Tổng quan về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Tình trạng trẻ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam đang ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của bé và gây tác động tiêu cực cho gia đình. Vậy, hãy cùng Miraicare tìm hiểu ngay những sự thật và tìm kiếm phương pháp phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ nhé.
>> [LƯU NGAY]: Nguyên nhân và các mức độ bệnh phổ tự kỷ (ASD)
1. Thực trạng về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển với biểu hiện là những khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp, hành vi, sở thích và có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần.
Những con số đáng báo động về chứng tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Tại Việt Nam, theo công bố tháng 1/2019 của Tổng cục Thống kê có khoảng 1 triệu người mắc bệnh tự kỷ, trong đó tỷ lệ trẻ em sinh ra mắc chứng tự kỷ là 1%.
Tại Hoa Kỳ, theo số liệu năm thống kê 2018, tỷ lệ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ là 1/44 là con số này có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp 4 lần bé gái và phần lớn các trường hợp mắc bệnh được phát hiện khi khoảng 4 tuổi.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ do đâu
Một số yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam như:
- Di truyền: Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Trong đó, trẻ em sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi hoặc có anh, chị, em mắc chứng tự kỷ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Môi trường: Tiếp xúc với chất độc hại, bị biến chứng trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân….
- Thần kinh: Sự phát triển bất thường của não bộ như sự thay đổi trong cấu trúc, chức năng trong giai đoạn phát triển sớm.
- Miễn dịch: Một số nghiên cứu đã chỉ rằng sự bất thường trong hệ thống miễn dịch của mẹ tại thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Lưu ý: Các yếu tố trên đây không phải là nguyên nhân mà là những nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em, trẻ vị thành niên Việt Nam.
>> 10 Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em mà bạn cần biết
3. Ảnh hưởng của bệnh tự kỷ đến trẻ em và gia đình
3.1 Tác động đến trẻ
Bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về thể lực và trí tuệ của trẻ, gây ra các tác động lớn như:
- Khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội làm cô lập bản thân.
- Khả năng tiếp nhận thông tin kém hơn trẻ bình thường gây khó khăn trong học tập và sinh hoạt.
- Có vấn đề về sức khỏe tâm thần, lặp đi lặp lại những hành vi hàng ngày.
Ảnh hưởng của bệnh tự kỷ đến trẻ em và gia đình
3.2 Tác động đến gia đình
Bệnh tự kỷ ở trẻ phát triển không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bé mà còn có tác động lớn đến gia đình như .
- Gây gánh nặng kinh tế cho các dịch vụ khám chữa, chăm sóc sức khỏe,...
- Áp lực tâm lý như lo lắng, căng thẳng, cảm giác bất lực, thất vọng,...
- Ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ và sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình
- Thay đổi cuộc sống gia đình, phải điều chỉnh lịch trình và các hoạt động hàng ngày để phù hợp với nhu cầu đặc biệt của trẻ.
4. Các phương pháp phòng chống bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ
Hiện tại, chưa có phương pháp nào được chứng minh là có thể hoàn toàn ngăn ngừa bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ sự phát triển tối ưu cho trẻ.
>> [GIẢI ĐÁP]: Ưu điểm của phương pháp điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc
4.1 Chăm sóc sức khỏe tốt cho mẹ trong thai kỳ
Sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của bé. Do đó, để giảm tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam, mẹ bầu cần thực hiện các lưu ý như:
Chăm sóc sức khỏe tốt cho mẹ trong thai kỳ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ
- Khám thai định kỳ: Giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Dinh dưỡng cân đối: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
- Tránh các yếu tố nguy hại: Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích và hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo: Nếu mẹ mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, cần được điều trị kịp thời.
4.2 Tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ
Môi trường tác động rất lớn đến nhận thức và phát triển của bé, do đó cha mẹ nên tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ với một số phương pháp như:
- Giao tiếp thường xuyên: Cha mẹ nên dành thời gian giao tiếp, trò chuyện và chơi đùa với con để kích thích sự phát triển ngôn ngữ và xã hội.
- Đọc sách, kể chuyện: Đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe từ khi còn nhỏ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng.
- Khuyến khích khám phá: Tạo điều kiện cho trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động vui chơi, học tập.
