu hướng quan tâm và thích thú với khuôn mặt của người khác. Khi lớn lên, chúng cũng dần dần muốn được bế ẵm và tiếp xúc da kề da. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh mắc tự kỷ có thể ít quan tâm đến người khác hơn so với trẻ phát triển bình thường.

Các biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc mắt
  • Gọi hỏi không quay lại
  • Không thích bế ẵm ( uốn cong người ra phía sau)
  • Nhạy cảm với âm thanh, tiếng ồn

Có những trẻ khi thay đổi người cho bú chúng ngay lập tức không chịu uống sữa hoặc khóc thét khi tắm vì không thích bị ướt. Tuy nhiên ở giai đoạn sơ sinh, sự phát triển của mỗi trẻ khác nhau vì vậy không phải cứ có những đặc điểm này thì nhất định trẻ mắc tự kỷ.

3.2 Giai đoạn từ 2- 3 tuổi

Thông thường, khi trẻ được 2 – 3 tuổi, trẻ có thể nói các câu từ 2 đến 4 từ và tuân theo các chỉ dẫn đơn giản. Đây cũng là giai đoạn phát triển khả năng vận động, khi trẻ có thể đi vững vàng và bắt đầu tham gia nhiều hoạt động chơi đùa hơn. Nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ thường nhận được chẩn đoán vào khoảng từ 2- 3 tuổi. Dưới đây là các biểu hiện bệnh tự kỷ trẻ em 2-3 tuổi:

  • Chậm nói (không sử dụng câu hai từ)
  • Khó khăn trong việc tuân theo chỉ dẫn
  • Đi lại không vững vàng
  • Không có hành vi chỉ tay
  • Thiếu quan tâm đến người khác
  • Dễ nổi cáu
  • Kén ăn nghiêm trọng

Đặc biệt, với vấn đề kén ăn, nhiều người thường nhầm lẫn với việc trẻ không thích ăn một số loại thực phẩm. Thực tế, trẻ có thể có sự nhạy cảm về cảm giác và hình dạng của thức ăn khi đưa vào miệng. Đối với những hành vi khó khăn khác, thay vì cố gắng ép buộc trẻ thay đổi, quan trọng là cần kiên nhẫn và điều chỉnh theo cách phù hợp với trẻ.

Nhận biết trẻ bị tử kỷ trong khoảng từ 2 đến 3 tuổi

Nhận biết trẻ bị tử kỷ trong khoảng từ 2 đến 3 tuổi

3.3 Giai đoạn từ 3 - 5 tuổi

Khi trẻ đạt độ tuổi từ 3 đến 5, trẻ thường bắt đầu có khả năng tham gia các hoạt động nhóm và hiểu các quy tắc trong trò chơi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu học hỏi về kỹ năng xã hội trong môi trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ. Tuy nhiên, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu và tuân theo các quy tắc này. Các biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em thường gồm:

  • Khó khăn trong việc tuân thủ thứ tự
  • Khó khăn trong việc hiểu quy tắc của các trò chơi như trò chơi đuổi bắt
  • Khó khăn khi tham gia vào các hoạt động nhóm
  • Lặp lại cùng một trò chơi mà không tỏ ra chán

Những biểu hiện này có thể làm gia tăng xung đột với bạn bè và các trẻ khác trong cùng môi

trường. Vì việc hiểu và tham gia hoạt động nhóm là thách thức đối với trẻ tự kỷ, nên cần xem xét biện pháp hỗ trợ cá nhân cho trẻ.

3.4 Giai đoạn từ 6 - 13 tuổi

Khi trẻ bắt đầu vào trường học, trẻ sẽ phải tiếp xúc với nhiều người hơn và tuân thủ nhiều quy tắc hơn. Vì môi trường này khác biệt lớn so với trước đây, áp lực lên trẻ sẽ tăng và những người xung quanh cũng bắt đầu nhận thấy sự khác biệt của trẻ. Các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn từ 6 đến 13 tuổi giống với những gì đã nêu trước đây.

Tuy nhiên, có thể xuất hiện những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em như bốc đồng hay tăng động. Một số trẻ tự kỷ có thể đồng thời mắc chậm phát triển trí tuệ, do đó việc tạo ra môi trường phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của từng trẻ là rất quan trọng.

Trẻ từ 6 đến 13 tuổi mắc tự kỷ 

Trẻ từ 6 đến 13 tuổi mắc tự kỷ 

3. Tại sao việc nhận biết chứng tự kỷ ở trẻ em lại quan trọng?

Có một số lý do khiến việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh tự kỷ trẻ em trở lên quan trọng:

  • Hiểu được hành vi và thách thức của con sẽ giúp bạn biết con mình cần gì để phát triển.
  • Định hướng con học tập và phát triển trong môi trường phù hợp để đảm bảo chất lượng cuộc sống và tương lai tốt nhất cho bé.
  • Kịp thời chữa trị để giúp bé sớm hòa nhập cộng đồng, có một cuộc sống như bao bạn bè cùng trang lứa khác.
  • Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ em muộn và không can thiệp kịp thời, trẻ lớn lên sẽ phụ thuộc hầu như vào người lớn. Bên cạnh đó, việc điều trị càng trở nên khó khăn với mức phí tốn kém hơn nhiều. 

4. Bệnh tự kỷ ở bé trai và bé gái có khác nhau không?

Các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em không phân biệt giới tính. Theo nhiều nghiên cứu khác, những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em gái có phần khác hơn bé trai như: im lặng, nhút nhát khi ở trường học, nhờ bạn bè làm hộ những gì mình muốn, thụ động, một số trường hợp động kinh,... khiến việc chuẩn đoán gặp khó khăn. 

Tự kỷ ở bé trai và bé gái có khác nhau không

Tự kỷ ở bé trai và bé gái có khác nhau không

5. Bố mẹ cần làm gì nếu nghi ngờ con mắc chứng tự kỷ?

Nếu lo sợ việc con mắc chứng tự kỷ, bố mẹ nên làm những điều sau: 

  • Tham khảo thật kỹ những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em và theo dõi hành vi, hành động, thái độ, thói quen của bé. 
  • Trao đổi với bác sĩ để có đánh giá xác thực nhất về tình trạng bệnh của con. 
  • Trao đổi với trường học, người quen xung quanh để có sự thấu hiểu và giúp đỡ bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa bé đến các cơ sở đào tạo chuyên dành cho trẻ tự kỷ để cải thiện thêm.
  • Cung cấp cho con sự hỗ trợ cần thiết.
  • Theo sát quá trình điều trị từ bác sĩ.

6. Ý kiến từ giáo viên mầm non về hiện trạng bệnh tự kỷ ở trẻ

Hiện nay mức độ nhận thức về các rối loạn phát triển, bao gồm rối loạn phổ tự kỷ, đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, trong môi trường giáo dục mầm non, giáo viên thường có thể nhận thấy trẻ gặp khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc có sự chậm trễ về ngôn ngữ và có thể đề xuất các biện pháp can thiệp sớm. Việc được giáo viên chú ý không

đồng nghĩa với việc trẻ chắc chắn bị chẩn đoán mắc tự kỷ.

Tuy nhiên, nếu có những nghi ngờ về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển khác, việc kết nối với các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp có thể giúp giảm bớt những khó khăn mà trẻ có thể gặp phải trong quá trình phát triển. Không cần quá lo lắng, nhưng khi nhận được phản ánh từ giáo viên mầm non hoặc nhà trẻ về những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ đáng chú ý, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tâm thần nhi để được đánh giá và tư vấn kịp thời. Sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh với giáo viên, cùng bác sĩ sẽ giúp bé vượt qua được căn bệnh này. 

Trên đây là 10 dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em mà bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn không may mắc hội chứng này, hãy bình tĩnh xử lý và đồng hành cùng con nhé.

Câu hỏi thường gặp về dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em