- Hạn chế tiếp xúc với màn hình: Giảm thiểu thời gian trẻ xem tivi, sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng.
4.3 Có phương pháp can thiệp, điều trị sớm
Bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam có thể được điều trị sớm và giảm các biểu hiện bất thường nếu thực hiện các biện pháp sau:
Có phương pháp can thiệp, điều trị sớm cho trẻ bị tự kỷ
- Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường: Cha mẹ cần chú ý quan sát sự phát triển của trẻ và đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bất thường.
- Can thiệp sớm: Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ, cần bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
- Thực hiện các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ theo hướng dẫn của bác sĩ như: Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp, dùng thuốc, can thiệp giáo dục,... Tuy nhiên, hiện nay, không có phương pháp nào điều trị tận gốc bệnh tự kỷ do đó cha mẹ cần bình tĩnh và đồng hành với bé trong suốt cả quá trình.
5. Những Lầm Tưởng Thường Gặp Về Bệnh Tự Kỷ
5.1 Tự kỷ là do cách nuôi dạy
Tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam, các chuyên gia đã kết luận rằng bệnh tự kỷ có liên quan đến các yếu tố di truyền và sinh học chứ không phải do lỗi của cha mẹ. Cách nuôi dạy có thể ảnh hưởng đến cách trẻ biểu hiện các triệu chứng, nhưng không phải là nguyên nhân gây bệnh.
5.2 Trẻ tự kỷ không có cảm xúc
Các hành vi, biểu hiện bất thường của trẻ có thể khiến mọi người có suy nghĩ trẻ tự kỷ không có cảm xúc. Thế nhưng, trên thực tế trẻ tự kỷ hoàn toàn có cảm xúc, thậm chí có thể rất nhạy cảm. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn trong việc thể hiện và bộc lộ cảm xúc của bản thân với người khác.
Mộ số lầm tưởng thường gặp của phụ huynh về bệnh tự kỷ
5.3 Tự kỷ là một căn bệnh
Sau khi đã tìm hiểu bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam là gì, các chuyên gia đã kết luận rằng tự kỷ không phải là một căn bệnh mà là một rối loạn phát triển thần kinh. Người mắc tự kỷ không cần phải được "chữa khỏi" mà cần được hỗ trợ để phát triển tối đa khả năng của bản thân. Đặc biệt, rất nhiều người tự kỷ có những thiên phú đặc biệt trong các lĩnh vực như nghệ thuật, sáng tác, kiến trúc,...
5.4 Trẻ tự kỷ không thể học tập và làm việc
Quan điểm trẻ bị tự kỷ không thể học tập và làm việc là hoàn toàn sai lầm. Trẻ mắc chứng tự kỷ có thể chậm phát triển về trí não, khả năng tư duy và nhạy bén, tuy nhiên chúng hoàn toàn có nhận thức và có thể học tập. Đặc biệt nếu được giảng dạy với phương pháp phù hợp, trẻ tự kỷ vẫn có thể nghe hiểu, ghi nhớ và làm bài tập, thậm chí phát triển những khả năng không ngờ.
Quan điểm trẻ tự kỷ không thể học tập và làm việc là không chính xác
5.5 Tất cả trẻ tự kỷ đều giống nhau
Thực trạng về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam và thực trạng bệnh tự kỷ trên thế giới cho thấy mỗi trẻ tự kỷ đều có những đặc điểm, biểu hiện và tính cách riêng biệt. Tự kỷ là một phổ rộng, với các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau, do đó thời gian “hồi phục” và các phương pháp “điều trị” sẽ khác nhau.
5.6 Tự kỷ là do tiêm chủng
Quan niệm rằng tiêm chủng gây ra bệnh tự kỷ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và bác bỏ bởi nhiều nghiên cứu khoa học. Không có mối liên hệ nào giữa tiêm chủng và bệnh tự kỷ, do đó đây là một trong những quan niệm sai lầm nguy hiểm nhất.
Lời kết
Trên đây, Miraicare đã giới thiệu đến bạn các thông tin chi tiết về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và hiểu đúng về căn bệnh này để phòng ngừa và hỗ trợ trẻ điều trị nhanh chóng, hiệu quả.
Bài viết phổ biến khác